Xuất một số giải pháp ngăn ngừa và khắc phục phù hợp với tình hình tạ

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp khắc phục tình trạng sạt lở đất tại huyện kế sách, tỉnh sóc trăng (Trang 49 - 53)

HỢP VỚI TÌNH HÌNH TẠI ĐỊA PHƯƠNG

Sau khi sạt lở xảy ra, chính quyền địa phương đã thắt chặt công tác quản lý đề phòng sạt lở, người dân cũng đề cao tinh thần cảnh giác. Khi thấy có dấu hiệu bất thường cần thông báo chính quyền, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do sạt lở gây ra. Sạt lở xảy ra quá bất ngờ và ở cả những khu vực chưa từng xảy ra sạt lở, nên chính quyền cũng tỏ ra lúng túng trong việc đưa ra các chính sách khắc phục phù hợp với hoàn cảnh, mong muốn của cộng đồng trong khu vực. Vì vậy, việc cấp thiết hiện tại là nhanh chóng đưa ra các biện pháp phòng chống sạt lở triệt để hơn.

Cần tiến hành khảo sát và khoanh vùng có nguy cơ sạt lở. Để đưa ra những cảnh báo và xử lý kịp thời, tránh tình trạng sạt lở tiếp diễn.

Tăng cường công tác dự báo các khu vực có nguy cơ sạt lở, nhất là tại khu vực tập trung dân cư, các thị trấn, nơi có ý nghĩa kinh tế quan trọng ven sông để di dời hoặc thực hiện các biện pháp ứng phó, nhằm giảm thiểu các thiệt hại về người và tài sản cho người dân.

Nghiên cứu phòng chống sạt lở phải có kế hoạch, từ việc khảo sát đo đạc, thu thập tài liệu, nghiên cứu hình thái sông, xác định rõ nguyên nhân và cũng như thống kê

đầy đủ con số thiệt hại gây ra để có các nhìn bao quát toàn cảnh về sạt lở trên toàn khu vực.

 Biện pháp phi công trình

- Trồng cây chắn sóng, trồng cỏ để hạn chế sạt lở.

- Kiểm tra, rà soát và cắm biển cảnh báo tại những khu vực có nguy cơ sạt lở. - Tuyên truyền, giáo dục cho cộng đồng dân cư nâng cao ý thức và trách nhiệm trong việc phòng ngừa và xử lý sạt lở.

- Di dời dự án, nhà cửa, công trình ra khỏi khu vực đang xảy ra sạt lở nguy hiểm hoặc có nguy cơ sạt lở nguy hiểm; lập quy hoạch, kế hoạch và phương án di dời dân cư, công trình trong vùng sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở; không quy hoạch, xây dựng mới công trình dân dụng hoặc bố trí dân cư ở những vùng có nguy cơ sạt lở.

- Kiểm tra, ngăn chặn khai thác cát, sỏi, khoáng sản, xây dựng công trình, nhà cửa hoặc thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh trái phép, sai phép làm ảnh hưởng hoặc gây sạt lở bờ sông, bờ biển.

- Nghiên cứu, quan trắc, thông báo diễn biến sạt lở; cảnh báo vùng có nguy cơ xảy ra sạt lở cao để có các biện pháp thích hợp phòng tránh, hoặc giảm thiểu thiệt hại.

- Quy định cụ thể các thông số kỹ thuật của tàu thuyền lưu thông như: tải trọng, kích cỡ tàu thuyền, vận tốc tàu chạy…

- Nghiên cứu, áp dụng công nghệ mới xử lý sạt lở.

Hình 4.11 Trồng cỏ Vetiver chống sạt lở

Biện pháp xây dựng kè phòng, chống sạt lở áp dụng trong các trường hợp không thực hiện được biện pháp phi công trình, hoặc có thể thực hiện được nhưng không đảm bảo hiệu quả, hoặc đã thực hiện các giải pháp phi công trình nhưng sạt lở vẫn xảy ra và có khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

Việc xây dựng công trình phòng, chống sạt lở phải tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng, quản lý đầu tư xây dựng công trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Công trình kè đơn giản và dễ áp dụng tại địa phương với chi phí thấp như đắp kè rọ đá (đá và lưới kẽm), hay làm kè tạm thời bằng cây tràm, cây dừa, cây tre, bao đất, bao cát. Và kết hợp với việc trồng nhiều loại cây chống sạt lở như bần, dừa nước, gừa, mù u,…

Ngoài ra nếu có kinh phí có thể xây dựng các loại bờ kè bằng bê tông, cốt thép có khả năng chống sạt lở cao. Nhưng cần phải tính toán hợp lý để tránh tình trạng xảy ra sạt lở trong quá trình xây dựng.

Có thể áp dụng một số công nghệ, công trình được dùng phổ biến: [8]

- Công nghệ kè lát mái: Đây là giải pháp công nghệ dùng các loại vật liệu bền

vững làm lớp áo phủ phía ngoài, giữ cho đất bờ không bị xói trôi, bảo vệ trực tiếp mái lở. Giải pháp này hiện được dùng phổ biến và rộng rãi ở hầu hết các công trình bảo vệ bờ nước ta.

- Kè lát mái gồm 3 bộ phận chính: chân kè, thân kè, đỉnh kè. Chân kè là bộ phận nằm dưới mực nước, dùng để bảo vệ, giữ cho chân mái bờ ổn định và làm thế cho phần thân kè ở trên. Gần đây, người ta đã dùng các tấm bêtông hình chữ nhật có kích thước phù hợp liên kết với nhau bằng khuy móc, tạo thành mảng lớn hoặc các kết cấu bêtông có hình dạng đặc biệt xếp nối với nhau theo kiểu khớp móc tạo thành mảng chắc chắn, rất khó bị bật tung ra khi bị tác động. Nhưng công nghệ này mới chỉ được áp dụng thử nghiệm.

Đối với công nghệ này có thể áp dụng trên địa bàn xã An Mỹ, tuy nhiên để thực hiện được công trình cần ưu tiên xây dựng khu tái định cư.

- Công trình giảm vận tốc ven bờ: Đây là một giải pháp quan trọng được dùng

phổ biến trong thời gian qua, nhất là đối với những trường hợp vận tốc ven bờ lớn, đáy sông sâu, mái bờ dốc lớn. Giải pháp này thường kết hợp với kè lát mái tạo nên hệ thống công trình liên hoàn có hiệu quả chống sạt lở bảo vệ bờ tốt, được áp dụng ở nhiều nơi như công trình kè Quang Lãng, Hàm Tử, Hà Xá... Các công trình này đã phát huy hiệu quả và tỏ ra thích hợp với điều kiện Việt Nam.

Mặt khác, để công trình đạt hiệu quả cao nhất thì giao thông đường bộ cần được kiểm tra thường xuyên để không bị quá tải. Các tuyến đường thủy cần quản lý chặt chẽ không cho ghe, tàu lớn đậu ở những nơi có nguy cơ sạt lở cao và xây dựng ở những nơi đất bồi.

Tuy nhiên, giải pháp lâu dài, hiệu quả nhất vẫn là ý thức bảo vệ môi trường sống của từng người dân. Tôn trọng quy luật tự nhiên cũng đồng nghĩa với việc chúng ta tự bảo vệ cuộc sống của chính mình. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi địa phương mà áp dụng công nghệ cho phù hợp.

Hình 4.12 Kè lát mái bằng thảm tấm bêtông

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp khắc phục tình trạng sạt lở đất tại huyện kế sách, tỉnh sóc trăng (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)