Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của sự bổ sung urê, dây lá bìm bìm và bánh dầu dừa trong khẩu phần đến sự tiêu thụ thức ăn, tỉ lệ tiêu hóa và thông số dịch dạ cỏ của bò lai sind tăng trưởng (Trang 39)

28

Tất cả số liệu của thí nghiệm được xử lý sơ bộ trên bảng tính Microsoft

Excel 2003, sau đó là xử lý bằng phương pháp phân tích phương sai theo mô hình tuyến tính tổng quát (General Linear Model) trên phần mềm Minitab 13.21 Phép thử Tukey để tìm mức ý nghĩa thống kê về sự khác biệt của các cặp nghiệm thức (Minitab, 2000).

29

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1 Thành phần hóa học các thực liệu dùng trong thí nghiệm

Thành phần dưỡng chất của các loại thức ăn dùng trong thí nghiệm được trình bày trong Bảng 4.1

Bảng 4.1: Thành phần dưỡng chất (% DM) các loại thức ăn dùng trong thí nghiệm

Thực liệu DM OM CP EE NDF Ash

Bìm Bìm 11,5 86,9 14,1 7,02 48,1 13,1

Cỏ lông tây 17,3 90,1 9,25 5,75 69,0 9,89

Urê 100 – 288 – – –

Bánh dầu dừa 80,4 93,3 19,5 – 56,6 6,7

Ghi chú: DM: vật chất khô, OM: vật chất hữu cơ, CP:đạm thô, EE: béo thô, NDF: xơ trung tính, Ash: khoáng tổng số.

Bảng 4.1 trình bày hàm lượng CP của urê là cao nhất 288%, bánh dầu dừa 19,5%, bìm bìm có CP tương đối là 14,1% và cỏ lông tây là 9,25%. Hàm lượng DM của 4 nguồn đạm trên khá chênh lệch. Urê là thực liệu có DM cao nhất 100%, tiếp đến là bánh dầu dừa 80,4%, cỏ lông tây và bìm bìm có lượng DM khá thấp 17,3% và 11,5%.

Qua bảng 4.1 có thể thấy Bìm bìm trong thí nghiệm có hàm lượng DM và CP là 9,25% và 14,1% kết quả này thấp hơn so với 13,5% trong báo cáo thí nghiệm của Lê Ngọc Hường (2013) nhưngcó hàm lượng CP thì tươngđương là

14,1% CP. Hàm lượng NDF của bìm bìm trong thí nghiệm là 48,1% cao hơn so

với thí nghiệm của Đoàn Hiếu Nguyên Khôi (2012) là 38,8%.

Cỏ lông tây có hàm lượng DM là 17,3% tương đương với kết quả thí nghiệm của Nguyễn Nhật Nam (2013) là 17,0% và 17,7 % của Đoàn Hiếu Nguyên Khôi (2012). Hàm lượng CP của cỏ lông tây trong thí nghiệm là 9,25%

tương đương so với 9,5% của Phạm Văn Lẹ(2013) nhưng giá trị này thấp hơn so

với 14,7% trong thí nghiệm của Nguyễn Thành Luân (2014). Điều này có thể

giải thích do sự khác nhau giữa mùa trong năm cũng như là do giai đoạn phát triển của cỏ lông tây hay là do thời điểm thu hoạch khác nhau nên thành phần và chất lượng cỏ cũng khác nhau. Trong thí nghiệm thì hàm lượng NDF là 69,0%

cao hơn kết quả của Huỳnh Hoàng Thi (2013) là 65,1%.

Qua kết quả thành phần hóa học của thực liệu cho thấy cỏ lông tây và bìm bìm có thể sử dụng làm nguồn thức ăn đảm bảo nhu cầu lượng vật chất khô của gia súc. Urê, bánh dầu dừa có hàm lượng đạm thô cao nên được bổsung để cân

30

4.2 Lượng thức ăn, dưỡng chất và năng lượng trao đổi của bò trong thí nghiệm

Lượng thức ăn, dưỡng chất tiêu thụvà năng lượng trao đổi của thí nghiệm trên bò được trình bày ở Bảng 4.2.

