7. Kết cấu luận văn
2.5.1 Đánh giá chung
♦ Về phía Ngân hàng
Quy mô tín dụng được mở rộng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành nghềtrên địa bàn. Thay đổi cơ cấu dư nợtheo hướng tích cực, thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Phát triển mạng lưới, thu hút khách hàng, mở rộng đối tượng và hình thức cho
vay đối với DNNVV. Xây dựng lòng tin và tạo ra sự gắn bó giữa BIDV và DNNVV Tạo môi trường để mở rộng và phát triển hoạt động dịch vụ tăng thu nhập phi tín dụng, là cơ sở nền tảng để Chi nhánh trở thành ngân hàng hiện đại, kinh doanh nhiều sản phẩm như thanh toán, chuyển tiền, bảo lãnh,..
56
Nâng cao trình độ nhận thức cho cán bộ tác nghiệp: các DNNVV hoạt động
phong phú và đa dạng trên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, vì vậy qua tiếp xúc cho vay
các DNNVV các CBTD, đã học hỏi và đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong tác nghiệp và trong giao tiếp vì vậy trình độ, và nhận thức của cán bộđã được nâng lên, có khảnăng nắm bắt những thay đổi của nền kinh tế thịtrường và có thêm cơ hội để tiếp cận các công nghệ hiện đại.
♦ Về phía doanh nghiệp nhỏ và vừa
Khả năng tiếp cận vốn vay được cải thiện: trong những năm qua, chi nhánh
BIDV Kiên Giang luôn chủ động, tích cực tạo cơ chế thông thoáng thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế được tiếp cận nguồn vốn TD, đặc biệt là DNNVV. Vì vậy, số lượng, nguồn huy động và dư nợ của DNNVV luôn tăng
Đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn để duy trì, mở rộng sản xuất kinh doanh:Nguồn vốn TD của Chi nhánh đã đáp ứng kịp thời nhu cầu rất lớn về vốn lưu động phục vụ
sản xuất kinh doanh và vốn trung dài hạn cho một số DNNVV trên địa bàn. Nhờ đó mà DNNVV có điều kiện nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, khảnăng
cạnh tranh và tạo chỗđứng vững chắc trên thịtrường.
♦ Về kinh tế - xã hội: Góp ph25T ần tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm cho người lao
động, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo ổn định chính trị xã hội.25T Nhờ có vốn TDNH, các
DNNVV trên địa bàn tỉnh đã mở rộng đầu tư, sản xuất kinh doanh, qua đó tạo thêm
công ăn việc làm cho người dân địa phương, đóng góp lớn cho nguồn thu ngân sách tỉnh. Cơ cấu kinh tế vì vậy chuyển biến tích cực, diện mạo tỉnh cải thiện đáng kể, tạo
môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư.
2.5.2 Những hạn chế và nguyên nhân
2. 5.2.1 Những hạn chế và nguyên nhân xuất phát từ phía ngân hàng
Thứ nhất, tỷ lệ DNNVV được tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng vẫn còn thấp.5TDo một số nguyên nhân chủ yếu sau:
- Sự e ngại của ngân hàng về năng lực, tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của các DNNVV.
57
Thực tế hiện nay ngân hàng e ngại cho vay đối với các DNNVV vì các doanh
nghiệp này thiếu tài sản đảm bảo, cầm cố, thiếu kinh nghiệm trong quản lý, tình hì8Tnh8T tài chính không minh bạch và thiếu chiến lược phát triển sản phẩm, khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp thấp... nên hoạt động sản xuất kinh doanh chưa đạt hiệu quả
cao.
- Sự hạn chế về thông tin tín dụng của ngân hàng
Trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, số lượng các doanh nghiệp hoạt động rất nhiều, quan hệ thương mại rất đa dạng và phức tạp, đặc biệt là khu vực DNNVV. Vì vây, việc nắm bắt chính xác và kịp thời những thông tin của khách hàng là DNNVV trong
quá trình thẩm định và xét duyệt cho vay của ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn, nhất là những doanh nghiệp mới quan hệ vay vốn lần đầu. Ngân hàng có thể truy cập thông
tin khách hàng và dự án từ nhiều nguồn khác nhau như trung tâm thông tin tín dụng của NHNN, các ngân hàng khác về thực trạng nợ nần, tình trạng vay trả nợ,.. Tuy nhiên những nguồn thông tin này thường khá hạn chế và chưa được cập nhật kịp thời. Thông tin tài chính thì thường là những số liệu quá khứ chưa phản ánh đúng thực tế tình hình tài chính và khả năng vay trả nợ của khách hàng, trong khi đó những thông
tin phi tài chính có ảnh hưởng quan trọng đến tình hìnhhoạt động sản xuất kinh doanh
và khả năng phát triển của khách hàng như cơ cấu tổ chức ban lãnh đạo, các chính
sách định hướng của ngành, thị trường tiêu thụ, đối thủcạnh tranh,... thì chưa được cập nhậtkịp thời và thông tin đầy đủ.
