Sơ lược tình hình chuyển quyền sử dụng đất của huyện Phú Bình

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác CHUYỂN QUYỀN sử DỤNG đất tại HUYỆN PHÚ BÌNH GIAI đoạn 2011 đến THÁNG 6 năm 2014 (Trang 32)

Trung tâm huyện Phú Bình cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 25 km, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 70 km, Phú Bình có 21 đơn vị hành chính gồm: 20 xã và 01 thị trấn, có 7 xã được xếp vào diện miền núi, dân số của huyện năm 2010 là 134.336 người. Phú Bình là huyện có vị trí quan trọng và thuận lợi, có khả năng giao lưu kinh tế xã hội và giao lưu hàng hóa với các tỉnh, thành phố và các huyện trong tỉnh tạo mối quan hệ vùng và hợp tác đầu tư thúc đẩy kinh tế phát triển.. Hằng năm dưới sự chỉ đạo của cấp trên cùng với sự chỉđạo của ban lãnh đạo huyện Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý và sử dụng đất đai một cách hợp lý và có hiệu quả. Trong đó phải kể đến công tác chuyển QSDĐ diễn ra trên địa bàn huyện, từ khi Luật Đất đai năm 2003 ra đời và đưa vào áp dụng, có nhiều thay đổi về quy định cũng như các hình thức chuyển QSDĐ, ban lãnh đạo và các cơ quan chuyên môn đã tổ chức tuyên truyền hướng dẫn thực hiện các quy định mới của Luật Đất đai quy định, đồng thời cũng tổ chức tuyên truyền đến người dân nhằm nâng cao sự hiểu biết của người dân, thúc đẩy hoạt động chuyển QSDĐ trên địa bàn huyện diễn ra sôi động hơn.

Phần 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu

3.1.1. Địa đim

Huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

3.1.2. Thi gian

Từ 18/08/2014 đến 30/11/2014

3.1.3. Đối tượng nghiên cu

Các hoạt động liên quan đến việc chuyển quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Phú Bình.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Vấn đề về chuyển quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình cá nhân tại huyện Phú Bình.

3.3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Khái quát điu kin t nhiên, kinh tế - xã hi ca huyn Phú Bình

3.3.2. Đánh giá hin trng s dng đất và công tác qun lý nhà nước vđất đai 3.3.3. Đánh giá kết qu chuyn quyn s dng đất ca huyn Phú Bình giai 3.3.3. Đánh giá kết qu chuyn quyn s dng đất ca huyn Phú Bình giai

đon 2011 đến tháng 6 năm 2014.

- Đánh giá kết quả chuyển đổi quyền sử dụng đất - Đánh giá kết quả chuyển nhượng quyền sử dụng đất

- Đánh giá kết quả cho thuê và cho thuê lại quyền sử dụng đất - Đánh giá kết quả thừa kế quyền sử dụng đất

- Đánh giá kết quả tặng cho quyền sử dụng đất

- Đánh giá kết quả thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất - Đánh giá kết quả bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất - Đánh giá kết quả góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất

3.3.4. Nhng mt tn ti, hn chế và phương hướng gii quyết.

3.3.5. Đánh giá s hiu biết ca người dân huyn Phú Bình v chuyn quyn s dng đất

- Nông dân sản xuất phi nông nghiệp. - Nông dân sản xuất nông nghiệp.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thp s liu th cp

Thu thập các thông tin liên quan đến quá trình nghiên cứu của đề tài vềđiều kiện tự

nhiên, kinh tế -xã hội, hiện trạng sử dụng đất và kết quả công tác chuyển quyền sử

dụng đất của huyện Phú Bình gồm: Báo cáo qua các năm của các phòng ban trên

địa huyện: UBND huyện, UBND xã, phòng Tài nguyên và Môi trường …

3.4.2. Phương pháp thu thp s liu sơ cp

Thu thập số liệu sơ cấp về sự hiểu biết của người dân huyện Phú Bìnhtrong công tác chuyển quyền sử dụng đất

a) Chọn điểm nghiên cứu: Chọn thị trấn Hương Sơn- trung tâm huyện và 2 xã Tân Đức, Dương Thành là 2 xã vùng ven huyện làm địa điểm nghiên cứu.

b) Phỏng vấn:

- Đối tượng phỏng vấn: Phỏng vấn các hộ dân đã từng thực hiện việc chuyển QSDĐ trên địa bàn huyện để biết được những khó khăn, vướng mắc, tâm tư, nguyện vọng của người dân trong việc thực hiện các thủ tục về chuyển QSDĐ. - Tổng số phiếu: 90 phiếu

3.4.4. Phương pháp tng hp và phân tích s liu

Trên cơ sở số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp, phân tích so sánh để biết được sự biến động sử dụng đất qua các năm để rút ra kết luận.

