Bánh dầu dừa

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của sự bổ sung urê, dây lá bìm bìm và bánh dầu dừa trong khẩu phần đến sự tiêu thụ thức ăn, tỉ lệ tiêu hóa và thông số dịch dạ cỏ của bò lai sind tăng trưởng (Trang 35)

Hình 2.12: Bánh dầu dừa sử dụng trong thí nghiệm

Việt Nam là một trong những nước sản xuất nhiều dừa và các sản phẩm từ

dừa. Cơm dừa khô là phần cùi dừa của trái dừa đem sấy khô theo cách thức thủ

công hay bằng thiết bị chuyên dụng. Sản phẩm này có giá trị vì là nguyên liệu chế ra dầu dừa, làm bánh, mứt, kẹo và phụ phẩm có thể làm thức ăn chăn nuôi

gia súc hay làm phân bón. Trong quá trình chiết xuất lấy dầu thì thu được khoảng 70% dầu và 30% bã dừa. Phụ phẩm này được ép thành bánh dùng làm thức ăn cho gia súc.

Hàm lượng dầu trong bánh dầu dừa biến động từ 2,5–6,5%, có điểm bất lợi dễ bị ôi trong khi tồn trữ. Tình trạng mau ôi của bánh dầu dừa không phải do bị

oxy hóa vì chứa acid béo chưa no mà do hiện tượng thủy phân xảy ra khi hút ẩm tạo ra các acid béo chuỗi ngắn tan trong nước có mùi hôi khó chịu hoặc khi ẩm

độ thích hợp thì nấm móc phát triển làm sản sinh ra các ceton có mùi hôi.

Protein trong bánh dầu dừa thuộc loại kém nhất trong các protein thực vật. Chứa 19–21% CP chất lượng không cao, thấp về Lysine, Histidine đồng thời

hàm lượng xơ trong bánh dầu dừa cao 13% đây là điều hạn chế của bánh dầu dừa khi dùng trong khẩu phần cho gia súc độc vị. Bánh dầu dừa có đặc tính hút

đường cao đến 50% trọng lượng của nó, đặc tính này được sử dụng để phối hợp các khẩu phần có mật đường.

Bảng 2.3: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của bánh dầu dừa (%DM)

Thực liệu DM OM CP CF EE Tro

Bánh dầu dừa ép máy 90,8 93,3 19,4 12,4 6,66 6,68

Bánh dầu dừa thủ công 91,1 93,2 17,1 14,7 10,6 6,80

Ghi chú: DM: vật chất khô; OM: vật chất hữu cơ; CP: protein thô; CF: xơ thô; EE: béo thô. (Nguồn: Thành phần và giá trịdinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm Việt Nam (1995)).

24

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm

3.1.1 Địa điểm

Địa điểm: thí nghiệm được tiến hành tại trại chăn nuôi thực nghiệm, số

474C/18, Khu vực Bình An, Phường Long Hoà, Quận Bình Thuỷ, Thành phố

Cần Thơ.

Mẫu phân tích thành phần dưỡng chất được tiến hành tại phòng thí nghiệm thuộc Bộ môn Chăn nuôi, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường

Đại học Cần Thơ.

3.1.2 Thời gian

Thí nghiệm được tiến hành từtháng 05 đến tháng 08 năm 2014

3.2 Các dụng cụ thí nghiệm

Cân bàn cơ: 400 kg

Cân đồng hồ: loại 30 kg, 2 kg và 1 kg

Cân điện tử: loại 2 kg

Xô đựng phân, nước tiểu, nước uống Liềm, dao, kéo cắt cỏ, thau nhựa Dụng cụ thu phân và túi thu nước tiểu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dụng cụ lấy dịch dạ cỏ: chuồng ép, dây, ống thông, ống tiêm nhựa.

Dụng cụ và hóa chất để phân tích trong phòng thí nghiệm E205 thuộc Bộ

môn Chăn nuôi, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần

Thơ.

3.3 Phương tiện thí nghiệm

Đối tượng: thí nghiệm được thực hiện trên 4 con bò đực lai Sind có trọng

lượng ban đầu là 171,5±26,4 kg. Bò được tiêm phòng bệnh ký sinh trùng bằng Bivermectin 0,25%, sán lá gan bằng Bioxinnil, bệnh lỡ mồng long móng và tụ

huyết trùng.

