Tiến trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp khắc phục tình trạng sạt lở đất tại huyện kế sách, tỉnh sóc trăng (Trang 27)

Hình 3.1 Tiến trình thực hiện nghiên cứu

3.3.2 Phương pháp nghiên cứu

a) Phư ng pháp thu thập số iệu

 Thu thập số liệu thứ cấp:

- Tìm hiểu các nghiên cứu trước đó có liên quan, đặc biệt là những nghiên cứu tương đổng với địa phương.

- Tìm hiểu và phân tích số liệu cần thiết có ở địa phương: địa điểm, hiện trạng, nguyên nhân, diện tích, chính sách…. do người dân và chính quyền địa phương cung cấp.

Xác định vấn đề nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Lược khảo tài liệu

Thu thập thông tin, số liệu

Xử lý số liệu

+ Chọn địa điểm nghiên cứu + Nội dung nghiên cứu + Phương pháp nghiên cứu

+ Thu thập tài liệu có liên quan đến đề tài: địa điểm, thực trạng, nguyên nhân, diện tích, chính sách…. + Tiến hành thiết kế phiếu phỏng vấn người dân khu vực sạt lở và chính quyền

Viết báo cáo Viết đề cương

+ Thống kê, tính toán số liệu bằng phần mềm MS Excel. + Dùng phần mềm MS Word để soạn thảo văn bản

+ Dùng ArcGis xác định vị trí (nhờ hệ thống định vị toàn cầu GPS) và thể hiện vị trí sạt lở lên bản đồ

Nguyễn Đặng Ngọc Quyên (MSSV: 3113833) 22

 Thu thập số liệu sơ cấp:

- Tiến hành phiếu phỏng vấn (người dân khu vực sạt lở và chính quyền) trong đó ít nhất 30 – 50 phiếu cho người dân và 10 phiếu cho lãnh đạo các cấp chính quyền liên quan..

Hình 3.2 Tiến trình phỏng vấn

b) Phư ng pháp xử ý số iệu

- Phần mềm ArcGis: xác định vị trí (nhờ hệ thống định vị toàn cầu GPS) thể hiện thông tin và vị trí sạt lở lên bản đồ.

- Tiến hành xử lý, đánh giá, phân tích các số liệu thu thập được bằng phần mềm: thống kê vẽ biểu đồ bằng MS Excel, MS Word để soạn thảo văn bản.

Xác định thông tin và địa điểm nghiên cứu

Lập phiếu phỏng vấn

Phỏng vấn thử chính quyền địa phương

Phỏng vấn thử người dân trong khu vực sạt lở Chỉnh sửa phiếu phỏng vấn Tiến hành phỏng vấn Thống kê và xử lý số liệu phỏng vấn Phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo chính quyền địa

Phỏng vấn trực tiếp người dân trong khu vực

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 HIỆN TRẠNG SẠT LỞ ĐẤT Ở HUYỆN KẾ SÁCH, TỈNH SÓC TRĂNG (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong vài năm gần đây, trên địa bàn huyện Kế Sách xảy ra liên tiếp nhiều vụ sạt lở, đã gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của các hộ dân sống ven sông. Trong đó, sạt lở đã xãy ra trên địa bàn 4 xã: An Mỹ, Nhơn Mỹ, Trinh Phú và Kế Thành là gây ra nhiều thiệt hại. Hầu như không gây nhiều thiệt hại về người nhưng thiệt hại về tài sản của người dân là không nhỏ.

Bảng 4.1 Hiện trạng nghiên cứu vùng sạt lở

Địa điểm Xã An Mỹ Xã Nhơn Mỹ Xã Trinh Phú Xã Kế Thành

Năm 2013 1975 2013-2014 2014

Chiều dài vùng sạt lở, m

170 105 ≈1000 45

Số hộ 20 150 15 3

Thiệt hại tài sản 3 tỷ đồng 5 tỷ đồng 100 triệu đồng 40 triệu đồng

Về người Không 4 người Không Không

4.1.1 Xã An Mỹ

Xã An Mỹ bắt đầu bị sạt lở vào tháng 4/2013, với chiều dài là 70 m. Hiện tại thì các hộ dân đã được di dời khỏi vùng sạt lở. Và chính quyền cũng đã thực hiện các biện pháp khắc phục tạm thời nhằm tránh sạt lở tiếp.

