6. Giả thuyết khoa học
1.2.4. Khả năng ứng dụng bài giảng e-Learning trong dạy học
Bài giảng e-Learning có khả năng ứng dụng cao trong quá trình học tập bởi nó phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, giúp HS tiếp nhận kiến thức nhẹ nhàng hơn, đảm bảo nguyên tắc lấy trẻ làm trung tâm. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, từ đặc điểm và nội dung chương trình môn học Tự nhiên và Xã hội, có thể thấy rằng, nội dung môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 đề cập tới các đối tượng đó là Con người - Tự nhiên - Xã hội. Đây đều là các đối tượng thiết thực, tồn tại trong môi trường sống xung quanh của các em, gần gũi với các em nên khi dạy học, GV đều có thể khai thác nhiều nguồn tư liệu từ thực tế để đưa vào bài giảng. Việc sử dụng bài giảng e-Learning rất phù hợp với hướng sử dụng này.
Thứ hai, vì đối tượng của môn học Tự nhiên và Xã hội đều xuất phát từ thực tiễn đời sống xung quanh các em, các em có thể tự tìm hiểu những kiến thức về tự nhiên và xã hội qua chính những trải nghiệm của mình ở thực tiễn cuộc sống. Các em có thể học ở mọi lúc, mọi nơi chứ không chỉ bị bó hẹp bởi không gian và thời gian của tiết học trên lớp. Với những đối tượng môn học phong phú và đa dạng như vậy, bài giảng e-Learning hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu này của các em. Bài giảng e-Learning có thể
xung quanh mình, định hướng cho các em cách tìm hiểu để các em có thể dễ dàng hơn trong việc nắm bắt được đặc điểm thông tin về đối tượng.
Hầu hết các bài học trong chương trình Tự nhiên và Xã hội lớp 3 đều có thể xây dựng thành các bài giảng sử dụng công cụ e-Learning nên hầu hết tất cả các bài trong chương trình đều có khả năng thiết kế thành bài giảng e-Learning. Tuy nhiên, do sự hạn chế của phạm vi khóa luận nên tôi chỉ có thể tiến hành thiết kế một số bài trong chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3.
Chương 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNING TRONG DẠY HỌC TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3