Bảng 4.2: Lượng thức ăn, dưỡng chất và năng lượng trao đổi của bò trong thí nghiệm

Chỉ tiêu

Nghiệm thức

Không

bổ sung Urê Urê + BB BDD +SEM P (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lượng thức ăn, kg tươi/con/ngày

CLT 24,3 22,4 21,5 23,9 0,852 0,162

BB _ _ 3,98 _ _ _

Urê _ 0,027 0,008 _ _ _

BDD _ _ _ 0,383 _ _

Lượng thức ăn, kg DM/con/ngày

CLT 4,19 3,87 3,69 4,12 0,147 0,157

BB _ _ 0,457 _ _ _

Urê _ 0,027 0,008 _ _ _

BDD _ _ _ 0,308 _ _

Lượng dưỡng chất, kg/con/ngày

DM 4,20 3,90 4,16 4,43 0,149 0,194

OM 3,78 3,49 3,72 4,00 0,137 0,170

CP 0,398 0,443 0,443 0,448 0,014 0,157

NDF 2,88 2,66 2,75 3,01 0,105 0,206

Năng lượng trao đổi

ME,MJ/con/ngày 35,6 33,8 36,7 39,9 2,18 0,335

ME,MJ/con/W0,75 0,698 0,684 0,713 0,762 0,041 0,589

Ghi chú: DM: vật chất khô, OM: vật chất hữu cơ, CP: đạm thô, NDF: xơ trung tính, ME: năng lượng

trao đổi theo công thức của Bruinenberg et al. (2002), W0,75: khối lượng trao đổi chất, CLT: cỏ lông tây, BB: bìm bìm, BDD: bánh dầu dừa.

Qua bảng 4.2 cho thấy lượng DM của cỏ lông tây thức ăn lần lượt ở

nghiệm thức không bổ sung, urê, urê + BB và BDD là 4,19; 3,87; 3,69 và 4,12 kg DM/con/ngày, và sự khác biệt giữa các nghiệm thức là không có ý nghĩa

31

Lượng dưỡng chất tiêu thụ DM, OM, CP và NDF được trình bày trong bảng 4.2 giữa các nghiệm thức là tương đương nhau (P>0,05). Cụ thể DM dao

động trong khoảng 3,90–4,43 (kg/con/ngày), OM là 3,49–4,00 (kg/con/ngày), sự

sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quảnày cao hơn so với nghiên cứu của Lê Ngọc Hường (2013) trên khẩu phần bìm bìm thay thế cỏ lông tây có DM là 2,55–2,67 (kg/con/ngày) nhưng khác so với nghiên cứu của Nguyễn Văn

Lâm (2013) là 5,22–6,07(kg/con/ngày). CP tiêu thụ dao động trong khoảng 0,398–0,448 (kg/con/ngày) khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). CP

cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thành Luân (2014) về ảnh hưởng của các nguồn đạm lên sự tiêu thụ thức ăn, tỉ lệtiêu hóa dưỡng chất và thông số dịch dạ cỏ của bò lai Sind là 0,298–0,388 (kg/con/ngày). NDF tiêu thụdao động trong khoảng 2,66–3,01 (kg/con/ngày) sai khác giữa các nghiệm thức này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Hàm lượng NDF tiêu thụ cao hơn so với nghiên cứu của Hứa Lê Khanh (2012) là 1,71–1,86 (kg/con/ngày).