Sạt lở bắt đầu vào khoản 01 giờ khuya, đêm 27 rạng 28 tháng 4 năm 2013, đoạn trước cổng trường tiểu học An Mỹ 2, Ấp Phú Tây, xã An Mỹ, đã xảy ra sạt lở hoàn toàn 02 căn nhà của Ông Huỳnh Văn Mến, Ông Nguyễn Ngọc Ánh và đoạn đường huyện lộ 5, dài khoản 30 m lấn vào huyện lộ 5 khoản 2 m tạo thành hố sâu 7 m, không ảnh hưởng về người nhưng ước thiệt hại tài sản khoảng 2,5 tỷ đồng.

Sau đó, khoảng 1 giờ 30 phút ngày 29/4/2013 tiếp tục sạt lở thêm 01 căn nhà của Ông Kha Nam. Nhưng không thiệt hại về tính mạng và tài sản. Vì ngày 28/4/2013 xã đã vận động gia đình di dời các vật dụng trong nhà đến nơi an toàn, căn nhà của Ông Kha Nam còn lại chỉ là sườn nhà.

Không dừng lại ở đó, vào ngày 27/5 tại đoạn kênh An Mỹ thuộc ấp Phụng An, xã An Mỹ, đoạn sạt lở dài 40 m, ăn sâu hơn 4,5 m, gây sạt lở tới mép nhà của 1 hộ dân, do được phát hiện sớm nên chủ hộ đã kịp thời di dời tài sản đến nơi an toàn.

Cũng tại địa bàn, cách UBND xã An Mỹ khoảng 300 m về phía nam vào lúc 3 giờ sáng ngày 23/6/2013 tiếp tục đoạn huyện lộ 5 (đường ô tô về trung tâm xã) thuộc ấp Phú Tây xã An Mỹ bị sạt lở 1 đoạn chiều dài 22 m; ngang 13,5 m làm mất hoàn toàn đoạn đường nhựa rộng 3,5 m dài 22 m. Phía trong đất liền sát nhà dân xuất hiện một số vết nứt, có thể gây sạt lở tiếp tục.

Sạt lở ảnh hưởng trực tiếp đến 4 hộ dân với chiều dài 70 m và ước tính gây tổn thất khoảng 2,6 tỷ đồng. Các hộ dân sinh sống bằng nghề buôn bán, sạt lở đã cuốn trôi hoàn toàn đồ dùng sinh hoạt, hàng hóa kinh doanh và người dân phải di dời đến nơi ở mới làm cuộc sống thay đổi mất công việc làm thu nhập bị tổn thất đời sống kinh tế gia đình trở nên khó khăn, thiếu thốn. Bên cạnh, các hộ nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở cũng luôn phải sống trong tâm trạng lo sợ, bất an.

Về nguyên nhân sạt lở nhìn chung là do đoạn kênh An Mỹ khu vưc sạt lở rất sâu, nhà sàn các hộ dân đa số cất lấn lòng kênh tạo dòng chảy xiết làm sói chân bờ tao ra các hàm ếch gây mất ổn định và sạt lở trong thời gian tới có nguy cơ sạt lở tiếp các đoạn còn lại.