Ngoài ra, nếuchủ doanh nghiệp thành lập nhiều công ty khác nhau vay tại nhiều TCTD khác trước khi đếnBIDV Kiên Giang vay thì khó có thể kiểm soát được chính
xác chủ doanh nghiệp đó đã vay với mức dư nợ hiện tại là bao nhiêu? Tài sản đảm bảo như thế nào? tình hình vay trả và uy tín trong giao dịch ra sao? nguồn doanh thu của khách hàng về tài khoản mở tại ngân hàng nào nhiều hơn có tương ứng với doanh số ngân hàng mình đã giải ngân hay không? cũng là vấn đề nan giải.
Và đây cũng chính là những nguyên nhân khiến ngân hàng hạn chế cho vay đối với các khách hàng là DNNVV.
58
Thứ hai, thời gian từ lúc DN xin vay cho đến lúc giải ngân vẫn còn kéo dài
Quy trình cho vay của ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam được đánh giá là một trong những quy trình tín dụng chặt chẽ nhất, nhưng chính sự chặt chẽ
này lại tạo ra một loạt các bước công việc rườm rà, phức tạp, gây tốn kém thời gian thẩm định cho ngân hàng và khách hàng. Quá trình xét duyệt và phán quyết mức cho vay còn kéo dài thời gian làm ảnh hưởng đến cơ hội đầư cũng như tiến trình thi công các công trình, dự án của doanh nghiệp. Hơn nữa, chức năng nhiệm vụ của một số bộ phận trong dây chuyền tác nghiệp tín dụng chưa rõ ràng, còn chồng chéo, sự phối hợp giữa các bộ phận, phòng ban chưa nhịp nhàng thông suốt đã gây ách tắc và chậm trễ trong việc giải quyết hồ sơ vay vốn.
Thứ ba, một số cán bộ ngân hàng vẫn chưa nghiêm túc chấp hành quy trình tín dụng
Việc chấp hành quy trình tín dụng của ngân hàng chưa được cán bộ ngân hàng coi trọng, nhiềukhi chỉ là hình thức đối với cả ngân hàng và doanh nghiệp mà lại quan tâm đếnsự thân quen, thậm chí có tiêu cực trong quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp với cán bộ ngân hàng. Ngoài ra có những doanh nghiệp làm ăn phi pháp hoặc không hiệu quả lại được ngân hàng cho vay.
Quá trình kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay còn mang tính thủ tục, chưa thực sự đi sự đi sâu, đi sát vào tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên nhiều khi có dấu hiệu rủi ro nhưng không phát hiện kịp thời đểxử lý.
Thứ tư, một số tài sản của DNNVV vẫn đảm bảo tính pháp lý nhưng không đủ điều kiện theo quy định của ngân hàng để đảm bảo cho khoản vay, thậm chí nhiều tài sản đảm bảo còn bị ngân hàng định giá khá thấp so với giá thị trường.
Một số doanh nghiệp đi vay vốn có tài sản đảm bảo nhưng không đúng theo quy
định của ngân hàng, ví dụ như chỉ có hợp đồng mua nhà, mua đất dự án nên không được ngân hàng chấp thuận cho vay, trong khi đó việc bảo lãnh của các tổ chức khác
như Quỹ bão lãnh tín dụng cũng gặp không ít khó khăn do thủ tụcquan hệ ba bên. Khi ngân hàng đánh giá giá tài sản cầm cố, thế chấp cũng chưa hợp lý, đặc biệt là việc đánh giá về giá trị của đất đai nhà xưởng, máy móc thiết bị của doanh nghiệp thường
59
thấp hơn nhiều so với giá trị trường, nên cho dù doanh nghiệp có đủ điều kiện vay thì khoản vay cũng không đáp ứng được nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Đối với một số tài sản thế chấp như dây chuyền sản xuất, hàng hóa, phương tiện kỹ thuật...khi có rủi ro tín dụng xảy ra thì ngân hàng khó khăntrong việc thanh lý đểthu hồi nợ.