Chuồng trại: trại được lợp tole, xung quanh có lưới rào tránh mưa tạt gió lùa. Bò được nuôi trên chuồng sàn, chuồng nuôi được ngăn làm 4 ngăn, mỗi

25

Hình 3.1: Bò nuôi trong thí nghiệm

2.4 Phương pháp thí nghiệm 2.4.1 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hình vuông Latin với 4 nghiệm thức, 4

giai đoạn trên 4 con bò lai Sind. Bốn nghiệm thức (NT1, NT2, NT3, NT4) bao gồm các khẩu phần:

NT1: Không bổ sung. NT2: Urê.

NT3: Bìm bìm và urê. NT4: Bánh dầu dừa.

Cỏ lông tây được cho ăn tự do. Bìm bìm, urê, bánh dầu dừa được bổ sung vào khẩu phần đểđảm bảo trong khẩu phần bổ sung có 230 gCP/100 kg thể

trọng (Pham Tan Nha et al., 2008).

Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Ghi chú: NT1, NT2, NT3 và NT4 lần lược là các nghiệm thức cỏ lông tây, cỏ lông tây và urê, cỏ lông tây 85% bìm bìm 15% và urê, cỏ lông tây và bánh dầu dừa.

Giai đoạn I II III IV

1 NT3 NT2 NT1 NT4

2 NT1 NT4 NT2 NT3

3 NT4 NT1 NT3 NT2

26

2.4.2 Phương pháp tiến hành

Gia súc được cho ăn 3 lần mỗi ngày (7, 14 và 19 giờ), mỗi lần cho ăn một phần ba lượng thức ăn của mỗi con trong ngày. Cho bò ăn thức ăn bổsung trước và cho ăn cỏ lông tây sau. Thức ăn bổ sung gồm: Bánh dầu dừa, urê được trộn với cỏ lông tây cắt nhuyễn. Cỏ lông tây được chặt ngắn khoảng 6–10 cm cho bò

ăn tự do, bìm bìm được cắt ngắn và cho ăn bổ sung theo khẩu phần. Cho bò uống

nước 2 lần trong ngày (11 và 18 giờ). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.2: thức ăn bổ sung trong thí nghiệm

Mỗi giai đoạn thí nghiệm kéo dài 14 ngày trong đó 7 ngày đầu tập cho bò

ăn để thích nghi với khẩu phần thí nghiệm và 7 ngày kế thu thập mẫu để phân tích các chỉ tiêu.

Hình 3.3: Thu nước tiểu của bò trong thí nghiệm

2.4.3 Các chỉ tiêu theo dõi và thu thập số liệu

Thành phần hóa học của các loại thức ăn trong thí nghiệm gồm: vật chất khô (DM), vật chất hữu cơ (OM), protein thô (CP), béo thô (EE) và khoáng tổng số được xác định theo AOAC (1990). Xơ trung tính (NDF) vàxơ acid (ADF)

27

được xác định theo Van Soest (1970). Năng lượng trao đổi (ME) được tính từ các dưỡng chất tiêu hóa theo Bruinenberg et al.,2002.

Sự tiêu thụ các dưỡng chất thức ăn (DM, OM, CP, NDF, ADF) và năng lượng trao đổi. Mức tiêu thụcác dưỡng chất thức ăn được xác định bằng cách cân

lượng thức ăn trước khi cho ăn và cân phần thức ăn còn dư vào sáng ngày hôm

sau. Các mẫu thức ăn cho ăn, thức ăn dư được thu lấy 7 ngày liên tục trong

giai đoạn lấy mẫu ở mỗi giai đoạn thí nghiệm. Mẫu thức ăn xanh được cắt ngắn và sấy ở 600C trong 48 giờ, rồi nghiền mịn qua lỗ rây 1 mm để phân tích thành phần dưỡng chất.

Mức tiêu thụ các dưỡng chất thức ăn được tính theo công thức: Lượng

dưỡng chất tiêu thụ = lượng dưỡng chất thức ăn trước khi cho ăn – lượng

dưỡng chất thức ăn còn thừa

Tăng trọng của bò trong thí nghiệm: cân bằng cân đại gia súc, cân 2 ngày liên tiếp vào đầu và cuối mỗi giai đoạn và cân trước khi cho ăn.