Hình 4.1 Nơi sạt lở ở xã An Mỹ

Vấn đề về giao thông cũng bị ảnh hưởng lớn. Vì khu vực sạt lở nằm ngay đoạn đường đang được xây dựng, làm cho việc thi công bị trì truệ gây khó khăn cho việc đi lại của người dân và các em học sinh, vì khu vực sạt lở nằm trước trường tiểu học An Mỹ 2 và gần UBND xã. Bên cạnh đó, giao thông đường thủy cũng bị ảnh hưởng do đồ đạc và rác thải gạch đá từ các công trình, nhà cửa của người dân đổ xuống sông đã gây tắc nghẽn giao thông trên khu vực. Mặt khác, còn do những người dân sống gần khu vực đổ ra trục vớt những đổ đạc và hiếu kì đến xem cũng là yếu tố gây nên tắc nghẽn.

Toàn tuyến khu vực có nguy cơ sạt lở dài 170 m cặp huyện lộ 5 từ UBND xã đến nhà Ông Hải (cống Hai Giao) gồm 20 hộ nhà sàn. Các hộ dân trong khu vực bị sạt lở, phần lớn đã quen với tập quán sống ven sông và chủ yếu sinh sống bằng nghề buôn bán. Sạt lở xảy ra làm cho người dân bộc lộ sự hoang mang, lo lắng về cuộc sống của mình. Điều quan trọng nhất là người dân đã bị mất nhà cửa, đất đai nên hiện tại họ phải đối mặt với việc duy trì cuộc sống.

4.1.2 Xã Nhơn Mỹ

Trong địa bàn huyện Kế Sách, xã Nhơn Mỹ là nơi có diễn biến sạt lở phức tạp nhất và gây thiệt hại nặng nề nhất. Tính từ năm 1975 đến nay, khu vực này đã xảy ra trên 10 lần sạt lở, nhấn chìm hàng chục ngôi nhà. Đặc biệt, vào năm 1976 đã xảy ra 1 vụ sạt lở nghiêm trọng làm cho 4 người thiệt mạng và gây thiệt hại trên 2 tỷ đồng.

Sạt lở xảy ra bất ngờ trong đêm, gây ảnh hưởng cho hàng chục hộ dân và hầu như đã cuốn trôi sạch mọi tài sản của người dân nơi đây; quan trọng hơn là đã cướp đi 4 sinh mạng. Vụ sạt lở với thiệt hại quá lớn đã gây nên sự hoang mang, lo sợ cho người dân khu vực, cũng như các vùng lân cận.

Sau đó, chính quyền địa phương đã hỗ trợ di dời, đưa người dân đến nơi ở tạm và hỗ trợ cho mỗi hộ trong vùng bị sạt lở 1 triệu đồng. Ngoài ra còn cho đội thợ lặn tiến hành trục vớt tài sản cũng như tìm kiếm thi thể nạn nhân.

Để ngăn chặn tình trạng sạt lở bờ sông ở đây, năm 2009, tỉnh Sóc Trăng đã đầu tư xây dựng bờ kè sông Nhơn Mỹ dài 554 m với kinh phí trên 27 tỉ đồng nhằm bảo vệ cho trên 200 hộ dân sống khu vực mé sông. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thi công, vào những ngày đầu tháng 9/2010, đã xảy ra sạt lở làm hư hỏng hoàn toàn 56 m tường kè và làm ảnh hưởng 08 căn nhà của người dân.

Tuy nhiên, vào khoảng 2h45 ngày 29/5/2013, một vụ sạt lở cách chân cầu Rạch Mọp chừng 100 m đã làm sụp đổ đoạn bờ kè bằng bê tông cốt thép dài khoảng 24 m thuộc dự án công trình bờ kè chợ Nhơn Mỹ nối dài. Vụ sạt lở còn làm rạn nứt một đoạn thân kè gần 20 m về hướng cầu Rạch Mọp và có nguy cơ đổ sụp rất cao và làm hư hỏng 3 căn nhà của người dân.

Sau sạt lở chính quyền địa phương đã tiến hành xây lại bờ kè, cũng như vận động người dân di dời đến khu tái định cư. Nhưng do không có điều kiện xây dựng và việc làm nên họ quyết định ở lại.

Cũng trên địa bàn, vào ngày 07/4/2013 khu vực đầu cồn Mỹ Phước bị sạt lở 1 đoạn với chiều dài sạt lở khoảng 30 m ngang 4 m mất một số cây bần phòng hộ ở đầu cồn.