Thứ năm, cán bộ ngân hàng còn thiếu năng lực chuyên môn trong việc đánh giá tính hiệu quả của các dự án
Cán bộ của ngân hàng hầu hết có kinh nghiệm trong nghiệp vụ nhưng năng lực hiểu biết về kinh tế thị trường, kỹ thuật máy móc còn hạn chế đặc biệt khi công nghệ hiện đại tiên tiến đang càng ngày phổ biến nên nhiều dự án có nội dung kinh tế kỹ thuật phức tạp, cán bộ tín dụng không có đủ trình độ chuyên môn để đánh giá, xác định hiệu quả kinh tế, dẫn đếnquan hệ tíndụng có thể không thực hiện được hoặc việc đánh giá sai của cán bộ ngân hàng kéo theo việc cấp tín dụng có thể gặp rủi ro.
Ngoài ra, do những hạn chế kiến thức về quản trị, kế toán, thuếvà việc hiểu về lý lịch ban quản trị trong doanh nghiệp cũng không dễ dàng, đa số là tìm hiểu bằng phỏng vấn nên cán bộ ngân hàng gặp khó khăn trong việc đánh giá chất lượng quản trị cũng như tính chính xác trong thông tin quản trị của doanh nghiệp và tính trung thực, hợp lý các báo cáo của doanh nghiệp, đặc biệt là báo cáo tài chính và quyết toán thuế.
Một số sản phẩm tín dụng đối với DNNVV vẫn chưa phát huy tiềm năng như: Sản phẩm bao thanh toán, thấu chi tài khoản tiền gửi thanh toán, cho vay tín chấp.
Thứ sáu, chưa xây dựng kế hoạch phát triển lâu dài và hiệu quả: Thực tế cho thấy tín dụng của BIDV Kiên Giang tăng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng không đồng đều, chưa ổn định do thiếu định hướng kế hoạch. Ngân hàng chỉ phát triển tín dụng trong giới hạn các chỉ tiêu được Hội sở chính giao như: giới hạn tín dụng tối đa, tỷ lệ cho vay ngắn hạn/trung dài hạn, tỷ lệ dư nợ cho vay ngoài quốc doanh, tỷ lệ nợ quá hạn,… mà chưa xây dựng được các chỉ tiêu riêng cho chi nhánh như tỷ lệ cho vay bán lẻ hay giới hạn tín dụng dành cho từng nhóm khách hàng, đặc biệt là cho DNNVV, chưa xây dựng kế hoạch về cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh
60
Thứ bảy, yếu trong việc đa dạng hóa sản phẩm: Tại BIDV nói chung và BIDV
Kiên Giang nói riêng các sản phẩm tín dụng còn rất hạn chế, thiếu tính linh hoạt và được áp dụng chung cho tất cả các đối tượng khách hàng nên không đáp ứng tốt nhu cầu cho mỗi đối tượng khách hàng khác nhau. Đối với khách hàng DNNVV, chưa có những sản phẩm đặc thù hay chính sách ưu tiên cần thiết để thu hút đối tượng này. Ngoài ra, ngân hàng cũng chưa nghiên cứu để cung cấp gói sản phẩm ngân hàng nhằm hướng đến phục vụ một cách toàn diện cho khách hàng nói chung và DNNVV nói
riêng.
Thứ tám, kênh cung ứng dịch vụ truyền thống chưa đáp ứng được yêu cầu:
Phong cách bán hàng tại BIDV Kiên Giang còn rất thụ động, chủ yếu phục vụ cho khách hàng trực tiếp đến giao dịch với ngân hàng, công tác tiếp thị, tìm kiếm khách còn bị xem nhẹ, phần lớn khách hàng tự đến với ngân hàng hoặc được giới thiệu thông qua các đối tác kinh doanh hiện là khách hàng của ngân hàng, cách bán hàng này không còn phù hợp trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt như hiện nay và càng không phù
hợp với đối tượng khách hàng DNNVV vốn rất e ngại trong việc tiếp cận vốn tín dụng
ngân hàng.
Thứ chín, công nghệ chỉ ở mức độ trung bình: Mặc dù BIDV đã tiên phong trong thực hiện công tác hiện đại hóa, đầu tư phát triển công nghệ nhưng chỉ dừng lại ở việc quản lý thông tin giao dịch của khách hàng và giao dịch trực tuyến trong toàn hệ thống BIDV mà chưa xây dựng được các chương trình quản lý lưu trữ thông tin khách hàng tập trung từ đó phân tích cảnh báo rủi ro đối với khách hàng có lịch sử quan hệ tín dụng không tốt. Ngoài ra, việc ứng dụng tin học và tự động hóa trong giao dịch còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ.