Các thông số dạ cỏ: pH, acid béo bay hơi (ABBH), nồng độ nitơ dạng ammonia (N–NH3) của dịch dạ cỏ. Mẫu dịch dạ cỏ được lấy bằng ống thông thực quản, lấy vào lúc trước khi cho ăn và sau khi ăn 3 giờ. Mỗi lần lấy 50 ml dịch dạ cỏ trên mỗi con đựng trong bình, đậy kín rồi đem lên phòng thí nghiệm

để phân tích trong ngày. Giá trị pH dịch dạ cỏđược đo bằng pH kế. Nồng độ

N–NH3được xác định bằng phương pháp Kjeldahl. Nồng độ acid béo bay hơi

dịch dạ cỏđược xác định theo phương pháp chưng cất (Barnet and Reid, 1957). Tỉ lệ tiêu hoá vật chất khô (DMD), vật chất hữu cơ (OMD), protein thô (CPD), xơ trung tính (NDFD), xơ acid (ADFD). Tỉ lệ tiêu hoá các dưỡng chất

được xác định bằng cách ghi nhận lượng dưỡng chất thức ăn tiêu thụvà lượng

dưỡng chất bài thải theo phân (McDonald et al., 2002). Phương pháp lấy mẫu, xử lý mẫu và phân tích mẫu phân là tương tựnhư mẫu thức ăn.

Tỉ lệtiêu hoá dưỡng chất = [(Lượng dưỡng chất tiêu thụ – Lượng dưỡng chất bài thải theo phân)/ Lượng dưỡng chất tiêu thụ] x 100

Sự tích lũy đạm được xác định bằng cách ghi nhận và phân tích nitơ thức

ăn tiêu thụ, phân và nước tiểu trong 7 ngày. Mẫu nước tiểu sẽđược xử lý bằng 13% dung dịch H2SO4 10% (Pathoummalangsy and Preston, 2006) và được

phân tích nitơ ngay trong ngày. Nitơ tích lũy được tính như sau: Nitơtích luỹ = Nitơtiêu thụ – (Nitơphân + Nitơnước tiểu)

28

Tất cả số liệu của thí nghiệm được xử lý sơ bộ trên bảng tính Microsoft

Excel 2003, sau đó là xử lý bằng phương pháp phân tích phương sai theo mô hình tuyến tính tổng quát (General Linear Model) trên phần mềm Minitab 13.21 Phép thử Tukey để tìm mức ý nghĩa thống kê về sự khác biệt của các cặp nghiệm thức (Minitab, 2000).

29 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1 Thành phần hóa học các thực liệu dùng trong thí nghiệm

Thành phần dưỡng chất của các loại thức ăn dùng trong thí nghiệm được trình bày trong Bảng 4.1

Bảng 4.1: Thành phần dưỡng chất (% DM) các loại thức ăn dùng trong thí nghiệm

Thực liệu DM OM CP EE NDF Ash

Bìm Bìm 11,5 86,9 14,1 7,02 48,1 13,1

Cỏ lông tây 17,3 90,1 9,25 5,75 69,0 9,89

Urê 100 – 288 – – –

Bánh dầu dừa 80,4 93,3 19,5 – 56,6 6,7

Ghi chú: DM: vật chất khô, OM: vật chất hữu cơ, CP:đạm thô, EE: béo thô, NDF: xơ trung tính, Ash: khoáng tổng số.

Bảng 4.1 trình bày hàm lượng CP của urê là cao nhất 288%, bánh dầu dừa 19,5%, bìm bìm có CP tương đối là 14,1% và cỏ lông tây là 9,25%. Hàm lượng DM của 4 nguồn đạm trên khá chênh lệch. Urê là thực liệu có DM cao nhất 100%, tiếp đến là bánh dầu dừa 80,4%, cỏ lông tây và bìm bìm có lượng DM khá thấp 17,3% và 11,5%.

Qua bảng 4.1 có thể thấy Bìm bìm trong thí nghiệm có hàm lượng DM và CP là 9,25% và 14,1% kết quả này thấp hơn so với 13,5% trong báo cáo thí nghiệm của Lê Ngọc Hường (2013) nhưngcó hàm lượng CP thì tươngđương là

14,1% CP. Hàm lượng NDF của bìm bìm trong thí nghiệm là 48,1% cao hơn so

với thí nghiệm của Đoàn Hiếu Nguyên Khôi (2012) là 38,8%.

