Ma trận các yếu tố bên trong (IFE)

Một phần của tài liệu Chiến lược công ty cổ phần cà phê trung nguyên (Trang 32 - 35)

Các yếu tố bên trong chủ yếu

Mức độ quan trọng Mức độ phản ứng của doanh nghiệp Số điểm quan trọng Nguồn nhân lực

1. Đội ngũ quản lý được đào tạo bài bản, được truyền lửa từ người khởi nghiệp, cùng với các chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm làm việc trong các tập đoàn nước ngoài.

0,05 3 0,15 2. Lực lượng lao động đông đảo với hơn 3000 nhân

viên. 0,03 3 0,09 3. Đội ngũ nhân viên luôn được tạo điều kiện tốt nhất

để có thể học hỏi, phát huy khả năng và cống hiến với tinh thần “Cam kết - Trách nhiệm - Danh dự”.

0,03 3 0,09 4. Cách thức quản lý nhượng quyền không hiệu quả

(không có kinh nghiệm trong hình thức nhượng quyền thương mại)

0,02 1 0,02

Quản lý tài chính

5. Tốc độ tăng doanh thu cao từ năm 2009 đến 2012 (năm 2010 tăng 50% so với năm 2009, năm 2011 doanh thu đạt 151 tỉ USD,doanh thu năm 2012 tăng 78% so với năm 2011)

0,03 3 0,09 6. Công ty Trung Nguyên sẽ niêm yết trên sàn chứng

khoán trong quý IV năm 2012 0,06 3 0,18

Năng lực sản xuất

7. Có tổng cộng 4 nhà máy sản xuất chế biến café với tổng công suất 120.000 tấn café/năm và 1 nhà máy mới công suất 300 tấn/ngày sẽ được xây dựng trong vòng 3 năm tới.

0,05 4 0,2 8. Có nhà máy sản xuất đặt tại thủ phủ cà phê là Buôn

Mê Thuột. 0,03 3 0,09 9. Xây dựng riêng trang trại cà phê, đảm bảo mức giá

vận chuyển và thu mua là thấp nhất có thể (nguồn cung cấp ổn định).

0,05 3 0,15

Phân phối

10. Có 1 hệ thống kênh phân phối rộng khắp: 121 nhà phân phối,7000 điểm bán hàng,59000 cửa hàng bán lẻ sản phẩm và hệ thống trung tâm phân phối G7 Mart, xuất khẩu qua 60 nước. (năm 2009)

0,06 3 0,18 11. Hệ thống G7 Mart bị thu hẹp. 0,03 3 0,09 12. Trong 6 tháng cuối năm 2012, Trung Nguyên triển 0,05 4 0,2

khai và phát triển mạnh các hình thức kinh doanh mới: Mô hình các Kios cà phê rang xay tại chỗ; và liên doanh với chuỗi cửa hàng tiện lợi Mini Stop hiện đại của Nhật Bản.

Hoạt đông tiếp thị

13. Dưạ vào các hoạt động truyền thông BTL là chủ yếu, hướng trực tiếp đến đối tượng khách hàng của Trung Nguyên và đã mang lại hiệu quả tích cực, thành công của Trung Nguyên là nhờ “truyền thông cổ động”, PR và tài trợ.

0,06 3 0,18

Sản phẩm

14. Là công ty Việt Nam đầu tiên áp dụng mô hình nhượng quyền kinh doanh trong nước và ra nước ngoài. Thiết lập thành công hệ thống nhượng quyền đầu tiên ra Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia…

0,02 2 0,04 15. Quá nhiều cửa hàng nhượng quyền của Trung

Nguyên nhưng hoạt động không nhất quán. 0,03 1 0,03 16. Sản phẩm đa dạng (Trung Nguyên đã nghiên cứu

và phát triển 30 loại cà phê pha chế có hương vị riêng biệt, tạo ra 9 loại mức độ hương vị khác nhau,cho ra đời nhiều sản phẩm thượng hạng…) với nhiều mức giá khác nhau.