Với hệ thống XHTDNB mà BIDV là ngân hàng tiên phong xây dựng tiệm cận với thông lệ quốc tế sẽ giúp BIDV Kiên Giang thuận lợi hơn trong việc đánh giá toàn diện về các khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp và lịch sử quan hệ của họ với ngân hàng giúp ngân hàng chọn lọc được những khách hàng tốt. Hệ thống XHTDNB của BIDV đã được World Bank và tổ chức xếp hạng quốc tế Moody’s đánh giá cao. Đây cũng là phương pháp xếp hạng cốt lõi mà các ngân hàng và các tổ chức định hạng quốc tế hiện đang sử dụng.
61
Tuy nhiên, chương trình này được đưa vào sử dụng hơn tám năm đã bắt đầu bộc lộ những hạn chế nhất định và chưa phù hợp với đặc điểm hoạt động của DNNVV tại Việt Nam, với rất nhiều chỉ tiêu mà doanh nghiệp không thể đạt được, vì vậy tỷ trọng dư nợ DNNVV tại BIDV được xếp hạng từ nhóm III đến nhóm V chiếm rất cao trong khi ngân hàng hạn chế phát triển tín dụng đối với các nhóm này vì mức độ rủi ro
cao.
Thứ mười, công tác quản trị điều hành còn hạn chế: BIDV là NHTM quốc doanh với lịch sử hoạt động chuyên về cấp phát vốn phục vụ xây dựng cơ bản mặc dù trong thời gian gần đây đã có những chuyển biến tích cực theo hướng hiện đại hóa hoạt động ngân hàng và hướng đến trở thành tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại. Song tại một số chi nhánh của BIDV nói chung và BIDV Kiên Giang nói riêng công
tác quản trị điều hành còn mang nặng tính hình thức, thụ động, hoạt động theo chỉ đạo từ hội sở chính, thiếu sáng tạo, chưa nhạy bén trước những thay đổi của nền kinh tế. Phát triển tín dụng một cách cứng nhắc, thật an toàn và tập trung cho vay doanh nghiệp lớn để hạn chế việc quản lý khách hàng, giảm gánh nặng công việc cho cán bộ vì vậy mà tín dụng dành cho bán lẻ và DNNVV rất hạn chế.
Bên cạnh đó lãnh đạo ngân hàng chưa xây dựng được mối quan hệ tốt với các cơ quan quản lý nhà nước và các sở ban ngành địa phương như: UBND các huyện, thị,
cơ quan thuế, trung tâm xúc tiến thương mại,phòng công chứng, sở/phòng tài nguyên và môi trường, khu công nghiệp,… trong khi đây là nơi cung cấp nhiều thông tin đáng tin cậy về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn.
2.5.2.2 Những hạn chế xuất phát từ phía các DNNVV
Thứ nhất, DNNVV vẫn chưa biết nhiều về sản phẩm cho vay của ngân hàng
Hiện nay một số doanh nghiệp không biết nhiều về các sản phẩm của ngân hàng,
doanh nghiệp nghĩ rằng đến ngân hàng là chỉ để vay vốn hay mở tài khoản thanh toán. Nguyên nhân chủ yếu là do công tác tiếp thị của ngân hàngchưa được chú trọng.
Thứ hai, Còn nhiều DNNVV e ngại tiếp cận các sản phẩm tín dụng của ngân hàng
62
Một bộ phận không ít các DNNVV còn mặc cảm với quy mô hoạt động nhỏ, khó khăn về nhiều mặt như vốn, công nghệ, nhân lực,… sẽ khó tiếp cận với vốn tín dụng ngân hàng. Ngoài ra, các DNNVV cảm thấy thủ tục vay vốn khó khăn, rườm rà và thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ ngân hàng còn mang nặng tính hành chính.
Thứ ba, Thiếu tài sản đảm bảo: Doanh nghiệp hoạt động chủ yếu dựa vào vốn tự có của chủ doanh nghiệp hoặc vay mượn từ người thân, bạn bè, tài sản để thế chấp ngân hàng của doanh nghiệp rất ít và gần như không có, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập vì vậy khi muốn vay vốn ngân hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh,
doanh nghiệp thường vấp phải điều kiện thế chấp tài sản, đây được xem là điều kiện