Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh tỉnh kiên giang (Trang 42)

7. Kết cấu luận văn

1.5.4Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Qua các kinh nghiệm của một số nước, từ đó có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, như sau:

34

Một là, Các NHTM Việt Nam cần xây dựng chính sách cho vay riêng có kết hợp với các gói hỗ trợ của Chính phủ trong cho vay DNNVV, cần dựa vào thực tế để đánh

giá, phân tích từng đối tượng khách hàng, tránh tình trạng thẩm định hồ sơ mang tính lý thuyết.

Hai là, Các NHTM Việt Nam cần thành lập bộ phân chuyên môn riêng biệt có

nhiệm vụ xây dựng các chiến lược tiếp thị, chiến lược phát triển sản phẩm tín dụng,

cũng như các sản phẩm ngân hàng khác dành riêng cho đối tượng khách hàng là DNNVV. Đặc biệt, có chính sách ưu tiên về thủ tục, lãi suất, phí dịch vụ,... đối với DNNVV trong việc cung cấp sản phẩm ngân hàng, bộ phận này có thể trực thuộc phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp.

Ba là, Các ngân hàng cần có chính sách mở rộng tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo đối với DNNVV vì vấn đề tài sản đảm bảo được xem là trở ngại lớn nhất hạn

chế khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của các DNNVV, việc mở rộng cho vay

không có tài sản đảm bảo được xác định trên cơ sở đánh giá toàn diện khách hàng bằng hệ thống xếphạng tín dụng nội bộ và có thểkèm theo một số điều kiện khác như

doanh nghiệp cam kết chuyển doanh thu về tài khoản mở tại ngân hàng để kiểm soát

nguồn trả nợđối với doanh nghiệp xuất khẩu cam kết bán lại ngoại tệ cho ngân hàng.

Bốn là, Rút ra từ kinh nghiệm của Hàn Quốc, Ngân hàng nhà nước ta với vai trò điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, quản lý hoạt động của hệ thống TCTD cần đề xuất với Chính phủvà các bộ ngành liên quan ban hành quy định các TCTD dành một tỷ lệ vốn nhất định cấp tín dụng hỗ trợ cho các DNNVV, tỷ lệ này tùy thuộc vào quy mô, và hiệu quả hoạt động của mỗi TCTD.

Năm là, Các NHTM cần sớm nhận định được những rủi ro cho các khoản vay, đánh giá lại các khoản cho vay theo hạn mức, theo dõi những dấu hiệu dự báo có thể

xảy ra trong tương lai gây ảnh hưởng tới việc trả nợ của khách hàng, sớm phát hiện các khoản nợ quá hạn để từ đó có biện pháp thu hồi nợ.

Sáu là, Các NHTM yêu cầu bên vay phải chứng minh được kinh nghiệm trong

lĩnh vực mà họ kinh doanh, chứng minh về nguồn trả nợ, mục đích vay vốn và kế hoạch sử dụng vốn vay, cam kết về việc thế chấp tài sản hay bảo lãnh của chính cá

35

Bảy là, NHTM cần phải xác định những đối tượng khách hàng nào mà ngân hàng muốn hướng tới, để từ đó có chính sách phù hợp trong việc cho vay, giám sát và thu hồi nợ vay và cần phải có sự kết hợpchặt chẽ với các tổchức địa phương và chính phủ

trước khi tiến hành cấp tín dụng cho các doanh nghiệp đặc biệt là các DNNVV.

Tám là, Chính Phủ Việt Nam cần thiết lập thể chế chính sách riêng để hỗ trợ, tư vấn DNNVV đặc biệt là vấn đề liên quan đến tín dụng ngân hàng, sớm thành lập và

nâng cao hiệu quả hoạt động của các Quỹ như: Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV, quỹ

phát triển DNNVV, tạo điều kiện cho các DNNVV tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng một cách tốt nhất.