Hàm lượng DM tiêu thụđược biểu diễn ở hình 4.1

Hình 4.1: Hàm lượng DM tiêu thụ trong thí nghiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năng lượng trao đổi (MJ/con/ngày) (Bảng 4.2) thay đổi trong khoảng 33,8–39,9 (MJ/con/ngày) kết quả này cao hơn so với Lê Ngọc Hường (2013) là 23,48–24,90. Năng lượng trao đổi tính trên khối lượng trao đổi dao động trong khoảng 0,684–0,762 (MJ/W0,75) kết quả này phù hợp với Nguyễn Thành Long (2013) là 0,701–0,723 (MJ/W0,75). Tuy nhiên sự khác biệt là không có ý nghĩa

32

Hình 4.2: Năng lượng trao đổi ME,MJ/con/ngày

4.3 pH, N–NH3 và acid béo bay hơi dịch dạ cỏở các thời điểm 0 giờ và 3 giờ 3 giờ

Các thông số dịch dạ cỏ của bò trong thí nghiệm (pH, N–NH3, ABBH) ở

thời điểm 0 và 3 giờđược trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3: Các thông số dịch dạ cỏ của bò trong thí nghiệm

Chỉ tiêu

Nghiệm thức

Không

bổ sung Urê Urê + BB BDD +SEM P

pH 0 giờ 6,74 6,79 6,79 6,83 0,114 0,958 3 giờ 6,56 6,62 6,60 6,70 0,103 0,780 N_NH3, mg/100ml 0 giờ 14,7 15,4 14,4 14,7 0,544 0,609 3 giờ 19,6 17,6 17,6 19,3 1,11 0,467 Chênh lệch 4,90 2,18 3,23 4,63 1,04 0,308 ABBH, µmol/l 0 giờ 80,0 82,3 72,7 82,8 4,18 0,376 3 giờ 95,5 90,9 92,7 88,6 2,77 0,411 Chênh lệch 15,6 8,68 19,9 5,88 3,34 0,083

33

Kết quả về các thông số dịch dạ cỏ của bò giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm ở bảng 4.3, nhìn chung là tương đương nhau (P>0,05). Giá trị pH tại thời

điểm 0 giờdao động trong khoảng 6,74–6,83 không ảnh hưởng đến môi trường dạ cỏ bởi theo Hoover et al., (1984) cho rằng pH thấp hơn 5,5 và cao hơn 7,5 sẽ

làm giảm khả năng tiêu hóa xơ. Theo Cotta and Hespell (1986) chỉ ra rằng vi khuẩn phân giải protein hoạt động tốt khi pH từ 5,5–7,0. pH dịch dạ cỏ sau khi

ăn 3 giờ thay đổi từ 6,56 đến 6,70 thấp hơn nghiên cứu của Hứa Lê Khanh (2012) là 6,96–7,18.

Nồng độ N–NH3ở các nghiệm thức tại thời điểm 0 giờ khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Các giá trị của nồng độ N–NH3 lúc 0 giờ của nghiệm thức không bổ sung, urê, urê + BB và BDD dao động trong khoảng từ 14,4–15,4 mg/100ml. Sau 3 giờcho ăn thì nồng độ N–NH3 cao hơn so với trước khi ăn ở

tất cả các nghiệm thức và khác biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa

thống kê (P>0,05). Các nghiệm thức có nồng độ N–NH3 3 giờ sau khi cho ăn dao động trong khoảng 17,6–19,6 mg/100ml.

Trước khi cho ăn thì nồng độ acid béo bay hơi nằm trong khoảng 72,7– 82,8 µmol/l (P>0,05), tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Văn Lâm (2013) là 77,4–82,6 µmol/l. Sau khi cho ăn 3 giờ thì nồng độ acid béo bay hơi trong

dịch dạ cỏ tăng ở các nghiệm thức so với 0 giờ, tuy nhiên khác biệt giữa các nghiệm thức là không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Nồng độ acid béo bay hơi

sau 3 giờ cho ăn ở trong khoảng 88,6–95,5 µmol/l và cao hơn Nguyễn Thành Luân (2014) là 72,1–81,3 µmol/l.

