b. kết quả hoạt động cho vay, thu nợ, d nợ.
2.2.1. Về hoạt động tín dụng của NHCSXH Bắc Kạn.
Hoạt động tín dụng luôn giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động của NHCSXH. Tín dụng chính sách không chỉ là nhiệm vụ riêng của cán bộ tín dụng mà là nhiệm vụ chung của các phòng, ban, các bộ phận trong đơn vị cũng nh sự phối kết hợp môt cách nhịp nhàng của các Cấp, các Ngành có liên quan trong toàn tỉnh nhằm thực hiện mục tiêu chung là XĐGN, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân trong tỉnh.
Thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với ngời nghèo và các đối tợng chính sách khác, NHCSXH Bắc Kạn ngoài việc cho vay “khách hàng truyền thống” là hộ nghèo còn tiếp nhận và cho vay đối với các đối tợng: Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề; các đối tợng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghị quyết 120/HĐBT ngày 11 tháng 4 năm 1992 của Hội đồng Bộ trởng (nay là Chính phủ); các đối tợng chính sách đi lao động có thời hạn ở nớc ngoài; các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo, thuộc khu vực II, III miền núi và thuộc Chơng trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa và một số đối tợng khác khi có quyết định của Thủ tớng Chính phủ.
So với chức năng nhiệm vụ quy định cho NHNg trớc đây, NHCSXH hiện tiếp nhận và triển khai nhiệm vụ khá lớn và phức tạp. Sự phức tạp biểu hiện ngay từ việc xây dựng và ban hành các văn bản hớng dẫn nghiệp vụ vì với mỗi đối tợng khách hàng, NHCSXH phải xây dựng một quy chế riêng. Hơn nữa, với mỗi đối tợng khác nhau có quy trình tín dụng khác nhau, mức cho vay khác nhau, lãi suất áp dụng khác nhau, việc xử lý rủi ro . khác nhau.…
Cộng vào đó, địa bàn hoạt động của NHCSXH chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, đờng xá đi lại hết sức khó khăn trong khi đó món cho vay các đối tợng thờng nhỏ vì vậy chi phí quản lý rất lớn, việc quản lý bị phân tán và việc thực hiện đối với các cán bộ cũng là một vấn đề có nhiều khó khăn.