Tóm lược chương 1

Chương 1 đã trình bày khái quát các nội dung về khái niệm và phân loại tín dụng cũng như một số sản phẩm tín dụng cung cấp cho DNNVV. Ngoài ra, còn trình bày

khái niệm, đặc điểm của DNNVV và vai trò của DNNVV trong thúc đẩy nền kinh tế phát triển từ đó rút ra ý nghĩa của tín dụng ngân hàng đối với bản thân DNNVV, ngân

hàng và mang lại lợi ích cho nền kinh tế. Bên cạnh đó chương 1 còn nêu ra kinh nghiệm hỗ trợ tín dụng đối với DNNVV của một số nước trên thế giới và trong khu vực qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc tài trợ cho DNNVV, đặc biệt là tài trợ vốn. Đây là cơ sở lý luận cho phần trình bày các chương tiếp theo để đi sâu tìm hiểu về thực trạng và các giải pháp phát triển tín dụng đối với DNNVV tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang.

36

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH

NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH KIÊN GIANG

2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH KIÊN GIANG

2.1.1 Quá trình hình thành

BIDV chi nhánh Kiên Giang được thành lập từ năm 1990, tách ra từ phòng đầu tư xây dựng thuộc ngân hàng Nhà nước tỉnh Kiên Giang. Hiện nay chi nhánh có 132

cán bộ công nhân viên đa số đều đã có trình độ chuyên môn đại học, có kinh nghiệm trong công tác, trong đó có 6 cán bộ trình độ Thạc Sỹ, 101 cán bộ trình độ đại học, 6 cán bộ là cao đẳng, 11 cán bộ là trình độ trung cấp và 8 cán bộ phổ thông. Chi nhánh

hạch toán phụ thuộc, chịu sự quản lý và chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam.

Trong những ngày đầu mới thành lập, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, sản phẩm huy động còn đơn điệu. Nhưng đến thời kỳ đổi mới, Chi nhánh BIDV Kiên Giang không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động thông qua việc thành lập nên các Phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm và đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, huy động vốn nên Chi

nhánh đã tạo dựng được niềm tin cho khách hàng và có được những khách hàng thường xuyên đến giao dịch.

Từ năm 1995, khi có quyết định của Thống đốc NHNN chuyển phần cấp phát vốn tín dụng ưu đãi và vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn trung ương sang Cục đầu tư phát triển (nay là Ngân hàng Phát triển) trực thuộc Bộ tài chính quản lý. Ngày 23/4/2012, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành giấy phép về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Đến ngày 01/07/2012, Chi nhánh BIDV Kiên Giang hoạt động như một NHTM Cổ phần, chấm dứt hẳn phương thức hoạt động bao cấp mang tính ỷ lại kém hiệu quả.

37

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ

Theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát

Triển Việt Nam, Chi nhánh BIDV Kiên Giang hoạt động với một số chức năng và nhiệm vụ, cụ thể như sau:

* Chức năng :

(1) Các dịch vụ chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, thanh toán lương tự động, thu chi hộ tiền mặt, bảo lãnh.

(2) Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi.

(3) Cho vay ngắn, trung, dài hạn cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.

(4) Kinh doanh ngoại tệ.

(5) Thanh toán quốc tế

(6) Môi giới, tư vấn đầu tư chứng khoán.

(7) Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.

* Nhiệm vụ :

(1) Đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn, đẩy mạnh các giải pháp nhằm triển khai ứng dụng có hiệu quả các sản phẩm mới, đặc biệt là các sản phẩm đi kèm khuyến

mãi.

(2) Tăng trưởng dư nợ tín dụng, hạn chế nợ quáhạn, nợ xấu.

(3) Xây dựng văn hóa kinh doanh riêng nhằm nâng cao danh tiếng thương hiệu của BIDV trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

(4) Tăng cường thực hiện chủ trương phát triển kinh tế của tỉnh, phát triển theo định hướng phát triển và chiến lược của BIDV.

38

2.1.3 Cơ cấu tổ chức: cơ cấu tổ chức của Chi nhánh BIDV – Kiên Giang như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Chi nhánh BIDV Kiên Giang

(Nguồn : Phòng Tổ chức hành chánh Chi nhánh)

Chi nhánh BIDV Kiên Giang hiện có 06 phòng giao dịch: Hà Tiên, Kiên Thành, Rạch Giá, Số 1, Tân Hiệp, Phú Quốc, ; 01 quỹtiết kiệm:An Thới; 30 điểm đặt máy ATM trải đều khắp tỉnh. Chi nhánh BIDV Kiên Giang là đơn vị chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam,

39

đồng thời chịu sự kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ, tính tuân thủ trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng của NHNN Chi nhánh tỉnh Kiên Giang.