Kết quả từ bảng 4.3 cho thấy việc bổ sung các nguồn đạm urê, BDD cùng với khẩu phần cơ bản như cỏ lông tây và bìm bìm trong khẩu phần không ảnh

hưởng đến các thông số dịch dạ cỏdo đó đảm bảo hoạt động bình thường của hệ

vi sinh vật phân giải xơ và protein.

4.4 Tỉ lệ tiêu hóa các dưỡng chất (%), cân bằng nitơ và tăng trọng của bò trong thí nghiệm

34

Bảng 4.4: Tỉ lệ tiêu hóa (%), lượng dưỡng chất tiêu hóa, cân bằng nitơ và tăng trọng của bò trong thí nghiệm

Chỉ tiêu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghiệm thức

Không

bổ sung Urê Urê+BB BDD +SEM P

Tỉ lệ tiêu hóa,%

DM 61,7 63,3 63,8 64,2 1,30 0,561

OM 62,9 64,4 64,7 65,4 1,29 0,611

CP 65,9 74,2 70,5 69,7 2,30 0,189

NDF 67,0 68,0 67,5 68,4 1,27 0,871

Lượng dưỡng chất tiêu hóa, kg

DM 2,57 2,46 2,68 2,88 0,156 0,356

OM 2,36 2,24 2,43 2,65 0,145 0,333

CP 0,260 0,329 0,306 0,316 0,020 0,198

NDF 1,92 1,80 1,87 2,08 0,112 0,424

Cân bằng nitơ, g/con/ngày

Nitơ ăn vào 63,7 70,9 69,2 71,7 2,30 0,156

Nitơ thải ra 48,3 47,0 46,5 48,0 1,55 0,818

Nitơ tích lũy 15,3 24,0 22,8 23,8 2,58 0,153

Nitơ tích lũy

g/kgW0,75 0,307 0,488 0,438 0,447 0,047 0,132

Tăng trọng của bò thí nghiệm

Khối lượng đầu thí

nghiệm, kg 186 182 186 190 3,38 0,513

Khối lượng cuối thí

nghiệm, kg 195 189 192 197 5,00 0,624

Tăng trọng kg/ngày 0,642 0,404 0,431 0,509 0,137 0,633 Khối lượng trung

bình 190 185 189 193 4,15 0,548

Khối lượng trao đổi

chất 51,1 50,0 50,9 51,6 0,846 0,593

Ghi chú: DM: vật chất khô; OM: chất hữu cơ; CP: protein thô; NDF: xơ trung tính; W0,75: khối lượng

35 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.4 cho thấy tỉ lệ tiêu hóa DM ở các nghiệm thức không bổ sung, urê, urê + BB và BDD lần lượt là 61,7%; 63,3%; 63,8%; 64,2% và khác biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), tương đương với kết quả nghiên cứu của Hứa Lê Khanh (2012) là khoảng 60,1–63,3%. Tỉ lệ tiêu hóa

CP dao động từ 65,9–74,2% (P>0,05) tương đương với nghiên cứu của Nguyễn

Văn Lâm (2013) là 51,7–76,0% và cao hơn Nguyễn Thành Long (2013) là 64,4– 69,6%. Tỉ lệ tiêu hóa NDF qua các nghiệm thức không bổ sung, urê, urê + BB và BDD lần lượt là 67,0; 68,0; 67,5; 68,4 (P>0,05).

Lượng DM tiêu hóa thay đổi từ 2,46–2,88 kg/con/ngày (P>0,05) tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Thành Long (2013) là 2,36–2,66 kg/con/ngày. Lượng OM tiêu hóa nằm trong khoảng là 2,24–2,65 kg/con/ngày (P>0,05) cao hơn OM tiêu hóa của Hứa Lê Khanh (2012) là 1,41–1,63 kg/con/ngày. Theo Nguyễn Thành Luân (2014) thì CP là 0,298–0,338 kg phù hợp với kết quả nghiên cứu này 0,260–0,329 kg (P>0,05). NDF tiêu hóa nằm trong khoảng 1,80–2,08 kg (P>0,05) tương đương Nguyễn Thành Long (2013) là 1,80–2,08 kg.

