7. Kết cấu luận văn
3.4.2 Kiến nghị đối với các cơ quan, ban ngành, tổ chức đoàn thể khác
♦ Đối với Nhà nước
Cần tiếp tục có chỉ đạo cụ thể để phát triển DNNVV, tạo môi trường pháp lý đầy đủ cho các doanh nghiệp này hoạt động thuận lợi. Khuyến khích Hiệp hội DNNVV tạo
90
ra sự liên kết chặt chẽ trong sản xuất kinh doanh của các DNNVV để phát triển bền vững.
UBND các tỉnh, thành phố cần làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, tạo môi trường phát triển sản xuất kinh doanh ổn định, cạnh tranh lành mạnh
cho các DNNVV.
Do hạn chế về nhân sự và năng lực các DNNVV gặp rất nhiều khó khăn trong
việc tìm kiếm thông tin thị trường, vì vậy Nhà nước cần xây dựng hệ thống thông tin thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Thông qua các hoạt động ngoại giao như viếng thăm hữu nghị các nước, giao lưu gặp gỡ các doanh nghiệp nước ngoài, các đại sứ quán đặt tại các nước từ đó thu thập thông tin thị trường các nước như: nhu cầu hàng hóa, đặc điểm của từng thị trường, từ đó công bố rộng rãi để doanh nghiệp dễ tiếp cận và có những điều chỉnh kịp thời trong sản xuất kinh doanh cho phù hợp nhằm cung cấp hàng hóa đạt chất lượng, đáp ứng yêu cầu các nước và nâng cao kim ngạch xuất khẩu cho đất nước.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chỉ đạo thành lập các trung tâm thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin về hoạt động của doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, thị
trường trong và ngoài nước để cung cấp nguồn thông tin chất lượng, hữu ích cho các TCTD và doanh nghiệp, tùy theo mức độ quan trọng hay số lượng thông tin cung cấp mà thu một mức phí nhất định để gia tăng nguồn thu ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó cũng cần khuyến khích khối tư nhân tham gia lĩnh vực này để đảm bảo tính cạnh tranh, nâng cao chất lượng thông tin cung cấp với chi phí thấp.
Đối với Quỹ Bảo lãnh tín dụng, Nhà nước cần có những hướng dẫn cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ này: Quỹ Bảo lãnh tín dụng được thành lập nhằm cấp bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng nhưng trên thực tế việc doanh nghiệp tiếp cận với Quỹ Bảo lãnh tín dụng cũng còn gặp nhiều khó khăn, điều kiện để doanh nghiệp được cấp bảo lãnh tín dụng khôngkhác các điều kiện vay vốn trực tiếp tại ngân hàng như: doanh nghiệp phải có tài sản đảm bảo tối thiểu 30% khoản vay, phương án, dự án kinh doanh khả thi, có tài liệu chứng minh năng lực pháp lý và khả năng trả nợ,… Do đó, để giúp các DNNVV tiếp cận với Quỹ bảo lãnh
91
tín dụng cần thiết phải có những quy định điều kiện bảo lãnh thông thoáng hơn và phù hợp với thực tế hoạt động của doanh nghiệp.
♦ Đối với các Bộ, Ngành
Cần nghiên cứu ban hành bổ sung các cơ chế chính sách đồng bộ cho phát triển DNNVV, như chính sách về thuế, chính sách về đất đai, chính sách bảo hiểm, chính sách phát triển nguồn nhân lực,… để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh.
- Cụ thể cần hoàn thiện chính sách kế toán, kiểm toán như: xây dựng chuẩn mực kế toán doanh nghiệp Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế; bổ sung, sửa đổi để hoàn thiện chế độ kế toán đối với DNNVV.
- Xem xét về chính sách thuế hiện tại, mở rộng diện ưu đãi đối với các doanh nghiệp mới thành lập; thực hiện chính sách thuế ưu đãi trong xuất khẩu; tiếp tục cải cách hành chính về thuế theo hướng đơn giản, rõ ràng, tạo thuận lợi cho các DNNVV.
- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về quan điểm chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với DNNVV, nâng cao ý thức chấp hành luật
pháp, trách nhiệm với cộng đồng, xây dựng đạo đức và văn hóa doanh nghiệp.
