Công tác quản lý nhà nước vềđất đai nói chung, trong đó có việc quản lý hoạt động chuyển quyền sử dụng đất nói riêng tại huyện Phú Bình trong thời gian qua là tương đối tốt. Thể hiện cụ thểở các điểm sau:
- Một là công tác quản lý luôn luôn bám sát và tuân thủđúng theo Luật Đất đai 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Người sử dụng đất phần lớn đã chấp hành đúng theo pháp luật về đất đai. Cán bộ cơ sở luôn bám sát với tình hình thực tiễn tại địa phương, do vậy đã thực hiện tốt được nhiệm vụ và chức năng của mình. Đồng thời luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý đất đai của mình. Tham mưu giúp chính quyền xã quản lý tốt đất đai trên địa bàn.
- Quản lý tốt hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, đảm bảo cho quyền lợi của người sử dụng đất, đồng thời mang lại nguồn thu cho ngân sách Nhà nước tại địa phương.
4.5.2. Những tồn tại và hạn chế
- Công tác tuyên truyền pháp luật đất đai còn chưa thực sự sâu rộng tới mọi chủ sử dụng đất, còn một số người dân chưa hiểu rõ hoặc hiểu sai về các điều luật đất đai, như trong việc cấp đổi GCNQSDĐ.
- Việc quản lý đất đai trên phạm vi mỗi xã rất rộng mà mỗi xã chỉ có một cán bộĐịa chính chuyên trách.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế, phương tiện cũng như vật tư thiết bị làm việc thiếu thốn, bản đồđã cũ và một sốđã rách nát là hạn chếđối với công tác quản lý.
4.5.3. Hướng giải quyết khắc phục
- Tuyên truyền sâu rộng hơn nữa pháp luật vềđất đai tới mọi người dân.
- Tăng cường tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ và trao đổi kinh nghiệm công tác quản lý cho cán bộ chuyên môn về quản lý đất đai, quản lý xây dựng, quản lý tài nguyên và môi trường.
- Đầu tư thêm cơ sở vật chất kĩ thuật, phương tiện và thiết bị làm việc cho cán bộđịa chính tại địa phương…
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
Sau quá trình thu thập và phân tích số liệu, đề tài đã thu được một số kết quả sau:
* Kết quả về chuyển QSDĐ tại khu vực nghiên cứu cho thấy:
Công tác chuyển QSDĐ trên địa bàn huyện Phú Bình trong iai đoạn từ 2011 đến tháng 6 năm 2014, trong 8 hình thức chuyển QSDĐ thì có 1 hình thức là bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ là không có trường hợp nào đăng ký, còn lại tất cả các trường hợp đều được đăng ký, thực hiện theo đúng trình tự và thủ tục đã được quy định.Điều đó đã được thể hiện qua kết quả dưới đây:
- Hình thức chuyển đổi QSDĐ có 4 trường hợp với tổng diện tích 1112m2. - Hình thức chuyển nhượng QSDĐ có 761 trường hợp đăng ký với tổng diện tích 139848,37m2 .
- Hình thức cho thuê, cho thuê lại QSDĐ có 34 trường hợp với tổng diện tích 15304,3m2.
- Hình thức tặng cho QSDĐ có 24 trường hợp đăng ký với tổng diện tích 1709,38m2.
- Hình thức thừa kế QSDĐ có 997 trường hợp với diện tích 1847147,72m2. - Hình thức thế chấp QSDĐ có 96 trường hợp với tổng diện tích 12635m2 . - Hình thức góp vốn bằng giá trị QSDĐ có 5 trường hợp với tổng diện tích 4582,39m2.
Phần lớn hoạt động chuyển quyền giai đoạn 2011đến tháng 6 năm 2014 trên địa bàn huyện Phú Bình tập trung chủ yếu vào công tác thừa kế QSDĐ và chuyển nhượng QSDĐ. Do các hộ gia đình tập trung chủ yếu vào hoạt động sản xuất nông nghiệp và buôn bán nhỏ lẻ nên các hoạt động góp vốn, bảo lãnh, thừa kế, cho thuê còn xảy ra với số lượng ít.
