Nội dung chương trình

Một phần của tài liệu Thiết kế bài giảng e learning trong dạy học tự nhiên và xã hội lớp 3 (Trang 59 - 62)

6. Giả thuyết khoa học

1.2.2. Nội dung chương trình

Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 tiếp tục dạy học theo ba chủ đề: Con người và sức khỏe, Xã hội, Tự nhiên.

Chủ đề về con người và sức khỏe gồm:

- Cơ quan hô hấp, tập thở, phòng một số bệnh về đường hô hấp - Cơ quan tuần hoàn: Tập thể dục, vui chơi và vệ sinh

- Cơ quan bài tiết nước tiểu và vệ sinh

- Cơ quan thần kinh, làm việc nghỉ ngơi khoa học, bảo vệ thần kinh Chủ đề về xã hội:

- Gia đình

+ Các thể hệ trong gia đình + Quan hệ họ hàng nội, ngoại + Sơ đồ quan hệ họ hàng + An toàn khi đun nấu - Trường học

+ Một số hoạt động chính của HS + An toàn khi vui chơi

- Địa phương

+ Tỉnh, thành phố: Cơ sở hành chính, thông tin liên lạc, văn hóa, y tế, giáo dục, nông nghiệp, thương nghiệp, làng quê, đô thị

+ An toàn giao thông

Chủ đề tự nhiên:

- Thực vật và động vật (đặc điểm cấu tạo cơ thể, sự khác nhau giữa thực vật và động vật), côn trùng.

- Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng

+ Mặt Trời: nguồn nhiệt, nguồn sáng

+ Trái Đất: hình dạng, đặc điểm của bề mặt (bề mặt Trái Đất, bề mặt lục địa), sự chuyển động (ngày, đêm, năm tháng, các mùa trong năm)

Mục tiêu và nội dung chương trình môn Tự nhiên và Xã hội được xây dựng phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của HS tiểu học. Ở lớp 3, do tư duy của các em có thể gắn kết những kiến thức về con người - sức khỏe, gia đình - xã hội và tự nhiên với thực tiễn đời sống sản xuất ở địa phương, phát huy hết vốn kinh nghiệm sống của mình. Vì vậy, trong dạy học Tự nhiên và Xã hội, giáo viên cần các phương pháp dạy học ở tiểu học trong đó cần chú ý sử dụng các phương pháp dạy học mới, tích cực.

1.2.3. Đặc điểm

Các kiến thức trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 phong phú và đa dạng, có tính phân tầng. Sự phong phú thể hiện ở chỗ kiến thức trong chương trình là sự tích hợp của nhiều kiến thức nhiều ngành khoa học như: Sinh học, Vật lí, Hóa học, Lịch sử,…mà mỗi lĩnh vực, HS sẽ có những thế mạnh và hạn chế khác nhau.

Sự phân tầng kiến thức thể hiện thông qua mạch kiến thức đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến trìu tượng, bên cạnh kiến thức cơ bản còn có kiến thức mở rộng và nâng cao. Bên cạnh đó, quá trình nhận thức của HS đầu tiểu học mang tính trực quan, cụ thể, thường gắn liền với các hoạt động thực tiễn, hình ảnh cụ thể. Để HS tiếp thu được kiến thức tổng hợp trên thì GV phải cho HS hoạt động trực tiếp sử dụng các giác quan để tri giác đối

được phát triển. Mỗi cá nhân HS sẽ có cách nhìn nhận, phát hiện vấn đề (nằm trong nội dung bài học) theo cách riêng của mình. Có em hiểu sâu nội dung bài học (HS học lực khá, giỏi), có em hiểu nông, thậm chí chưa hiểu đúng nội dung bài học (HS học lực yếu, kém).

Chính vì vậy, để HS hiểu được nội dung của bài học, GV cần thu thập được nhiều thông tin về các đối tượng của bài học. Hay nói cách khác, để có thể có phương pháp dạy học mang tính hiệu quả, GV nên đưa những thông tin thực tế của đối tượng vào bài học cho HS. Có như vậy HS mới có thể tiếp thu bài dễ dàng hơn. Hình thức dạy học trên lớp hiện nay tuy đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của bài dạy nhưng việc đưa thông tin về đối tượng đã bị hạn chế hóa nhiều do quy định về thời gian và không gian của tiết dạy. Ngoài ra, trong cuộc sống hàng ngày, HS có điều kiện tiếp xúc, khám phá, tìm hiểu, phát hiện những kiến thức về các đối tượng ở thực tiễn phong phú xung quanh các em. Như vậy, nếu chỉ hướng dẫn trên lớp, GV chỉ có thể giới thiệu cho HS đối tượng cụ thể nào đó thì với việc tiếp xúc nhiều đối tượng khác nhau ngoài môi trường lớp học, HS sẽ gặp nhiều khó khăn về việc tìm hiểu chúng bởi các em chỉ tìm hiểu theo bản năng mà không có sự hướng dẫn cụ thể. Bài giảng e-Learning ra đời hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu này của HS. Bài giảng e-Learning không bị giới hạn bởi không gian và thời gian mà thay vào đó, HS có thể tự học ở mọi lúc, mọi nơi, vào bất cứ thời gian nào. Bài giảng e-Learning là sản phẩm được tạo ra từ các công cụ tạo bài giảng và có khả năng tích hợp đa phương tiện gồm phim (video), hình ảnh, đồ họa, hoạt hình, âm thanh,… Khắc phục được hạn chế của dạy học trên lớp, bài giảng e-Learning vừa là bài dạy kiến thức cho HS, vừa có vai trò hướng dẫn, định hướng cho HS tìm hiểu về những đối tượng đó trong thực tiễn, giúp các em khám phá, tìm hiểu được các đối tượng trong cuộc sống xung quanh các em.

Nội dung của môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 chủ yếu là những bài học giúp các em có những hiểu biết về cơ thể con người và biết về mối quan hệ trong gia đình, xã hội, nhà trường, thêm hiểu biết về thế giới xung quanh HS. Những nội dung này HS vốn đã có những hiểu biết nhất định (khác nhau là mức độ hiểu biết của mỗi HS). Vì vậy dạy học môn Tự nhiên và Xã hội bằng việc thiết kế bài giảng điện tử e-Learning giúp phát huy và bồi dưỡng những năng lực, những hiểu biết mà HS đã có.

Một phần của tài liệu Thiết kế bài giảng e learning trong dạy học tự nhiên và xã hội lớp 3 (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)