- Xây dựng các biện pháp chế tài với các mức phạt khác nhau đảm bảo tính răng đe đối với các doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật, đặc biệt là các doanh nghiệp gian lận trong kinh doanh, trốn thuế làm thất thoát ngân sách nhà nước. Định kỳ kiểm tra công tác lập báo cáo tài chính, khai thuế của các doanh nghiệp nếu doanh nghiệp nào vi phạm thường xuyên sẽ bị kiểm soát và công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin, đồng thời có cơ chế khuyến khích đối với các DNNVV thực hiện kiểm
toán báo cáo tài chính.
♦ Đối với các hiệp hội
Các hiệp hội cần giúp các DNNVV hiểu rõ các quy định, cách thức giao dịch với NHTM, thường xuyên tổ chức hội chợ, triển lãm, hội thảo để các bên nắm vững xu hướng phát triển của đất nước, những biến động và khó khăn của thị trường để thích ứng kịp thời, đồng thời thường xuyên tổ chức các cuộc tọa đàm theo các chủ đề riêng, thực hiện tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các
92
đoàn khảo sát thị trường và tạo điều kiện cho các DNNVV tham gia, mời các tổ chức, hiệp hội có kinh nghiệm của nước ngoài đến giao lưu trao đổi kinh nghiệm cũng như hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp, hiệp hội, ngành nghề trong nước.
Làm đầu mối thu thập, tổng hợp các ý kiến đóng góp của doanh nghiệp về việc ban hành luật, cơ chế, chính sách, cách thức quản lý, điều hành của cơ quan nhà nước, những khó khăn khi áp dụng các quy định vào thực tiễn để nhà nước xem xét có những điều chỉnh kịp thời phù hợp với thực tế kinh doanh của các DNNVV.
Tóm lượcchương 3
Nội dung chương 3 đã đưa ra các nhóm giải pháp gồm nhóm giải pháp từ phía
BIDV Kiên Giang, nhóm giải pháp dành cho DNNVV và nhóm giải pháp từ phía các tổ chức, cơ quan, đoàn thể như: NHNN, Chính phủ, các bộ ngành, các hiệp hội ngành nghề,... trong đó tập trung vào nhóm giải pháp dành cho ngân hàng nhằm phát triển tín dụng đối với DNNVV, khai thác tối đa lợi ích mà nhóm khách hàng tiềm năng này mang lại nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng.
93
KẾT LUẬN
Phát triển DNNVV đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước rất coi trọng, được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam. DNNVV đóng góp đáng kể vào nền kinh tếquốc dân và có vai trò quan
trọng trong quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa, cung ứng dịch vụ, là các vệ tinh gắn kết, hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp lớn . Đặc biệt là Việt Nam bước vào hội nhập từ một nền kinh tếchưa phát triển, việc phát triển DNNVV sẽ góp phần đa dạng hóa các thành phần kinh tế, góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng GDP của đất nước, đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế, tạo ra nhiều sản phẩm hàng
hóa, dịch vụ cho nền kinh tế. DNNVV còn góp phần giải quyết công ăn việc làm và ổn định đời sống xã hội cho hàng triệu lao động.
Một thực trạng là đa phần các DNNVV có quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ và
luôn trong tình trạng thiếu vốn cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư cải tiến máy móc, trang thiết bị mới. Tuy nhiên việc tiếp cận vốn của các DNNVV còn gặp nhiều khó khăn, do vốn ưu đãi phát triển DNNVV từcác nguồn tài trợ trong và ngoài
nước còn hạn chếtrong khi năng lực của đa phần DNNVV chưa đáp ứng các điều kiện để có thể huy động từ thị trường chứng khoán. Chính vì vậy, để mở rộng sản xuất và phát triển hoạt động kinh doanh, DNNVV chủ yếu tiếpcận nguồn vốn tín dụng Ngân hàng, nhưng việc tiếp cận nguồnvốn này cũng còn một số hạn chếkhó khănnhất định.