2.2 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2012-2014

2.2.1 Tình hình huy động vốn giai đoạn 2012-2014

Bảng 2.1: Kếtquả huy động vốn giai đoạn 2012-2014

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Huy động vốn ngắn hạn 1,517 1,750 1,735

Huy động trung dai hạn 160 92 328

Tổng huy động vốn 1,678 1,842 2,063

Tốc độ tăng trưởng 9.8% 12%

Nguồn: Ngân hàng BIDV Kiên Giang. Báo cáo tổng kết năm 2012,2013 và 2014.

Huy động vốn của BIDV-Kiên Giang qua các năm không ngừng tăng, cả về quy mô lẫn tỷ trọng. Số liệu trên cho thấy tốc độ huy động của BIDV-Kiên Giang luôn

tăng mạnh và ở mức năm sau cao hơn năm trước.

Công tác huy động vốn có vai trò quan trọng trong hoạt động của BIDV trong

thời gian qua, đã đưa ra các biện pháp hết sức cụ thể mang lại hiệu quả thiết thực như:

- Áp dụng lãi suất linh hoạt, thu hút khách hàng bằng hình thức ưu đãi về lãi suất.

- Phát triển mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch để mở rộng nhiều kênh huy động vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận với ngân hàng, tăng trưởng nguồn vốn một cách ổn định.

- Ứng dụng công nghệ và cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ như tăng cường công tác phát hành thẻ thanh toán, tổ chức tốt mạng lưới máy rút tiền tự động và phát triển thêm dịch vụ gia tăng của thẻ để tăng cường thu hút tiền gửi cá nhân.

40

- Đổi mới phong cách phục vụ, triển khai các dịch vụ tiện ích cho khách hàng

như thu hộ/chi hộ tiền mặt, thanh toán hoá đơn, chi trả hộ lương, chuyển tiền tự động, qua đó giữ được khách hàng truyền thống và thu hút thêm khách hàng mới.

- Chính sách đa dạng hoá khách hàng đã tạo điều kiện gia tăng số lượng tài

khoản tiền gửi từ các khách hàng là các Tập đoàn, Tổng công ty, DNNVV, doanh

nghiệp, từ đó vừa tăng số dư tiền gửi vừa tạo sự ổn định về nguồn vốn.

Với việc đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn như: chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm với kỳ hạn linh hoạt, tiết kiệm dự thưởng, cùng nhiều biện pháp khuyến mãi hấp dẫn, lãi suất cạnh tranh nên nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng mạnh trong giai

đoạn 2012-2014, từ 1.678 tỷ đồng năm 2012 tăng lên 2.063 tỷ đồng năm 2014, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10,88%/năm. Tuy nhiên, cơ cấu nguồn vốn huy động chưa cân đối, chủ yếu là nguồn vốn huy động ngắn hạn (chiếm bình quân trên 89% trong tổng vốn huy động). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với những biện pháp nêu trên đã góp phần tăng trưởng nguồn vốn tại BIDV- Kiên Giang trong thời gian qua trong môi trường cạnh tranh gay gắt về lãi suất. Dự trữ

thanh khoản của BIDV-Kiên Giang luôn ở mức cao. Nhờ nguồn vốn huy động có sự tăng trưởng liên tục và tỷ trọng cao của huy động vốn từ khách hàng đã mang 1ại lợi thế cho BIDV-Kiên Giang. Điều này đã mang lại sức cạnh tranh rất lớn cho BIDV

trong việc sử dụng vốn cho vay nhờ ưu thế về nguồn vốn ổn định và lãi suất hấp dẫn.

Do vây, dư nợ cho vay của BIDV Kiên Giang trong thời qua cũng đã có sự tăng trưởng đáng kể.

41

2.2.2 Tình hình cho vay giai đoạn 2012-2014

Bảng 2.2: Tình hình dư nợ cho vay giai đoạn 2012-2014

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Giá trị % Giá trị % Theo thời hạn 2,351 2,411 2,413 60 3% 2 0% Ngắn hạn 1,741 1,797 1,698 56 3% (99) -5% Trung hạn 519 518 540 (0) 0% 22 4% Dài hạn 91 96 175 4 5% 79 83%

Theo loại tiền 2,351

2,411 2,413 60 3% 2 0% VNĐ 2,267 1,939 2,025 (328) -14% 86 4%

Ngoại tệ quy đổi 84

472 388 388 463% (84) -18%

Nguồn: Ngân hàng BIDV Kiên Giang. Báo cáo tổng kết năm 2012,2013 và 2014.