Các số liệu được thống kê được xử lý bằng phần mềm Excel và thành lập được các bảng biểu số liệu.

3.4.5. Phương pháp chuyên gia

Đây là phương pháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực này để tiến hành thực hiện đề tài một cách có hiệu quả.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phú Bình

4.1.1 Điu kin tư nhiên ca huyn Phú Bình

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Phú Bình là huyện trung du, nằm ở phía nam của tỉnh Thái Nguyên có tọa độ địa lý từ 21023’40’’ đến 21034’30’’ vĩ độ Bắc; từ 105051’30’’ đến 1060 03’10’’ kinh độĐông.

- Phía Bắc giáp huyện Phú Bìnhtỉnh Thái Nguyên.

- Phía Đông giáp huyện Yên Thế và huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. - Phía Tây giáp huyện Phú Bình và thành phố Thái Nguyên.

- Phía Nam giáp huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang.

Phú Bình có diện tích tự nhiên 25.171,49 ha, chiếm 7.13% diện tích tự nhiên của tỉnh, là huyện có diện tích lớn thứ 7/9 huyện, thành phố. Trung tâm huyện cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 25 km, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 70 km, Phú Bình có 21 đơn vị hành chính gồm: 20 xã và 01 thị trấn có 7 xã được xếp vào diện miền núi, dân số của huyện năm 2010 là 134.336 người. Phú Bình là huyện có vị trí quan trọng và thuận lợi, có khả năng giao lưu kinh tế xã hội và giao lưu hàng hóa với các tỉnh, thành phố và các huyện trong tỉnh tạo mối quan hệ vùng và hợp tác đầu tư thúc đẩy kinh tế phát triển.

4.1.12. Địa hình

a) Địa hình:

Địa hình huyện Phú Bình thuộc 2 loại cảnh quan chính:

- Loại cảnh quan địa hình đồng bằng: Có diện tích không lớn phân bố chủ yếu ở phía Nam của huyện, thuộc các xã vùng nước máng sông Cầu và các xã phía tây nam thuộc vùng nước kênh hồ Núi Cốc. Kiểu địa hình đồng bằng xen lẫn gò đồi thấp có độ cao trung bình từ 20 ÷ 30 m. Bao gồm các xã: Thượng Đình, Điềm Thụy, Nhã Lộng, Úc Kỳ, Nga My, Hà Châu, Xuân Phương, Kha Sơn, Lương Phú, Tân Đức, Dương Thành, Thanh Ninh và thị trấn Hương Sơn.

- Loại cảnh quan hình thái địa hình gò đồi và miền núi: Loại cảnh quan này chủ yếu phân bố ở phía Đông - Bắc của huyện, kéo dài dọc theo ranh giới giữa huyện Phú Bình với huyện Phú Bình và huyện Phú Bình với tỉnh Bắc Giang. Địa hình này chủ yếu ở các xã niền núi của huyện như Tân Hòa, Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, Bàn Đạt, Bảo Lý và một phần xã Đào Xá, phía Bắc thị trấn Hương Sơn.

Một số cảnh quan địa hình nhân tác nằm trong loại cảnh quan địa hình gò đồi, miền núi được tạo bởi các công trình xây dựng thủy lợi hồ đập nhân tạo giữ nước, tạo lên các hồ lớn như: Hồ Trại Gạo, hồ Kim Đĩnh, hồ Làng Ngò, hồ Hố Cùng ... cảnh quan nhân tác khá đẹp có thể khai thác cho du lịch sinh thái, nơi nghỉ dưỡng. b) Độ dốc:

Độ dốc trung bình địa hình có 4 bậc độ dốc chính là: < 8 o, từ 8o - 15 o, từ 15 o - 25 o, và > 25 o

- Độ dốc trung bình địa hình bậc I < 8o chiếm khoảng 67,57% diện tích đất tự nhiên của huyện, phân bố chủ yếu ở các cánh đồng lúa, lúa màu khu đân cư dọc theo thung lũng, chiền sông.

- Độ dốc trung bình địa hình bậc II từ 8o - 15o chiếm khoảng 16,41% diện tích đất tự nhiên của huyện, phân bố chủ yếu là đất ruộng lúa, ruộng màu, khu dân cư gần các vùng gò đồi thấp.

- Độ dốc trung bình bậc III từ 15 o - 25 o chiếm khoảng 14,25 % diện tích đất tự nhiên của huyện, bao gồm các khu vực gò đồi thấp, một số diện tích rừng trồng và rừng tự nhiên, đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác.

- Độ dốc địa hình trung bình bậc IV > 25o chiếm khoảng 1,77%, phân bố thuộc khu vực đồi núi cao, các sườn dốc, các khe suối, diện tích phân bố tập trung trên các vùng núi phía Đông, Đông - Bắc của huyện.

Bảng 4.1: số liệu độ dốc trung bình địa hình huyện Phú Bình STT Chỉ tiêu phân cấp độ dốc Diện tích chiếm

đất (ha) Tỷ lệ (%) Toàn huyện Phú Bình 25171,49 100 1 Độ dốc trung bình địa hình dưới 8o 16.848,61 67,57 2 Độ dốc trung bình địa hình từ 8o - 15 o 4.092,20 16,41 3 Độ dốc trung bình địa hình từ 15o - 25o 3.553,00 14,25 4 Độ dốc trung bình địa hình trên 25o 442,30 1,77 c) Địa mạo, địa chất: Cấu trúc địa tầng của huyện Phú Bình khá đa dạng, các quá trình thành tạo địa chất, hình thành trầm tích, các loại đá gốc, đều có tuổi phong hoá khá cao. Sớm nhất cũng có tuổi cách đây 2300 triệu năm. Các đá gốc chủ yếu là các đá mắc ma xâm nhập, đá sét, đá cát, cấu trúc khối tảng, bở rời, dạng bột kết, sét kết, cát kết, các trầm tích phong hoá. Gắn liền với thành tạo địa chất là một số các đứt gẫy nhỏ được hình thành trong khu vực, như đứt gãy sông Cầu, đứt gãy sông Thương..., theo hướng Tây Bắc - Đông nam, Đông Bắc - Tây Nam và một số ít theo hướng Bắc - Nam. ( Theo tài liệu bản đồđịa chất Đông Dương quốc gia Việt Nam xuất bản năm 1996 ).

4.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu của huyện Phú Bình mang đặc tính của khí hậu miền núi trung du Bắc Bộ, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân biệt hai mùa mưa, khô rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè ( mùa mưa) có gió đông nam mang nhiều hơi nước nên độ ẩm cao, mùa đông ( mùa Khô ) có gió mùa đông bắc độẩm thấp thời tiết hanh khô.

a) Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ trung bình năm của huyện Phú Bình từ 23,1 - 24,20c, tháng nóng nhất là tháng 7, tháng lạnh nhất tháng 1 .

b) Chếđộ nắng

Tổng số giờ nắng trong năm là 1.282 giờ, tháng nắng nhất là tháng 7 có 178 giờ, tháng thấp nhất là tháng 01 có 33 giờ

`c) Chếđộ mưa

Lượng mưa trung bình các tháng trong năm là 132,6 mm, cao nhất vào tháng 7 lượng mưa là 367,1 mm và thấp nhất vào tháng 11, lượng mưa là 2,1 mm.

d) Độẩm không khí

Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 81%, độ ẩm cao nhất vào tháng 4 là 86% và thấp nhất vào tháng 11 là 74%.

e) Chếđộ gió:

Gió mùa Đông Bắc xuất hiện khoảng 18 lần trong năm với tần xuất khá mạnh, phân bố tập trung từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mang theo không khí lạnh, có những đợt rét đậm cục bộ từ 3 - 5 ngày vào khoảng tháng 12 hàng năm. Gió mùa Đông Nam xuất hiện khoảng 16 lần trong năm, tập trung vào các tháng 4 đến tháng 8 hàng năm, thường mang theo không khí mát mẻ, độ ẩm lớn. Gió mùa Tây Nam xuất hiện khoảng 3 lần trong năm, tập trung vào cuối năm, tần xuất yếu, thường mang theo không khí hanh, khô.

f) Bão và áp thấp nhiệt đới: Bình quân hàng năm huyện chịu ảnh hưởng của 1 - 1,2 cơn bão và 3 - 5 đợt áp thấp nhiệt đới. Bão và các đợt áp thấp thường xuất hiện trùng với mùa mưa, có những cơn bão rất mạnh, giật có thể lên cấp 9, cấp 10, gây ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống và sinh hoạt của nhân dân.

g) Mây và Sương mù: Số ngày quang mây ( ngày đẹp trời) ở Phú Bình rất ít, bình quân chỉ khoảng 40 ngày trong năm, về mùa mưa hầu như không có ngày nào là quang mây. Lượng mây tổng quan nhiều nhất là tháng 11, tháng 12, Mây tổng quan ít nhất vào các tháng 3, tháng 4 hàng năm.