* Công tác chuyển QSDĐ tại huyện Phú Bình qua sự hiểu biết của NDSXPNN và NDSXNN cho thấy:
Người dân trên địa bàn huyện Phú Bình cũng đã có những hiểu biết cơ bản về các quy định về chuyển QSDĐ trong Luật Đất đai năm 2003, tuy nhiên mức hiểu biết này còn chưa cao, nhiều người chưa thực sự được tìm hiểu về Pháp luật Đất đai, câu trả lời còn mang tính chất suy đoán.
Sự hiểu biết của nhóm NDSXPNN cao hơn so với sự hiểu biết của người dân. Sự hiểu biết của người dân ở khu vực thị trấn cao hơn sự hiểu biết của người dân khu vực xã. Đối với người dân tham gia nhiều thì biết nhiều, tham gia ít thì biết ít, khi họ tham gia bất kỳ hoạt động chuyển quyền nào thì họ phải tìm hiểu về trình tự thủ tục cũng nhưđược hướng dẫn về hình thức đó.
5.2.KIẾN NGHỊ
Để thúc đẩy hơn nữa hoạt động của các hình thức chuyển QSDĐ trên địa bàn huyện Phú Bình thì ban lãnh đạo, ban quản lý cần có những biện pháp cụ thể trong thời gian tới:
- Tổ chức tuyên truyền một cách sâu rộng và có hiệu quả tới người dân những kiến thức về pháp luật đất đai nói chung và về chuyển QSDĐ nói riêng, nhằm nâng cao hiểu biết và trình độ của người dân. Đồng thời với đó là nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao trình độ văn hóa của người dân trên địa bàn huyện
- Cần khắc phục tình trạng thiếu nhân sự trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn thị trấn, nhằm đảm bảo việc nắm chắc tình hình cũng như những biến động về đất đai trên địa bàn thị trấn, tránh những hoạt động ngoài luồng không nằm trong sự kiểm soát của chính quyền địa phương.
- Trú trọng và đầu tư hơn nữa về tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ số trong công tác chuyển QSDĐ. hệ thống hóa các cấp quản lý thống nhất từ trên xuống, từ trung ương tới địa phương, từ các ngành liên quan tới nhau.
Có hệ thống thanh tra, kiểm tra giám sát chặt chẽ trong lĩnh vực đất đai, đây là một lĩnh vực có nhiều vấn đề nhạy cảm, để tránh những tình trạng quan liêu, tham nhũng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2004): Quyết định số 93/207/QĐ- TTg ngày 22/06/2007 về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế
một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước địa phương.
2. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2004): Nghị định số 181/2004/NĐ- CP ngày 29/10/2004 về hướng dẫn thi hành Luật đất đai.
3. Nguyễn Thị Lợi (2008), Bài giảng đăng ký thống kê đất đai, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
4. Nguyễn Ngọc Nông, Nông Thị Thu Huyền, Nguyễn Thị Yến (2011), Giáo
trình Thị trường Bất động sản, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
5. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), Bài giảng pháp luật đất đai, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
6. Phòng TNMT- VPĐK quyền sử dụng đất huyện Phú Bình: Báo cáo kết quả
công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Phú Bình năm 2013 ngày 16 tháng 12 năm 2013.
7. Phòng TNMT- VPĐK quyền sử dụng đất huyện Phú Bình: Báo cáo kết quả
công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Phú Bình năm 2011 ngày 15 tháng 12 năm 2011
8. Phòng TNMT- VPĐK quyền sử dụng đất huyện Phú Bình: Báo cáo kết quả
công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Phú Bình năm 2012 ngày 16 tháng 12 năm 2012
9. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), Giáo trình quản lý nhà nước về đất đai,
Trường Đại học Nông lâm.
10. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1992): Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam ngày 15 tháng 4 năm 1992
11. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003): Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003.
12. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, hướng dẫn số 1748 ngày 27/10/2007 về việc quy định cơ chế một của tại xã, phường.
13. UBND huyện Phú Bình: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ Kinh tế- Xã hội năm 2013 và kế hoạch năm 2014 huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ngày 28 tháng 12 năm 2013.
14. UBND huyện Phú Bình: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 6 tháng đầu dăm và dự ước thực hiện cả năm 2014 và xây dựng kế hoạch năm 2015 Tháng 7 năm 2014.
15. UBND huyện Phú Bình: Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và KHSD đất 5 năm kì đầu(2011-2015) huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
16. UBND huyện Phú Bình: Báo cáo thống kê đất đai huyện Phú Bình ngày 15 tháng 6 năm 2014.