Phương pháp thực hiện nguyên công phay trên máy phay CNC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm tạo hình bề mặt tự do với cấu (Trang 38 - 42)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.1.3.Phương pháp thực hiện nguyên công phay trên máy phay CNC

 Vùng gia công.

Vùng gia công khi phay được chia ra như sau:

- Vùng gia công hở (Hình 2.4a, b, c). Đối với vùng gia công hở thì dao không bị hạn chế khi dịch chuyển dọc theo trục của nó hoặc trong mặt phẳng vuông góc với trục dao.

- Vùng gia công nửa hở (Hình 2.4d). Đối với vùng gia công này thì dao bị hạn chế khi dịch chuyển dọc hoặc trong mặt phẳng vuông góc với trục dao của nó. - Vùng gia công kín (Hình 2.4c). Trong trường hợp này thì dao bị hạn chế theo

tất cả các phương khi nó dịch chuyển.

Hình 2. 4 Vùng gia công khi phay

- Vùng gia công tổ hợp (Hình 2.4f). Vùng gia công được tạo thành từ các vùng gia công trên.

39

Lượng dư phay có thể xác định theo bảng hoặc bằng phương pháp tính toán. Khi xác định lượng dư gia công tinh cần tính đến qui luật cắt khi phay.

 Các lựa chọn công nghệ khi phay.  Quỹ đạo dao.

Khi thực hiện nguyên công phay trên máy phay CNC người ta có thể áp dụng các phương pháp dịch chuyển của dao sau đây (Hình 2.5).

Dao dịch chuyển theo quĩ đạo Ziczăc (Hình 2.5a, b, c). Hiện nay sơ đồ này đang được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, cách dịch chuyển có nhược điểm chính là tính chất của quá trình phay thay đổi (lúc phay thuân, lúc phay nghịch) dẫn đến lực cắt thay đổi ảnh hưởng xấu đến độ chính xác và chất lượng bề mặt.

Sơ đồ chạy dao Ziczăc có 3 loại:

- Không ăn dao dọc theo contour (Hình 2.5a). - Ăn dao dọc theo contour chi tiết (Hình 2.5b).

- Bước đầu tiên là ăn dao sơ bộ dọc theo contour chi tiết (Hình 2.5c). Sơ đồ trên Hình 1.12c tạo điều kiện thuận lợi cho việc ăn dao ở phía cuối của mỗi bước. Dao dịch chuyển theo quĩ đạo dạng lò xo (Hình 2.5d, e). Theo sơ đồ này thì dao có quĩ đạo chuyển động đường vòng từ trong ra ngoài (Hình 2.5d) hoặc từ ngoài vào trong (Hình 2.5e). Quĩ đạo chuyển động của dao theo dạng lò xo có ưu điểm là bản chất của quá trình phay không thay đổi (luôn luôn là phay thuận hay phay nghịch), do đó quá trình cắt ổn định.

Dao dịch chuyển theo quĩ đạo răng lược (Hình 2.5f, g, h). Theo phương pháp dịch chuyển này thì bản chất của quá trình phay cũng thay đổi. Sau mỗi lần ăn dao (theo chiều các mũi tên đậm) dao lùi xa khỏi mặt gia công một đoạn rồi chạy nhanh về vị trí xuất phát ban đầu để thực hiện các bước cắt tiếp theo.

 Khoảng cách giữa 2 bước kề nhau.

Khoảng cách giữa hai bước kề nhau chính là chiều sâu cắt khi phay. Khoảng cách giữa hai bước kề nhau lớn nhất tmax được tính theo công thức sau đây (Hình

40

41  Phương pháp ăn dao vào chi tiết.

Phương pháp ăn dao đơn giản nhất là ăn dao theo phương dọc trục của lỗ đã khoan sẵn (Hình 2.6a).

Hình 2. 6 Sơ đồ ăn dao vào chi tiết.

Trong trường hợp gia công tinh thì quĩ đạo ăn dao được thực hiện theo cung tròn tiếp tuyến với biên dạng chi tiết tại điểm mà ở đó dao bắt đầu chuyển động cắt theo contour (Hình 2.3b). Phương pháp này có ưư điểm là lực cắt thay đổi từ từ, giảm được sai số gia công và thuận lợi cho việc hiệu chỉnh bán kính dao khi lập trình.

 Chọn chế độ cắt khi phay.

Chọn chế độ cắt khi phay trên máy CNC cũng được tiến hành theo các bước như chọn chế độ cắt khi phay trên các máy vạn năng, nghĩa là phải chọn chiều sâu cắt t, lượng chạy dao Sz, Sphút và tốc độ cắt V. Tuy nhiên đối với các máy phay CNC cần chú ý khi chọn lượng chạy dao răng Sz. Lượng chạy dao Sz được chọn với giá trị Smin từ 4 giá trị Sz.

Sz = min (Sz1, Sz2, Sz3, Sz4) (2.2) Trong đó:

Sz1 - Lượng chạy dao được xác định theo độ nhám bề mặt, phụ thuộc vào lượng dư với chiều sâu cắt t và bề rộng phay B

Sz2 - Lượng chạy dao được xác định phụ thuộc vào biến dạng cho phép của dao [] (phụ thuộc vào đường kính dao D và chiều dài phần cắt 1).

Sz3 - Lượng chạy dao được xác định xuất phát từ độ bền của dao.

Sz4 - Lượng chạy dao cho phép được xác định xuất phát từ công suất động cơ của máy phay.

42 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm tạo hình bề mặt tự do với cấu (Trang 38 - 42)