Hình 4.3 Hàm lượng Nitơ tích lũy (g/con/ngày) của bò trong thí nghiệm

Lượng nitơ tích lũy và nitơ tích lũy trên khối lượng trao đổi (Bảng 4.4) lần

lượt là 15,3–24,0 g/con/ngày và 0,307–0,488g/kgW0,75, khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quảnày tương đương với nghiên cứu của Nguyễn

Văn Lâm (2013) là 0,152–0,623 g/kgW0,75 và Nguyễn Thành Luân là (2014) 0,073–0,885 g/kgW0,75 .

Tăng trọng trên ngày của bò trong thí nghiệm dao động từ 0,404 đến 0,642 kg/ngày và không có khác biệt giữa các nghiệm thức (P>0,05). Kết quả này cao

hơn nghiên cứu của Lê Ngọc Hường (2013) bò có khối lượng từ 89 đến 111 kg

36

Qua bảng 4.4, khi bổ sung nguồn đạm khác nhau (urê, bìm bìm + urê, bánh dầu dừa) thì khảnăng tiêu hóa, nitơ tích lũy cúng như tăng trọng ở bò đạt kết quả

tốt.

37

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận

Qua thí nghiệm có thể kết luận như sau: khẩu phần cho bò ăn cỏ lông tây hoàn toàn hoặc kết hợp với bổ sung urê, urê và bìm bìm hay bánh dầu dừa ở mức 230 gCP/100 kg thể trọng thì dưỡng chất ăn vào, năng lượng tiêu thụ, tỉ lệ tiêu hóa và khảnăng tăng trọng của bò là tương đương nhau. Các thông số dịch dạ cỏ đảm bảo cho hoạt động bình thường của hệ vi sinh vật. Tuy vậy, khẩu phần bổ sung đạm bằng bánh dầu dừa cho thấy triển vọng hơn.

5.2 Đề xuất

Có thể sử dụng các nguồn đạm như urê, bánh dầu dừa để làm thức ăn bổ

sung trong khẩu phần nuôi bò tăng trưởng. Tiếp tục nghiên cứu các loại thức ăn

38

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Barnett A. J. G. and R. L. Reid, 1957. “Studies on the production of volatile fatty acids from grass by rumen liquor in an artificial rumen. The volatile fatty acid production from grass”, Journal of Agricultural Science, 48:315–321.

Bruinenberg M. H., 2002. Factors affecting digestibility of temperate forages from seminatural grasslands, Grass and forage science 57, pp292–301.

Bùi Đức Lũng, Vũ Duy Giảng, Hoàng Văn Tiến và Bùi Văn Chính, 1995.

Thức ăn và dinh dưỡng gia súc(Giáo trình cao học Nông nghiệp). Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội.

Cotta M. A. and R. B. Hespell, 1986. “Proteolytic activity of the ruminal bacterium Butyrivibrio fibrisolvens”, Applied and Environmental Microbiology, Vol 52 No 1: p. 51–58.

Chenost M., C. Kayouli, 1997. Roughage Utilization in Warm Climates. FAO Animal and Health Paper 135. Rome.

Đinh Văn Cải, 2007. Chăn nuôi bò thịt. Nhà xuất bản Nông Nghiệp – Hồ

Chí Minh.

Đoàn Hiếu Nguyên Khôi, 2012. Ảnh hưởng các mức độ bổ sung bánh dầu dừa trong khẩu phần lên năng suất sinh sản của thỏ thuần giống Californian. Luận văn tốt nghiệp Đại học ngành Chăn nuôi, Đại Học Cần Thơ, Cần Thơ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoover W. H., C. R. Jincaid, G. A. Varga, W. V. Thayne and L. L. Junkins Jr, 1984. “Effects of solids and liquid flows on fermentation in continuous

cultures. IV. pH and dilution rate”, Journal of Animal Science 58: 692–69. Huỳnh Hoàng Thi, 2013. Ảnh hưởng các mức độ thay thế cỏ lông tây

(Bracharia multica) bằng dây lá bìm bìm (Operculia turpethum) và đậu lá nhỏ

(Psophocarpus scandens) đến sự sinh khí CH4 và CO2 ởin vitro, tiêu hóa dưỡng chất ởin vivo, các thông số dạ cỏ và tích lũy đạm của cừu tăng trưởng. Luận văn

Cao học ngành Chăn nuôi, Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.

Hứa Lê Khanh, 2012. Ảnh hưởng của các mức độ thay thế cỏ lông tây bằng chuối cây trong khẩu phần đến sự tiêu thụ thức ăn, tỉ lệ tiêu hóa và thông số

dịch dạ cỏ của bò lai Sind tăng trưởng. Luận văn tốt nghiệp Đại học ngành Chăn nuôi, Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.

Kanjanapruthipong and Leng, 1998. A comparison of ammonia and preforormed protein as a source of nitrogen for microbial growth in the rumen of sheep given oaten chaff. Asian – Áu. J. Anim. Sci. 11 (4): 351–362.

Kempton T.J. and R.A. Leng, 1977.Principlesfor the use of non–protein – nitrogen and ‘bypass’ proteins in diets of ruminants. Department of Biochemistry and Nutrition. Faculty of Rural Science, University of New England.

Lana R. P., J. B. Russell, and M. E. van Amburgh. 1998. The role of pH in regulating ruminal methane and ammonia production. J. Anim. Sci. 76:2190– 2196.

39

Leng R.A. and J.V Nolan, 1984. Nitrogen metabolism in the rumen. Journal of Dairy Science, 67(5): 1072–1089.

Lê Đức Ngoan, Nguyễn Thị Hoa Lý và Dư Thị Thanh Hằng, 2005. Giáo trình dinh dưỡng. Trường Đại Học Nông Lâm Huế. Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp.

Lê Ngọc Hường, 2013. Ảnh hưởng của bìm bìm thay thế cỏ lông tây lên sự

tiêu thụ thức ăn, tỉ lệtiêu hóa dưỡng chất và thông số dịch dạ cỏ của bê lai Sind

tăng trưởng. Luận văn tốt nghiệp Đại học ngành Chăn nuôi, Đại Học Cần Thơ,

Cần Thơ.

McDonald P., R. A. Edwards, J. F. D. Greenhagh and C. A. Morgan , 2002. Animal Nutrition (6th edition), Longman Scientific and Technical, N. Y. USA.

McDonald P., R.A. Edwards, J. F. D. Greenhalgh and C. A. Morgan, 1995. Animal Nutrition, Fifth edition. Longman Scientific and technical, New York.

Nguyễn Nhật Nam, 2013. Ảnh hưởng của bổ sung các mức độ bánh dầu dừa trong khẩu phần nuôi thỏ Californian ởgiai đoạn hậu bịvà đẻ lứa thứ nhất. Luận văn tốt nghiệp Đại học ngành Chăn nuôi, Đại Học Cần Thơ, Cần Thơ.

Nguyễn Thành Long, 2013. Ảnh hưởng của các mức độ bổ sung dầu dừa lên sự sinh khí mêtan và cacbonic ở bò Lai Sind trong thí nghiệm in vivo. Luận

văn đại học ngành Chăn nuôi – thú y, Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.

Nguyễn Thành Luân, 2014. Ảnh hưởng của các nguồn đạm lên sự tiêu thụ

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của sự bổ sung urê, dây lá bìm bìm và bánh dầu dừa trong khẩu phần đến sự tiêu thụ thức ăn, tỉ lệ tiêu hóa và thông số dịch dạ cỏ của bò lai sind tăng trưởng (Trang 39)