Nước bọt có dung dịch đệm bicarbonate, pH=8 chứa nồng độ ion natri và
photphate cao. Nước bọt và sự di chuyển các ion bicarbonate qua biểu mô dạ cỏ
giúp cho sựổn định pH. Dung dịch đệm dạ cỏ là môi trường thích hợp cho sự
phát triển của vi khuẩn, nấm và protozoa yếm khí và cho phép ABBH tích tụ
trong dạ cỏ. Môi trường trung tính ở dạ cỏ luôn được duy trì do pH của dạ cỏ được điều chỉnh liên tục bởi quá trình trên.
Ðiều kiện pH dạ cỏ là kết quả thể hiện từ sự tương tác của quá trình lên men VSV với cơ chất và được xem như là cơ sởđể nhận định về sựthay đổi số lượng VSV dạ cỏ. Tỉ lệ tiêu hóa (TLTH) thức ăn có liên hệđến pH, khi pH=5,8 TLTH chất hữu cơ (OM), vách tế bào (NDF) và đạm thấp và tăng ở pH=6,2,
nhưng chỉhơi tăng ở pH=7,0 (Shaver et al., 1984). Người ta tính được khi tăng pH=0,1 đơn vị thì tiêu hóa ADF (xơ acid) tăng 3,6 đơn vị. Sự sản sinh acid axetic tăng ở pH 6,2–6,6 trong khi acid propionic và acid butyric chỉtăng khi pH
5,8–6,2. Sự hiện diện cao của carbohydrate dễ hòa tan sẽ giảm pH, do sự tích lũy
ABBH cao trong thời gian ngắn chưa kịp hấp thu từ sự lên men các carbohydrate hòa tan. Nhiều tác giả cho thấy pH thay đổi theo thời gian sau khi cho ăn (Van Soest et al., 1991; Kanjanapruthipong and Leng, 1998). Nhìn chung gia súc ăn
nhiều thức ăn hỗn hợp dễ dẫn đến sự hạ thấp pH dịch dạ cỏ hơn thức ăn thô
(Lana et al., 1998).
Hoạt lực của VSV phân giải xơ đạt mức tối ưu khi pH dạ cỏ bằng khoảng 6,8 và sẽ giảm rõ rệt khi pH dạ cỏ xuống dưới 6,2. Bổ sung quá nhiều thức ăn
tính vào khẩu phần có thể làm giảm hoạt lực phân giải xơ do acid béo bay hơi được sinh ra nhiều và nhanh làm giảm đột ngột pH dạ cỏ. Do vậy, trong trường hợp bổ sung thức ăn cần phải cho ăn đều đặn để tránh giảm đột ngột pH dạ cỏ
(Nguyễn Xuân Trạch, 2004).