Cỏ lông tây có hàm lượng DM là 17,3% tương đương với kết quả thí nghiệm của Nguyễn Nhật Nam (2013) là 17,0% và 17,7 % của Đoàn Hiếu Nguyên Khôi (2012). Hàm lượng CP của cỏ lông tây trong thí nghiệm là 9,25%

tương đương so với 9,5% của Phạm Văn Lẹ(2013) nhưng giá trị này thấp hơn so

với 14,7% trong thí nghiệm của Nguyễn Thành Luân (2014). Điều này có thể

giải thích do sự khác nhau giữa mùa trong năm cũng như là do giai đoạn phát triển của cỏ lông tây hay là do thời điểm thu hoạch khác nhau nên thành phần và chất lượng cỏ cũng khác nhau. Trong thí nghiệm thì hàm lượng NDF là 69,0%

cao hơn kết quả của Huỳnh Hoàng Thi (2013) là 65,1%.

Qua kết quả thành phần hóa học của thực liệu cho thấy cỏ lông tây và bìm bìm có thể sử dụng làm nguồn thức ăn đảm bảo nhu cầu lượng vật chất khô của gia súc. Urê, bánh dầu dừa có hàm lượng đạm thô cao nên được bổsung để cân

30

4.2 Lượng thức ăn, dưỡng chất và năng lượng trao đổi của bò trong thí nghiệm

Lượng thức ăn, dưỡng chất tiêu thụvà năng lượng trao đổi của thí nghiệm trên bò được trình bày ở Bảng 4.2.

Bảng 4.2: Lượng thức ăn, dưỡng chất và năng lượng trao đổi của bò trong thí nghiệm

Chỉ tiêu

Nghiệm thức

Không

bổ sung Urê Urê + BB BDD +SEM P

Lượng thức ăn, kg tươi/con/ngày

CLT 24,3 22,4 21,5 23,9 0,852 0,162

BB _ _ 3,98 _ _ _ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Urê _ 0,027 0,008 _ _ _

BDD _ _ _ 0,383 _ _

Lượng thức ăn, kg DM/con/ngày

CLT 4,19 3,87 3,69 4,12 0,147 0,157

BB _ _ 0,457 _ _ _

Urê _ 0,027 0,008 _ _ _

BDD _ _ _ 0,308 _ _

Lượng dưỡng chất, kg/con/ngày

DM 4,20 3,90 4,16 4,43 0,149 0,194

OM 3,78 3,49 3,72 4,00 0,137 0,170

CP 0,398 0,443 0,443 0,448 0,014 0,157

NDF 2,88 2,66 2,75 3,01 0,105 0,206

Năng lượng trao đổi

ME,MJ/con/ngày 35,6 33,8 36,7 39,9 2,18 0,335

ME,MJ/con/W0,75 0,698 0,684 0,713 0,762 0,041 0,589

Ghi chú: DM: vật chất khô, OM: vật chất hữu cơ, CP: đạm thô, NDF: xơ trung tính, ME: năng lượng

trao đổi theo công thức của Bruinenberg et al. (2002), W0,75: khối lượng trao đổi chất, CLT: cỏ lông tây, BB: bìm bìm, BDD: bánh dầu dừa.

Qua bảng 4.2 cho thấy lượng DM của cỏ lông tây thức ăn lần lượt ở

nghiệm thức không bổ sung, urê, urê + BB và BDD là 4,19; 3,87; 3,69 và 4,12 kg DM/con/ngày, và sự khác biệt giữa các nghiệm thức là không có ý nghĩa

31

Lượng dưỡng chất tiêu thụ DM, OM, CP và NDF được trình bày trong bảng 4.2 giữa các nghiệm thức là tương đương nhau (P>0,05). Cụ thể DM dao

động trong khoảng 3,90–4,43 (kg/con/ngày), OM là 3,49–4,00 (kg/con/ngày), sự

sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quảnày cao hơn so với nghiên cứu của Lê Ngọc Hường (2013) trên khẩu phần bìm bìm thay thế cỏ lông tây có DM là 2,55–2,67 (kg/con/ngày) nhưng khác so với nghiên cứu của Nguyễn Văn

Lâm (2013) là 5,22–6,07(kg/con/ngày). CP tiêu thụ dao động trong khoảng 0,398–0,448 (kg/con/ngày) khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). CP

cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thành Luân (2014) về ảnh hưởng của các nguồn đạm lên sự tiêu thụ thức ăn, tỉ lệtiêu hóa dưỡng chất và thông số dịch dạ cỏ của bò lai Sind là 0,298–0,388 (kg/con/ngày). NDF tiêu thụdao động trong khoảng 2,66–3,01 (kg/con/ngày) sai khác giữa các nghiệm thức này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Hàm lượng NDF tiêu thụ cao hơn so với nghiên cứu của Hứa Lê Khanh (2012) là 1,71–1,86 (kg/con/ngày).