Trên cơ sở lý luận chung về DNNVV, về tín dụng ngân hàng, vai trò của
DNNVV trong nền kinh tế và cùng với những phân tích hiện trạng hoạt động cho vay DNNVV của Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Kiên Giang, từ đây rút rađược những hạn chế và những khó khăn mà các DNNVV trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đang gặp phải. Tác giả đưa ra một số giải pháp để giúp các DNNVV nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của ngân hàng, giúp các
DNNVV cũng như các NHTM hoạt động có hiệu quả và phát triển mạnh mẽ, đóng
góp nhiều hơn vào quá trình phát triển kinh tế tỉnh Kiên Giang nói riêng và cả nước
nói chung trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Quá trình nghiên cứ do điều kiện còn hạn chếvề mặt thời gian và năng lực, nên
94
được sự đóng góp của Quý thầy cô, các anh chị và các bạn để luận văn ngày càng được hoàn thiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. 19TLê Xuân Bá và cộng sự, (2006). 19TDoanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.19THà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
2. Nguyễn Thế Bính, (2013). Kinh nghiệm quốc tế về chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và bài học cho Việt Nam. 14TTạp chí phát triển và hội nhập,14T
số 19 (22), trang 21 – 27
3. 19TDương Văn Bôn, (2008). 19TNâng cao khả năng cạnh tranh cho các DNNVV của Việt Nam trong tiến trình hội nhập vào WTO. 19TLuận văn Thạc sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
4. Nguyễn Đăng Dờn và cộng sự, (2005). 14TTín dụng Ngân hàng.14T Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.
5. Nguyễn Đăng Dờn và cộng sự, (2009). Tiền tệ 14TNgân hàng.14T Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh.
6. 19TĐào Duy Huân, (2012). Phát triển DNNVV ở Việt Nam phù hợp với tái cấu trúc và hội nhập kinh tế quốc tế. Tạp chí phát triển và hội nhập, số 4/2012, trang 8-11 7. Võ Việt Hùng (2009), luận án tiến sỹ kinh tế “Giải pháp mở rộng tín dụng của
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam trên địa bàn TP.HCM”. 19TĐại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
8. Nguyễn Đinh Hương, (2010). Giải pháp phát triển các DNNVV tại Việt Nam. Hà
Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia.
9. Trần Huy Hoàng, (2011). 14TQuản trị ngân hàng thương mại.14T Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao Động.
10. 19TTăng bảo Ngân, (2012). Giải pháp mở rộng hoạt đông tín dụng đối với các doanh nghiệp nỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín Chi nhánh Cần Thơ.
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
11. Trương Quang Thông, (2010). Tài trợ tín dụng Ngân hàng cho DNNVV - Một
nghiên cứu thực nghiệm tại khu vực TP.HCM. Nhà xuất bản tài chính.
12. Trương Quang Thông, (2010). 14TTài trợ tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.14TThành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia.
13. Võ Đức Toàn, (2012). Tín dụng đối với DNNVV của các NHTM cổ phần trên đại bàn TP.HCM. Luận án tiến sỹ kinh tế. Đại học Ngân hàng 19TThành phố Hồ Chí
Minh.
14. Nguyễn Minh Tuấn, (2011). Phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. 19TLuận án 19Ttiến sỹ kinh tế19T. Đại học Kinh tế Quốc Dân Hà Nội.
15. 19TQuốc hội (QH12), 19TLuật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12. Hà Nội, tháng 06 năm 2010.
16. Quốc hội,Luật các tổchức tín dụng số 07/1997/QHX. Hà Nội, tháng 12 năm 1997 và Luật số 20/2004/QH11: về sửa đổi, bổ sung một số điều của các tổ chức tín dụng. Hà Nội, tháng 06 năm 2004.
17. Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh Kiên Giang, Báo cáo tài chính năm 2012,2013 và 2014
18. Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh Kiên Giang, Báo cáo tổng kết năm 2012,2013 và 2014
19. Thủ tướng Chính phủ, (1998). 14TNghị định số 681/CP-KNT: quy định tiêu chí xác định DNNVV14T. Hà Nội, tháng 06 năm 1998.
20. Thủ tướng Chính phủ, (2001). 14TNghị định số 90/2001/NĐ-CP: Trợ giúp phát triển DNNVV.14THà Nội, tháng 11 năm 2001
21. Thủ tướng Chính phủ, (2009). 14TNghị định số 56/2009/NĐ-CP: Trợ giúp phát triển
DNNVV.14THà Nội, tháng 06 năm 2009.
22. 19TThủ tướng Chính phủ, (2009). 19TNghị quyết 22/NQ-CP: Triển khai thực hiện Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV. 19THà Nội, tháng 06 năm 2009.