Số liệu cho thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ của BIDV-Kiên Giang tăng trưởng qua các năm, từ 2.351 tỷ đồng năm 2012 đến cuối năm 2014 đã đạt 2.413 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng bình quân 1,3%/năm, trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn là chủ yếu chiếm trung bình 73% trong tổng dư nợ. Xét theo tốc độ tăng trưởng thì dư nợ cho vay

dài hạn có bước tăng trưởng cao vào năm 2014 tăng trưởng đến 83%, kế đến là cho vay trung hạn hạn tăng 4,0% . Tuy nhiên, xét về số tuyệt đối thì dư nợ cho vay dài hạn đạt giá trị cao nhất trong các loại dư nợ cho vay theo thời gian. Đồng thời cho vay

trung và dài hạn cũng có xu hướng tăng dần qua các năm. Điều này cho thấy BIDV- Kiên Giang đã có chiến lược tài trợ cho hoạt động đầu tư tài sản cốđịnh và dự án hoặc tài trợ bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp. Hỗ trợ cho đầu tư chuyên sâu hình

thành nền tảng cho hoạt động sản xuất kinh doanh lâu dài.

2.2.3 Kếtquả hoạt động kinh doanh BIDV Kiên Giang giai đoạn 2012-2014

Mặc dù mới hoạt động theo mô hình ngân hàng cổ phầntừ cuối năm 2012, song

42

kinh tế gặp nhiều khó khăn nên ngân hàng dẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao qua các năm. Chênh lệch thu chi và trích DPRR của ngân hàng trong 03

năm tăng bình quân 14% và 10%.

Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh giai đoạn 2012-2014

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Chênh lệch thu - chi

59,938 67,657 78,018 Trích DPRR 11,638 12,257 14,163

Lợi nhuận trước thuế 48,300

55,400

63,855 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Ngân hàng BIDV Kiên Giang. Báo cáo tổng kết năm 2012,2013 và 2014.

Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận giai đoạn 2012-2014

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2013/2012 Năm 2014/2013

Giá trị % Giá trị %

Chênh lệch thu - chi

7,719 12.9% 10,361 15.3%

Trích DPRR

619 5.3% 1,906 15.6%

Lợi nhuận trước thuế 7,100 14.7% 8,455 15.3%

Nguồn: Ngân hàng BIDV Kiên Giang. Báo cáo tổng kết năm 2012,2013 và 2014.

2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH KIÊN GIANG

2.3.1 Quy mô dư nợ cho vay DNNVV

Đối tượng khách hàng DNNVV trong thời gian gần đây được các NHTM xem là khách hàng tiềm năng cần khai thácđể phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.

Không đứng ngoài xu thế đó BIDV đã đặt mục tiêu đến năm 2015 tổng dự nợ cho vay đối với DNNVV đạt 160.000 tỷ đồng, mục tiêu này đã được cụ thể hóa bằng nhiều

43

biện pháp cụ thể, tuy nhiên việc triển khai các giải pháp này không được thực hiện đồng bộ và mang lại hiệu quả cao tại tất cả các chi nhánh của BIDV.

Tại BIDV Kiên Giang nhóm khách hàng DNNVV chưa được quan tâm phát triển, trong giai đoạn 2012-2014 dư nợ của Chi nhánh chủ yếu tập trung vào nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn, trong khi đó dư nợ của DNNVVqua các năm chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ, cụ thể năm 2012 chiếm 15%, năm 2013 chiếm 17%, năm 2014 chiếm 19%.

2.3.2 Cơ cấu dư nợ cho vay đối với DNNVV2.3.2.1 Cơ cấu theo kỳ hạn 2.3.2.1 Cơ cấu theo kỳ hạn

Về cơ cấu theo kỳ hạn cho vay, xét trong tổng dư nợ thì bình quân dư nợ trung

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh tỉnh kiên giang (Trang 42)