Hàm lượng DM tiêu thụđược biểu diễn ở hình 4.1

Hình 4.1: Hàm lượng DM tiêu thụ trong thí nghiệm

Năng lượng trao đổi (MJ/con/ngày) (Bảng 4.2) thay đổi trong khoảng 33,8–39,9 (MJ/con/ngày) kết quả này cao hơn so với Lê Ngọc Hường (2013) là 23,48–24,90. Năng lượng trao đổi tính trên khối lượng trao đổi dao động trong khoảng 0,684–0,762 (MJ/W0,75) kết quả này phù hợp với Nguyễn Thành Long (2013) là 0,701–0,723 (MJ/W0,75). Tuy nhiên sự khác biệt là không có ý nghĩa

32

Hình 4.2: Năng lượng trao đổi ME,MJ/con/ngày (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.3 pH, N–NH3 và acid béo bay hơi dịch dạ cỏở các thời điểm 0 giờ và 3 giờ 3 giờ

Các thông số dịch dạ cỏ của bò trong thí nghiệm (pH, N–NH3, ABBH) ở

thời điểm 0 và 3 giờđược trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3: Các thông số dịch dạ cỏ của bò trong thí nghiệm

Chỉ tiêu

Nghiệm thức

Không

bổ sung Urê Urê + BB BDD +SEM P

pH 0 giờ 6,74 6,79 6,79 6,83 0,114 0,958 3 giờ 6,56 6,62 6,60 6,70 0,103 0,780 N_NH3, mg/100ml 0 giờ 14,7 15,4 14,4 14,7 0,544 0,609 3 giờ 19,6 17,6 17,6 19,3 1,11 0,467 Chênh lệch 4,90 2,18 3,23 4,63 1,04 0,308 ABBH, µmol/l 0 giờ 80,0 82,3 72,7 82,8 4,18 0,376 3 giờ 95,5 90,9 92,7 88,6 2,77 0,411 Chênh lệch 15,6 8,68 19,9 5,88 3,34 0,083

33

Kết quả về các thông số dịch dạ cỏ của bò giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm ở bảng 4.3, nhìn chung là tương đương nhau (P>0,05). Giá trị pH tại thời

điểm 0 giờdao động trong khoảng 6,74–6,83 không ảnh hưởng đến môi trường dạ cỏ bởi theo Hoover et al., (1984) cho rằng pH thấp hơn 5,5 và cao hơn 7,5 sẽ

làm giảm khả năng tiêu hóa xơ. Theo Cotta and Hespell (1986) chỉ ra rằng vi khuẩn phân giải protein hoạt động tốt khi pH từ 5,5–7,0. pH dịch dạ cỏ sau khi

ăn 3 giờ thay đổi từ 6,56 đến 6,70 thấp hơn nghiên cứu của Hứa Lê Khanh (2012) là 6,96–7,18.

Nồng độ N–NH3ở các nghiệm thức tại thời điểm 0 giờ khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Các giá trị của nồng độ N–NH3 lúc 0 giờ của nghiệm thức không bổ sung, urê, urê + BB và BDD dao động trong khoảng từ 14,4–15,4 mg/100ml. Sau 3 giờcho ăn thì nồng độ N–NH3 cao hơn so với trước khi ăn ở

tất cả các nghiệm thức và khác biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa

thống kê (P>0,05). Các nghiệm thức có nồng độ N–NH3 3 giờ sau khi cho ăn dao động trong khoảng 17,6–19,6 mg/100ml.

Trước khi cho ăn thì nồng độ acid béo bay hơi nằm trong khoảng 72,7– 82,8 µmol/l (P>0,05), tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Văn Lâm (2013) là 77,4–82,6 µmol/l. Sau khi cho ăn 3 giờ thì nồng độ acid béo bay hơi trong

dịch dạ cỏ tăng ở các nghiệm thức so với 0 giờ, tuy nhiên khác biệt giữa các nghiệm thức là không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Nồng độ acid béo bay hơi

sau 3 giờ cho ăn ở trong khoảng 88,6–95,5 µmol/l và cao hơn Nguyễn Thành Luân (2014) là 72,1–81,3 µmol/l.

Kết quả từ bảng 4.3 cho thấy việc bổ sung các nguồn đạm urê, BDD cùng

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của sự bổ sung urê, dây lá bìm bìm và bánh dầu dừa trong khẩu phần đến sự tiêu thụ thức ăn, tỉ lệ tiêu hóa và thông số dịch dạ cỏ của bò lai sind tăng trưởng (Trang 35)