I. Những yêu cầu về nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh
1. Các nhân tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực:
a. Nhân tố bên ngoài:
- Thế kỷ 20 sắp đi qua, thế kỷ 21 đang đến gần. Năm 2000 là năm
chuyển giao thế kỷ và cũng là năm chuyển giao thiên niên kỷ. Tình hình quốc
tế và khu vực đang biến động nhanh chóng, rất phức tạp, khó lường trước nó đặt ra nhiều cơ hội mới cũng như thử thách mới cho cuộc đấu tranh giữ vững
hoà bình ổn định độc lập và phát triển đất nước. Biểu hiện:
+ Tiến bộ của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin có
những bước nhảy vọt. điều này làm rút ngắn thời gian và thu hẹp không gian
của quá trình toàn cầu hoá. Liên kết kinh tế khu vực, gia tăng sự phụ thuộc lẫn
nhau và cạnh tranh gay gắt.
+ Nền kinh tế thế giới sau một thời kỳ suy thoái (1990-1993) đã phục
hồi, đang tiếp tục phát triển. Tuy nhiên nó diễn ra không đồng đều giữa các nước và khu vực.
+ Khu vực Châu Á Thái Bình Dương là khu vực có nền kinh tế phát
triển năng động, có các tầng nấc liên kết kinh tế khá phong phú và hiệu quả đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều so với khu vực khác.
+ Các nước ASEAN ngày nay đã trở thành một thực thể có trọng lương đáng kể về kinh tế và chính trị ở Châu Á Thái Bình Dương là “Tổ chức khu
vực thành công nhất”. Hiện nay ASEAN là tổ chức khu vực duy nhất trên thế
giới không những tập hợp được các nước trong khu vực mà còn tập hợp được
cả các nước lớn trên thế giới và các diễn đàn kinh tế, chính trị, an ninh khu
vực: Song một thực tế nội bộ các nước ASEAN chia thành hai nhóm, một nhóm tương đối phát triển, một nhóm chậm phát triển trong đó có Việt nam.
Lợi ích ở mỗi nhóm này khác nhau.
- Đứng trước vận hội của thế giới, của Châu Á Thái Bình Dương và
khu vực đặc biệt sau khi trở thành thành viên chính thức của tổ chức ASEAN.
Việt Nam đã thiết lập quân hệ ngoại giao chính thức với Mĩ, ký hiệp định
khung hợp tác với liên hiệp Châu Âu. Việt Nam nay đã kết bạn với tất cả các nước đã kiến lập quan hệ ngoại giao với 156 Quốc gia và lãnh thổ. Về lĩnh
vực hợp tác kinh tế Việt Nam đã khôi phục quan hệ bình thường với các tổ
chức tài chính quốc tế và khu vực là thành viên liên kết của hội đồng hợp tác
kinh tế Thái Bình Dương (PEEC) thành viên của tổ chức hợp tác kinh tế
Châu Á Thái Bình Dương (APEC) và tổ chức thương mại thế giới (WTO) …
với chính sách đổi mới và mở cửa. Việt Nam đã và đang xúc tiến những bước đi tích cực, mạnh mẽ để hội nhập vào khu vực trên tinh thần độc lập, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong hội nhập chúng ta tranh thủ thời cơ để tạo
ra thế lợi chiến lược vững chắc đắc lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, giữ vững bản sắc văn hoá dân tộc hội nhập nhưng không hoà tan.
b. Những nhân tố trong nước:
- Do những nguyên nhân lịch sử kinh tế sâu xa, con người Việt Nam có
bản sắc văn hoá độc đáo, có truyền thống yêu nước nồng nàn, có quá trình gắn bó máu thịt với Đảng, có phẩm chất cần cù, thông minh sáng tạo. Đó là những lợi thế quan trọng để phát triển vào phân công hợp tác quốc tế. Tuy vậy con người Việt Nam có những nhược điểm không phù hợp vớ sự phát triển
+ Thể lực người Việt Nam có tầm vóc nhỏ bé.
+ Kiến thức và tay nghề : Đội ngũ trí thức và đặc biệt là đội ngũ công
nhân có trình độ ngành nghề của ta còn quá thiếu so với yêu cầu phát triển
hiện nay.
+ Thói quen của nền sản xuất nhỏ lạc hậu và dấu ấn của cơ chế cũ lạc
cản trở nặng nề trong quá trình hình thành nguồn nhân lực mới cho sự phát
triển đó là: Biểu hiện của thính thụ động, thiếu ý thức trong kinh tế , nếp nghĩ
và phong cách tản mạn, thiển cận…
Có khắc phục được những nhược điểm này thì nguồn nhân lực và nhân tố con người mới thực sự trở thành thế mạnh của đất nước. Xuất phát từ chính
những nhận định trên đảng và nhà nước ta đã đặt ra nhiều chính sách như:
chính sách giáo dục- đào tạo, chính sách Y tế và dinh dưỡng, chính sách dân
số - lao động… để nhằm phát triển toàn diện con người không chỉ nâng cao
dân trí, phát triển nhân lực mà còn tạo môi trường văn hoá cho sự phát triển… Trong phương hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nam Định tới năm 2010. Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ lần thứ 15 đã xác định “Huy động sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế tận dụng mọi lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn lực của một tỉnh đông dân, có hai vùng kinh tế và một trung tâm công nghiệp dịch vụ đã được hình thành… đón bắt mọi cơ hội để hoà nhập vào quá trình phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.
Phấn đấu trong năm 2010 có cơ cấu kinh tế theo hướng nông nghiệp, công
nghiệp, dịch vụ đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế gắn với việc giải quyết
tốt các vấn đề kinh tế xã hội…”.
Để đáp ứng yêu cầu của định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến hết năm 2010 như trên đòi hỏi phải có sự phát triển nguồn nhân lực cả về
số lượng và chất lượng tương ứng để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá