Các biện pháp, chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp khắc phục tình trạng sạt lở đất tại huyện kế sách, tỉnh sóc trăng (Trang 45 - 48)

PHƯƠNG

4.4.1 Xã An Mỹ

Sau khi xảy ra sự cố, UBND xã chỉ đạo cho công an, quân sự điều động trên 25 lực lượng lên để tiếp hỗ trợ trục vớt tài sản cho 02 hộ bị sụp nhà hoàn toàn. Đồng thời huyện cũng tăng cường lực lượng công an, quân sự xuống hỗ trợ để di dời tài sản 03 hộ lân cận có nguy cơ tiếp tục bị sạt lở.

Trước mắt xã đã sắp xếp, bố trí chỗ ở cho 02 hộ bị sụp nhà hoàn toàn đến điểm trường tiểu học An Mỹ 2 tạm thời ổn định chỗ ở. Bên cạnh đó xã vận động di dời 03 hộ lân cận có nguy cơ bị sạt lở trên. Trong đó: 01 hộ có nhà tự di dời, 01 hộ bố trí ở tạm đội thuế của xã, còn lại 01 hộ bố trí tại điểm trường tiểu học An Mỹ 2.

Ngoài ra UBND huyện còn chi hỗ trợ cho 05 hộ nhà bị sạt và di dơi khẩn cấp mỗi hộ 2 triệu đồng (tổng số 10 triệu đồng)

Nhà hảo tâm hỗ trợ 2 hộ nhà bị sạt hoàn toàn 900.000 đồng/hộ và 3 hộ di dời khẩn cấp 200.000 đồng/hộ. Tổng cộng số tiền hỗ trợ là 12.400.000 đồng

Mặt khác UBND xã hỗ trợ chi phí ăn uống cho các hộ di dời tạm thời.

Còn lại 15 hộ trên tuyến xã thành lập đoàn đến tuyên truyền, vận động, giáo dục và cho cam kết di dời tài sản vật liệu nặng đến nơi an toàn. Đồng thời vận động từng hộ sắp xếp ổn định chỗ ở cho người già, phụ nữ và trẻ em không ngủ lại nhà vào ban

0 1 2 3 4 5 6 7 Xã An Mỹ Xã Nhơn Mỹ Xã Trinh Phú Xã Kế Thành Xây bờ kè

Quy hoạch khu tái định cư Hỗ trợ di dời

Bồi thường

đêm, chỉ bố trí người có sức khoẻ ở lại để quản lý tài sản của mình, nhưng phải ngủ phía ngoài nhà. Nếu không có chỗ di dời UBND xã sẽ bố trí chỗ ở.

Để đảm bảo an toàn cho việc đi lại của người dân và các em học sinh, công an xã kết hợp với công an huyện tạm thời thông báo, cấm biển báo, rào chắn khoanh vùng không cho xe gắn máy lưu thông trên đoạn đường bị sạt lỡ, chỉ dành riêng cho người đi bộ và xe đạp cùng các em học sinh, đồng thời chỉ đạo ngành công an, quân sự phối hợp lực lượng công an huyện di dời và trục vớt tài sản cho các hộ dân bị ảnh hưởng bảo vệ tài sản, giữ vững ổn định tình hình an ninh trật tự và an toàn xã hội trong thời gian khắc phục hậu quả.

Đồng thời phân công lực lượng công an, quân sự trực 24/24 và tuần tra, kiểm tra xuyên suốt dọc theo tuyến khu vực từ UBND xã đến nhà Ông Hải (cống Hai Giao). nhằm bảo vệ tính mạng và tài sản cho người dân.

Ngoài ra, các ngành chức năng đã trực tiếp đến hiện trường đo đạc, khảo sát, đánh giá nguyên nhân và mức độ sạt lở. Về việc xử lý sạt lở địa phương đã khắc phục tạm thời bằng biện pháp đóng cừ tràm gia cố chân lộ vị trí sạt lở, đồng thời đóng cừ dừa phía ngoài nhằm hạn chế sạt lở tiếp. Về lâu dài địa phương đang có kế hoạch sẽ quy hoạch một khu tái định cư và xây dựng bờ kè nếu xin được kinh phí.

4.4.2 Xã Nhơn Mỹ

Sau khi xảy ra sạt lở, chính quyền địa phươngđã huy động gần 40 dân quân tự vệ tiến hành hỗ trợ các gia đình bị sạt lở vận chuyển đồ đạc và sắp xếp lại chỗ ở.

Ngoài ra, chính quyền địa phương còn mời các đơn vị tư vấn, kiểm tra tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sạt lở. Về lâu dài, địa phương cần kiểm tra, quản lý việc xây dựng nhà ở tuyến cặp bờ kè Nhơn Mỹ một cách chặt chẽ.

Để ngăn chặn tình trạng sạt lở bờ sông ở đây, năm 2009, tỉnh Sóc Trăng đã đầu tư xây dựng bờ kè sông Nhơn Mỹ, có tổng chiều dài 554 m; cao trình đỉnh kè 2,90 m; phần kè mái nghiên dài 330 m, được bố trí ở hai đầu tuyến kè; phần kè đứng kết hợp mái nghiên dài 194 m, bố trí ở giữa tuyến kè; phần tường đứng dưới cầu Rạch Mọp dài 30 m, với kinh phí trên 27 tỉ đồng. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng lại tiếp tục xảy ra 2 vụ sạt lở, ngay sau sự cố đơn vị chủ đầu tư cùng với các đơn vị tư vấn độc lập có năng lực tiến hành khảo sát địa chất, địa hình và đánh giá nguyên nhân gây sạt lở, để từ cơ sở đó đưa ra giải pháp khắc phục sự cố nhằm thi công đảm bảo an toàn công trình.

Hiện tại, công trình bờ kè đã được đưa vào sử dụng không chỉ đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho hơn hàng trăm hộ dân sống ven sông, bảo vệ đất canh tác, đất chuyên dùng, các công trình hạ tầng thiết yếu mà còn góp phần chỉnh trang cảnh quan môi trường sinh thái; bộ mặt xã khang trang, sạch đẹp hơn trước. Mặt khác, xã cũng đã quy hoạch được một khu tái định cư, tuy có nhiều hộ không chịu di dời nhưng tình hình cuộc sống của người dân giờ đã đi vào ổn định.

4.4.3 Xã Trinh Phú

Vào lúc 0 giờ ngày 24/6/2013 đoạn huyện lộ 3 (trước trường THCS Trinh Phú 2 , khu vực Tha La) bị sạt lở chiều dài 30 m, làm mất hoàn toàn 01 đoạn đường cấp phối đá dăm rộng 3 m dài 25 m và làm cho 1 căn nhà bị sụt hoàn toàn xuống sông.

Sau khi sạt lở xảy ra chính quyền địa phương đã có mặt tại hiện trường xem xét, đo đạc. Địa phương cũng đã huy động lực lượng giúp các hộ dân di dời nhà cửa và tài sản khỏi vùng nguy hiểm. Ngoài ra, UBND xã đã vận động 3 hộ nằm trong khu vực có khả năng sạt lở tiếp đồng tình tháo dở, di dời đến nơi an toàn.

Về hướng khắc phục địa phương đã tiến hành: Đóng cừ dừa và cừ tràm phía ngoài để giữ bờ không cho sạt lở tiếp. Vận động nhà trường tháo dỡ 1 đoạn tường rào để người dân và học sinh đi lại cũng như tiến hành xây dựng tuyến lộ mới phía trong đoạn sạt lở.

Còn với tình trạng sạt lở trên ở các đoạn bờ bao và trên các tuyến đường đan ven sông. Trước mắt, chính quyền địa phương đã xử lý bằng cách đóng cừ dừa, bạch đàn cách khoảng 1 m/cây; dùng dừa cặp cổ và đóng cừ tràm loại 4,7 m/cây mật độ 8 cây/m phía ngoài, chặn tấm ni long để giữ chân bờ không sạt tiếp tục. Vận động người dân giải toả cây cối phía trong bờ bao; dùng xáng cạp đào đất lòng kênh đắp bờ bao mới phía trong.

Về lâu dài, chính quyền địa phương đang tiến hành rà soát trên địa bàn các điểm trên địa bàn rồi tiến hành tu sửa các đoạn đường bị hư và kết hợp vận động người dân gia cố các đoạn đường có nguy cơ sạt lở.

4.4.4 Xã Kế Thành

Sạt lở bắt đầu vào tháng 6/2013 tại đoạn đường đan mặt 2 m cặp theo rạch Bưng Tiết thuộc ấp Ba Lăng với chiều dài là 45 m làm mất hoàn toàn bờ bao phía ngoài và ảnh hưởng đến 1/3 đường đan. Ngay sau đó, chính quyền địa phương đã có mặt tại hiện trường xem xét, ghi nhận, cấm biển báo, rào chắn khoanh vùng khu vực sạt lở.

Trước mắt địa phương xử lý bằng cách đóng cừ dừa và cừ tràm phía ngoài, tấn vải ni long, bao cát để tránh sạt lở tiếp, nhằm đảm bảo giao thông cho người dân.

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương còn yêu cầu cơ quan chức năng tìm hiểu nguyên nhân sạt lở để phòng tránh và tuyên truyền, cảnh báo cho người dân phòng tránh.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp khắc phục tình trạng sạt lở đất tại huyện kế sách, tỉnh sóc trăng (Trang 45 - 48)