0,02 2 0,04 17. Cà phê hòa tan 3 trong 1 của Trung Nguyên dẫn

đầu thị trường Việt Nam 0,04 4 0,16 18. Chất lượng sản phẩm đáp ứng được yêu cầu thị

hiếu của người Việt Nam. 0,06 3 0,18 19. Có nhiều loại sản phẩm không tạo được sự khác

biệt trong tâm trí khách hàng. ( 5 sp Sáng tạo ) 0,06 1 0,06

Công nghệ

20. Trung Nguyên hết sức chú trọng khâu nghiên

cứu,chọn lọc công nghệ chế biến hiện đại. 0,06 3 0,18 21. Luôn chú trọng phát triển sản phẩm mới 0,01 2 0,02

Văn hóa công ty

22. Sáng tạo là giá trị cốt lõi 0,05 3 0,15 23. Luôn lấy sự hài lòng của người tiêu dùng là trọng

tâm cho mọi hoạt động của doanh nghiệp 0,04 2 0,08 24. Hợp tác chặt chẽ với đối tác uy tín trên tinh thần tin

tưởng, tôn trọng và bình đẳng 0,02 2 0,04 25. Luôn có ý thức xây dựng và bảo vệ thương hiệu

Trung Nguyên cũng như thương hiệu Việt. 0,04 3 0,12

Sau khi tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng bên trong, và theo mức độ tác động của từng yếu tố đối với công ty Cổ phần cà phê Trung Nguyên, ta rút được điểm mạnh và điểm yếu của công ty như sau:

Điểm mạnh S:

1. Đội ngũ quản lý, nhân viên đông đảo, được đào tạo bài bản, được tạo điều kiện học hỏi, phát huy khả năng.

2. Tốc độ tăng doanh thu cao.

3. Năng lực sản xuất mạnh: Hiện có 4 nhà máy sản xuất chế biến café, trong đó có nhà máy sản xuất đặt tại thủ phủ cà phê là Buôn Mê Thuột, xây dựng riêng trang trại cà phê.

4. Có hệ thống kênh phân phối rộng khắp.

5. Trung Nguyên phát triển hình thức kinh doanh mới: mô hình Kios cà phê rang xay tại chỗ, liên doanh chuỗi cửa hàng tiện lợi Mini Stop của Nhật. Trong 6 tháng cuối năm 2012.

6. Tập trung chủ yếu vào các hoạt động truyền thông BTL: “truyền thông cổ động”; PR và tổ chức/ tài trợ các chương trình mang tầm cỡ quốc gia…

7. Là công ty Việt Nam đầu tiên áp dụng mô hình nhượng quyền kinh doanh trong nước và ra nước ngoài.

8. Sản phẩm đa dạng với nhiều mức giá phù hợp với từng phân khúc khách hàng. Chất lượng sản phẩm đáp ứng được yêu cầu thị hiếu của người Việt Nam. 9. Cà phê hòa tan 3 trong 1 của Trung Nguyên dẫn đầu thị trường Việt Nam

10. Trung Nguyên hết sức chú trọng khâu nghiên cứu, chọn lọc công nghệ chế biến hiện đại từ các quốc gia hàng đầu về công nghệ.

11. Luôn chú trọng phát triển sản phẩm mới. 12. Sáng tạo là giá trị cốt lõi.

13. Luôn có ý thức xây dựng và bảo vệ thương hiệu Việt.

Điểm yếu W:

1. Cách thức quản lý hệ thống nhượng quyền của Trung Nguyên không hiệu quả. 2. Hệ thống G7 Mart bị thu hẹp.

3. Quá nhiều cửa hàng nhượng quyền của Trung Nguyên nhưng hoạt động không nhất quán.

4. Một số dòng sản phẩm không tạo được sự khác biệt trong tâm trí người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Chiến lược công ty cổ phần cà phê trung nguyên (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w