Tổng chiều dài đoạn đầu cồn có nguy cơ sạt lở 250 m, chiều sâu đáy sông đoạn đầu cồn cách mép bờ từ 3 – 5 m có độ sâu từ 5 – 7 m. (tính từ mặt đất tự nhiên khu vực đầu cồn ngoài đê bao).

Do quy luật tự nhiên dòng chảy trên tuyến sông Hậu từ thượng nguồn đổ về có lưu tốc lớn chảy trực tiếp vào khu vực đầu cồn, ngoài ra do biên độ triều lớn, nước lên và xuống nhanh, tính chất cơ lý đất yếu, gây ra sạt lở đầu cồn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong năm nay, địa bàn cũng vừa xảy ra sạt lở vào lúc 1 giờ 30 phút đêm 19/5/2014, tại đoạn sông Rạch Mọp thuộc ấp Mỹ Yên đã làm thiệt hại một số tài sản của gia đình bà Nguyễn Thị Lành - là hộ cận nghèo ở địa phương; rất may không có

Hình 4.2 Hình ảnh sạt lở bờ kè vào tháng 9/2010

ảnh hưởng về người.Vụ sạt lở đã nhanh chóng làm biến mất khối đất lớn với chiều dài gần 30 m, từ bờ sông vào sâu bên trong khoảng 6 m, làm gia đình bà bị thiệt hại mất nửa căn nhà, 2 tủ quần áo, bàn ghế, 1 ti vi, đầu đĩa… ước trị giá 25 triệu đồng, phần cột cây còn lại cũng không sử dụng được bao nhiêu.

Nhận được tin báo, lãnh đạo UBND huyện Kế Sách đã xuống hiện trường, khảo sát tình hình và chỉ đạo các ngành chức năng huyện và chính quyền địa phương huy động lực lượng tại chỗ nhanh chóng giúp gia đình khắc phục hậu quả, di dời các vật dụng còn lại đến nơi an toàn và hỗ trợ cho gia đình là 3 triệu đồng;kịp thời vận động hỗ trợ và giúp đỡ gia đình bà Lành sớm cất lại nhà, yên tâm lao động sản xuất, ổn định cuộc sống.

4.1.3 Xã Trinh Phú

Các vụ sạt lở trên địa bàn xã Trinh Phú chủ yếu là sạt lở các đoạn bờ bao, trên các tuyến đường đan ven sông. Sạt lở đã gây thiệt hại trên 1.v000 m đường, tuy không gây thiệt hại nhiều nhưng tình hình không có chiều hướng giảm mà ngày càng phức tạp hơn

Cụ thể là vào lúc 0 giờ ngày 24/6/2013 đoạn huyện lộ 3 (trước trường THCS Trinh Phú 2 , khu vực Tha La) bị sạt lở 1 đoạn chiều dài 30 m; chiều ngang tính từ mép bờ kênh vào rộng 10m; chiều sâu khoảng 3,5 m. Làm mất hoàn toàn 01 đoạn đường cấp phối đá dăm rộng 3 m dài 25 m. Đã làm cho 1 căn hộ của người dân sụt hoàn toàn xuống sông và nhiều hộ gần đó phải di dời, ước tính thiệt hại trên 30 triệu đồng. Hiện tại đã xuất hiện một số vết nứt bên trong phần đất liền sát hàng rào trường học và có thể sạt tiếp.

Do nằm trong khu vực có khả năng sạt lở tiếp nên UBND xã đã vận động 3 hộ dân gần đó tiến hành tháo dở, di dời. Ngoài ra, địa phương đã huy động lực lượng giúp các hộ dân di dời nhà cửa và tài sản khỏi vùng nguy hiểm.