23. 19TThủ tướng Chính phủ, (2011). 19TQuyết định số 1231/QĐ-TTg: Kế hoạch phát triển DN nhỏ và vừa giai đoạn 2011 - 2015. 19THà Nội, tháng 07 năm 2011.
PHỤ LỤC 1
PHIẾUTHĂM DÒ Ý KIẾN KHÁCH HÀNG
Nhằm phục vụđáp ứng ngày một tốt hơn các nhu cầu của Quý khách hàng, Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang tiến hành đợt phỏng vấn thăm dò ý kiến của Quý khách hàng. Quý khách vui lòng cho biết ý kiến của mình qua những câu hỏi dưới đây:
12T
Câu 1: 12TDoanh nghiệp Ông/Bà cho biết nhu cầu vốn vay bình quân trong năm
2014 của DN?:……….(Triệu đồng) 12T
Câu 2: 12TTheo Doanh nghiệp Ông/Bà khả năng đáp ứng của các Ngân hàng được
bao nhiêu so với nhu cầu vốn vay? (%) 12T
Câu 312T: Doanh nghiệp Ông/Bà vay được vốn ngân hàng có gặp khó khăn lắm
không?
a) Không khó khăn b) Ít khó khăn c) Khó khăn d) Rất khó khăn
12T
Câu 412T: Doanh nghiệp Ông/Bà gặp những khó khăn nào khi vay vốn ngân hàng?
a) Không có tài sản thế chấp, cầm cố
b) Lập phương án kinh doanh
c) Không hiểu rõ các yêu cầu của ngân hàng
d) Nhân viên tín dụng gây khó khăn
e) Thủ tục vay vốn
Ý kiến khác: ... 12T
Câu 512T: Hình thức đảm bảo khidoanh nghiệp Ông/Bà vay vốn ngân hàng ? a) Cầm cố, thếchấp tài sản
b) Bảo lãnh của các tổ chức khác
Khác: ...
Câu 6: Tại sao doanh nghiệp anh/chị không vay được vốn ngân hàng? a) Không có tài sản thế chấp, cầm cố (hoặc tài sản không đủ điều kiện để thế chấp, cầm cố) b) Phương án kinh doanhkhông khả thi c) Báo cáo tài chính không đầy đủ, rõ ràng d) Khả năng trả nợ thấp Ý kiến khác: ...
12T Câu 7: 12TTrong năm 2014, tổng giá trị tài sản của DN đã dùng để thế chấp vay vốn là bao nhiêu?: ... (Triệu đồng) Trong đó: - Nhà xưởng: ... - Máy móc, thiết bị: ... - Đất đai: ... - Nhà ở: ... - Loại khác (ghi rõ ): ...
(Có thể ghi số liệu cụ thể hoặc đánh số theo thứ tự ưu tiên)
12T
Câu 8: 12TÔng/Bà cho biết nguồn vốn chủ sở hữu của DN (Vốn tự có) là bao
nhiêu?: ... (Triệu đồng). 12T
Câu 9: 12TLợi nhuận đạt được trong năm 2014 là bao nhiêu?:…….(Triệuđồng) 12T
Câu 10: 12TDoanh thu trong năm 2014 là bao nhiêu?: ... (Triệu đồng). 12T
Câu 11: 12TTheo Doanh nghiệp Ông/Bà, hồ sơ thủ tục vay vốn tại Ngân hàng được
đánh giá như thế nào?
a) Rườm rà b ) Không rườm rà
12T
- Nguyên nhân: ……… ……… - Đề nghị cải tiến: ……… ………
Câu 13: Theo Doanh nghiệp Ông/Bà thời gian xử lý hồ sơ tại Phòng công chứng như thế nào
a)Chậm b) Nhanh
Câu 14: Nếu chậm, xin Ông/Bà vui long cho biết
- Nguyên nhân: ……… ……… - Đề nghị cải tiến: ……… ……… 12T
Câu 1512T: Ông/Bà đánh giá như thế nào về phong cách, thái độ phục vụ của nhân
viên Ngân hàng ?
a) Chưa tốt b) Tốt
12T
Câu 1612T: Nếu chưa tốt, xin Ông/Bà vui lòng cho biết: