6. Phântích nguồn vốn và chính sách huy động vốn
6.1. Phântích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn
Tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp thể hiện qua cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn. Cơ cấu nguồn vốn là tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng số. Thông qua tỷ trọng của từng nguồn vốn chẳng những đánh giá đợc chính sách tài chính của doanh nghiệp, mức độ mạo hiểm tài chính thông qua chính sách đó mà còn cho phép thấy đợc khả năng tự chủ hay phụ thuộc về tài chính của doanh nghiệp. Nếu tỷ trọng nguồn vốn của chủ sở hữu càng nhỏ chứng tỏ sự độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng thấp và ngợc lại.
Mỗi loại nguồn vốn của doanh nghiệp lại gồm nhiều bộ phận khác nhau. Những bộ phận đó có ảnh hởng không giống nhau đến mức độ độc lập hay phụ thuộc và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với từng nguồn vốn ấy cũng không giống nhau. Chẳng hạn, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các khoản vay khác với các khoản chiếm dụng, yêu cầu quản lý đối với các khoản vay ngắn hạn khác với các khoản vay dài hạn, nguồn vốn kinh doanh khác các quỹ.
Việc tổ chức huy động vốn ở trong kỳ của doanh nghiệp nh thế nào, có đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh hay không đợc phản ánh thông qua sự biến động của nguồn vốn và chính sự biến động khác nhau giữa các loại nguồn vốn sẽ làm cơ cấu nguồn vốn thay đổi.
Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn để khái quát đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp, xác định mức độ độc lập tự chủ
trong sản xuất kinh doanh hoặc những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong việc khai thác nguồn vốn.
Phơng pháp phân tích là so sánh từng loại nguồn vốn giữa cuối kỳ với đầu năm cả về số tuyệt đối lẫn tơng đối, xác định và so sánh giữa cuối kỳ với đầu năm về tỷ trọng từng loại nguồn vốn trong tổng số để xác định chênh lệch cả về số tiền, tỷ lệ và tỷ trọng.
Nếu nguồn vốn của chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao và có xu hớng tăng thì điều đó cho thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp là cao, mức độ phụ thuộc về mặt tài chính đối với các chủ nợ thấp và ngợc lại.
Tuy nhiên, khi xem xét cần để ý đến chính sách tài trợ của doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh mà doanh nghiệp đạt đợc, những thuận lợi và khó khăn trong t- ơng lai việc kinh doanh của doanh nghiệp có thể gặp phải.