Vào lúc 11 giờ khuya ngày 23/6/2013 tổng số 4 đoạn bờ bao kênh Cái Trăm bị sạt lở với tổng chiều dài 4 đoạn là 148 m. Ở khu vực bờ bao địa bàn xã cũng đã bị sạt lở 9 đoạn với chiều dài là 269 m, trong đó đường đan là 77 m, bờ bao là 192 m. Do khu vưc sạt lở đa số nằm ngay đoạn cong rất sâu, nước chảy xiết làm xói chân bờ tạo ra hàm ếch, gây mất ổn định và sạt lở.

Tính trong năm 2014, trên địa bàn xã đã xảy ra thêm hơn 10 điểm sạt lở chiều dài gần 250 m đường gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

Trước tình hình này, chính quyền địa phương chủ yếu tiến hành tu sửa các đoạn đường bị hư và kết hợp vận động người dân gia cố các đoạn đường có nguy cơ sạt lở.

4.1.4 Xã Kế Thành

Sạt lở bắt đầu vào lúc 3 giờ ngày 26/6/2013 đoạn đường đan mặt 2 m cặp theo rạch Bưng Tiết thuộc tuyến đường nông thôn ấp Ba Lăng bị sạt 1 đoạn chiều dài 20 m ngang 6 m, làm mất hoàn toàn bờ bao phía ngoài đường đan xói lở vào 1 phần 3 đường đan.

Cũng trong tháng, cách vị trí sạt lở cũ không xa lại tiếp tục sạt lở với chiều dài là 25m làm mất hoàn toàn bờ bao phía nào và tại nơi sâu nhất đã lấn vào ½ phần

Hình 4.4 Hình ảnh sạt lở ở trước trường THCS Trinh Phú 2

đường đan. Ước tính thiệt hại là khoảng 40 triệu đồng. Tuy không gây nên nhiều thiệt hại nhưng sạt lở cũng đã gây nên sự bất ổn trong người dân nơi đây.

Đây còn là tuyến đường giao thông chủ yếu trong vùng nên việc sạt lở cũng đã làm tắc nghẽn giao thông cục bộ, làm cho người dân trong khu vực trở nên lo lắng trong việc lưu thông trên khu vực này.

Trên địa bàn cũng có nhiều vi trí có nguy cơ sạt lở, hiện tại chính quyền địa phương đã tuyến hành đóng cừ, tấn bao cát, sữa chữa đường và đắp lại các đê bao bị vỡ. Còn các khu vực có nguy cơ thì cũng đã tiến hành gia cố lại, tránh sạt lở tiếp.

 Cũng trên địa bàn huyện tại khu vực chợ Cái Côn, thị trấn An Lạc Thôn đã xuất hiện các dấu hiệu nguy cơ sạt lở. Cụ thể là vào lúc trưa ngày 1/2/2014 (ngày mồng 2 Tết Giáp Ngọ), người dân sống trong 7 căn nhà liền kề ven sông (trong tổng số 74 căn) phát hiện nền nhà của mình bỗng dưng bị rạn nứt, các vách tường bê tông bị xé, trong khi nước sông đang dâng đầy, bong bóng nước sôi ùng ục.

Nhận được tin báo, chính quyền thị trấn An Lạc Thôn lập tức huy động hơn 40 lực lượng gồm công an, dân quân cùng các ban ngành, đoàn thể địa phương triển khai phương án ứng cứu. Trong buổi chiều cùng ngày, tất cả tài sản có giá trị của người dân cùng hơn 100 tấn hàng hóa đã được di dời đến nơi an toàn. Tuy nhiên, vẫn có một số hộ tỏ ra chủ quan, không chịu di chuyển. Lãnh đạo UBND thị trấn An Lạc Thôn cử cán bộ đến kiên quyết vận động, thuyết phục họ mới chấp hành.

Tuy sạt lở và hậu quả đáng tiếc đã không xảy ra, tài sản của người dân được

Hình 4.5 Sạt lở đoạn đường đan ấp Ba Lăng

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp khắc phục tình trạng sạt lở đất tại huyện kế sách, tỉnh sóc trăng (Trang 27)