5. Phương pháp nghiên cứu
4.2.3. Kiểm tra đánh giá độ nhám mẫu thực nghiệm
Công tác chuẩn bị.
- Các vị trí được đo độ nhám như hình 4.22:
Hình 4. 22 Các vị trí được đo độ nhám.
- Các mẫu được đo độ nhám.
110
- Máy đo độ nhám: Máy đo Rugosurf của hãng Tesa (Pháp). Thông số kỹ thuật máy:
+ Chiều dài đo: 4mm
+ Chiều dài lấy mẫu (chiều dài chuẩn): 0,8 mm + Bán kính kim đo: 5 µm
+ Phạm vi đo: 0,005-6,3 µm + Độ phân giải: 0,01 µm + Tiêu chuẩn đo: Ra, Rz
Hình 4. 24 Máy đo độ nhám.
111
Thực hiện kiểm tra độ nhám cho mẫu thực nghiệm.
Máy đo được cài đặt đo độ nhám theo tiêu chuẩn Ra với các thông số như sau:
+ Chiều dài đo: 4mm
+ Chiều dài lấy mẫu (chiều dài chuẩn): 0,8 mm + Phạm vi đo: 0,005-6,3 µm
+ Độ phân giải: 0,01 µm
Máy đo được gá đặt trên đồ gá chuyên dụng và được định vị nghiêm 1 góc so với mặt chuẩn sao cho kim đo được tiếp xúc với mặt cần đo theo phương pháp tuyến với mặt đó (tùy theo góc nghiêng của mặt cần đo tại vị trí đo).
112 Kết quả.
Quá trình kiểm tra đánh giá độ nhám cho mẫu thực nghiệm sử dụng tiêu chuẩn đo Ra và đơn vị là µm.
Tại vị trí đo số 2 của mẫu số 4 nhìn bằng mắt thường có thể thấy bề mặt vẫn còn lượng dư gia công. Vì vậy không đo được độ nhám tại vị trí này.
Bảng 4. 9: Kết quả đo độ nhám mẫu thực nghiệm.
Mẫu Vị trí Độ nhám trung bình 1 2 3 Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2 1 0,39 0,39 0,59 0,51 0,41 0,54 0,47 2 0,65 0,6 1,03 0,91 0,45 0,78 0,74 3 0,53 0,58 0,92 1,02 0,62 0,48 0,69 4 0,52 0,56 1,36 0,95 0,85 5 0,74 0,6 0,51 0,59 0,87 0,9 0,7 Nhận xét:
Ta nhận thấy mẫu số 1 có độ nhám là thấp nhất và đồng đều nhất trên toàn bộ bề mặt. Các mẫu 2, 3, 4, 5 còn lại có độ nhám cao hơn và không đồng đều tại các vị trí đo.
Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thiết bị đo nên kết quả đánh giá về độ nhám trên chỉ mang tính chất tham khảo, chỉ dùng để so sánh độ nhám giữa các mẫu thực nghiệm trong phạm vi luận văn này.