Hiện tượng sương mù xuất hiện chủ yếu vào đầu năm, thời gian không kéo dài; số ngày xuất hiện chỉ khoảng 21 ngày trong năm. Đặc biệt sương muối thường xuất hiện vào tháng 1, tháng 2, khoảng 2-3 lần trong một năm.

Nhìn chung khí hậu của huyện Phú Bình có số giờ nắng khá cao, bức xạ dồi dào, lượng mưa khá, phù hợp với nhiều loại cây trồng, có thể bố trí được từ 2 đến 3

vụ cây trồng ngắn ngày trong năm để tăng hệ số sử dụng đất. Tuy nhiên lượng mưa lớn tập trung theo mùa, cùng với các địa hình gò đồi hẹp và dốc, làm cho đất đai rễ bị rửa trôi, xói mòn. Đôi khi thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng lớn tới sản xuất và đời sống của nhân dân.

4.1.1.4. Thuỷ văn

- Hệ thống sông: Huyện Phú Bình có hai con sông chính chảy qua là sông Cầu và sông Đào ( sông Máng).

Sông Cầu nằm trong hệ thống sông Thái Bình có lưu vực rộng 6.030 km2 bắt nguồn từ huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Sông Cầu chảy qua địa bàn huyện Phú Bình có chiều dài khoảng 29 km, chiều rộng trung bình từ 100 - 200 m với nhiều uốn khúc, các bãi bồi khá lớn. Lưu lượng nước mùa mưa là 3.500 m3/s, mùa khô là 7,5 m3/s.

Sông Đào (sông Máng) nằm trong hệ thống thuỷ nông sông Cầu tổng dài khoảng 53km, chảy qua địa bàn huyện Phú Bình gồm 2 đoạn: Đoạn 1 từ đập Thác Huống xã Đồng Liên qua thị trấn Hương Sơn về xã Tân Đức với chiều dài 24,5 Km, rộng trung bình 33 m, chảy tiếp sang huyện Tân Yên của tỉnh Bắc Giang. Đoạn 2 từ ngã ba sông Đào - Xóm Mảng xã Lương Phú đến Cầu Ca xã Kha Sơn chảy tiếp sang huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang, đoạn này dài 5,1 Km rộng trung bình 25 - 30 m.

- Hệ thống suối: Phú Bình có 3 dòng suối chính bắt nguồn từ phía Đông - Bắc của huyện chảy qua các xã Bàn đạt, Đào Xá, Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, đổ ra sông Cầu.

Ngoài ra còn có các hệ thống kênh mương và công trình thuỷ nông hồ đập chứa nước tưới cho các xã vùng núi Đông - Bắc huyện.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên a) Tài nguyên đất:

Các loại đất: Theo số liệu thống kê đất đai năm 2014, tài nguyên đất của huyện Phú Bình có tổng diện tích tự nhiên là 25.171,49 ha. Chiếm 7,13% diện tích tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên (353.101,67 ha). Bao gồm có 3 nhóm đất chính sau:

- Nhóm đất nông nghiệp: Diện tích 19.242,13 ha, chiếm 82,58 % diện tích tự nhiên của huyện.

- Nhóm đất phi nông nghiệp: Diện tích 5890,08 ha, chiếm 17,12 % diện tích tự nhiên của huyện.

- Nhóm đất chưa sử dụng: Diện tích 39,28ha chiếm 0,31% diện tích tự nhiên của huyện.

b) Thổ nhưỡng: Đất đai trên địa bàn huyện có đặc điểm thổ nhưỡng chủ yếu thuộc 4 nhóm chính là: Nhóm đất phù sa, nhóm đất cát, nhóm đất dốc tụ, nhóm đất đỏ vàng - nâu vàng (theo tài liệu thổ nhưỡng Thái Nguyên và huyện Phú Bình):

- Nhóm đất phù sa: Nhóm đất này có diện tích khoảng 3485 ha, chiếm khoảng 13,85% tổng diện tích tự nhiên của huyện, phân bố ở các xã ven sông Cầu như: xã Xuân Phương, Úc Kỳ, Nhã Lộng, Nga My, Hà Châu, một phần của các xã: Bảo Lý, Đào Xá, Đồng Liên.

Nhìn chung nhóm đất phù sa có tầng đất mặt khá dày, độ phì tốt, phù hợp phát triển cây lúa, cây hàng năm, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, cây lâu năm ăn quả, song cần đầu tư thuỷ lợi, cải tạo đất, một số vùng thấp dễ bị ngập úng khi

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác CHUYỂN QUYỀN sử DỤNG đất tại HUYỆN PHÚ BÌNH GIAI đoạn 2011 đến THÁNG 6 năm 2014 (Trang 32)