7. Kết cấu luận văn
3.3 Các giải pháp phát triển tín dụng đối với DNNVV
3.3.1 Các giải pháp đối với Ngân hàng
3.3.1.1 Thay đổi quan điểm trong phát triển tín dụng
BIDV đã xác định mục tiêu trở thành ngân hàng đứng đầu về phục vụ các
DNNVV, song nhiều chi nhánh của BIDV trong đó có BIDV Kiên Giang vẫn chưa thấy được tầm quan trọng và cần thiết phải tập trung phát triển tín dụng, dịch vụ đối với nhóm khách hàng là DNNVV.
Hiện nay, tại BIDV Kiên Giang còn chú trọng cho vay đối với các khoản vay có giá trị lớn, tập trung vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp lớn nhằm giảm bớt gánh nặng quản lý nhiều hồ sơ, nhiều khách hàng cho cán bộ, nhưng việc này lại tiềm ẩn nhiều rủi ro. Để khai thác thế mạnh của BIDV trên địa bàn Kiên Giang nhằm hướng đến mục tiêu chung của BIDV là trở thành ngân hàng đứng đầu về phục vụ các DNNVV và đồng thời để giảm thiểu rủi ro trong công tác tín dụng, BIDV Kiên Giang
cần thiết phải thay đổi quan điểm, chuyển sang phát triển tín dụng đối với DNNVV và bán lẻ, bởi việc tập trung cho vay doanh nghiệp lớn làm cho ngân hàng dễ bị động trong cung cấp lẫn thu hồi vốn.
Thực tế cho thấy, đối với một dự án lớn khi khách hàng không trả được nợ hay phải gia hạn thời gian trả nợ thì ngân hàng rất bị động trong việc thực hiện kế hoạch giải ngân đối với dự án khác đã ký hợp đồng tín dụng bởi mỗi chi nhánh của BIDV phải tuân thủ mức giới hạn tín dụng tối đa mà BIDV giao. Vì vậy, cần phải chủ động tiếp cận với các DNNVV trong quan hệ vay vốn, đảm bảo đủ vốn cần thiết cho các doanh nghiệp vay khi có các dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi. Chủ động tháo gỡ khó khăn cho DNNVV về các thủ tục vay vốn trong phạm vi cơ chế tín dụng được phép.
3.3.1.2 Xây dựng chính sách khách hàngriêng đối với DNNVV
Chính sách về lãi suất và phí
Đa số DNNVV có tiềm lực tài chính yếu, đặc biệt là đối với doanh nghiệp mới thành lập thì chính sách lãi suất, phí là một trong những vấn đề được doanh nghiệp rất quan tâm khi tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
72
lợi nhuận của doanh nghiệp, lãi suất cho vay thấp sẽ làm giảm chi phí lãi vay của doanh nghiệp và khi đó lợi nhuận sẽ tăng lên. Do đó, ngân hàng cần xây dựng chính sách lãi suất, phí cạnh tranh và linh hoạt ưu tiên áp dụng cho đối tượng khách hàng
DNNVV, lãi suất cho vay có thể giảm dần dựa vào các tiêu chí như thời gian quan hệ với ngân hàng, mức độ tín nhiệm, mức độ sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng,…
Hiện nay, công tác thẩm định hồ sơ vay của cán bộ QHKH chỉ dừng lại ở việc thẩm định cho vay mà chưa quan tâm đến việc doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ khác trong khi lãi suất cho vay lại áp dụng như nhau đối với tất cả các khách hàng, DNNVV chỉ được ưu tiên miễn phí phạt khi có nợ quá hạn, nhưng doanh nghiệp ít nhận được ưu đãi này vì không muốn để nợquá hạn làm giảm uy tín của mình.
Với chính sách lãi suất, phí chưa thật sự ưu đãi, ngân hàng chưa thu hút DNNVV quan hệ vay vốn, chưa khuyến khích DNNVV sử dụng các dịch vụ ngân hàng khác ngoài sản phẩm vay, vì thế cần xây dựng cơ chế khuyến khích các doanh
nghiệp vay vốn sử dụng thêm các sản phẩm, dịch vụ khác như: thanh toán lương, internet banking, dịch vụ vấn tin bằng điện thoại (BSMS), thẻ tín dụng quốc tế dành cho ban giám đốc doanh nghiệp,... Do vậy, ngoài việc xây dựng chính sách lãi suất,
phí riêng ưu đãi cho DNNVV ngân hàng cần có những gói phí, lãi suất tỷ lệ nghịch với mức độ sử dụng dịch vụ ngân hàng của doanh nghiệp.
Chính sách về tài sản đảm bảo
Một khó khăn lớn của DNNVV là thiếu tài sản đảm bảo để thế chấp khi tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng, BIDV Kiên Giang ưu tiên nhận tài sản đảm bảo là bất động sản bởi có tính thanh khoản cao, trong khi các DNNVV thường chỉ có vốn bằng tiền hay MMTB nên ít được ngân hàng chấp nhận và nếu muốn vay vốn tại ngân hàng thường chủ doanh nghiệp phải dùng tài sản của cá nhân mình để bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn, tuy nhiên việc bảo lãnh này không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện được.
Vì vậy, muốn phát triển tín dụng đối với DNNVV, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay, ngân hàng cần mở rộng việc tiếp nhận nhiều loại tài sản đảm bảo như: nhà xưởng, MMTB, phương tiện vận tải, các khoản phải thu, hàng hóa tồn kho, bộ chứng từ hàng xuất,…
73
Ngoài ra, theo chính sách khách hàng mà BIDV áp dụng đối với các doanh nghiệp được xếp hạng theo hệ thống xếp hạng tín dụng của BIDV thì tương ứng với mỗi hạng từ BBB đến AAA khách hàng sẽ được BIDV xem xét cho vay không có tài sản đảm bảo với tỷ lệ từ 10% đến 50% giá trị khoản vay, tuy nhiên với mục tiêu phát triển tín dụng phải đảm bảo antoàn cao nên tại BIDV Kiên Giang việc cho vay không có tài sản đảm bảo theo chính sách khách hàng của BIDV còn rất hạn chế, đặc biệt là đối với DNNVV. Do vậy, ngân hàng cần mở rộng tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo trong giới hạn chính sách khách hàng mà BIDV cho phép.
Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng theo hướng phù hợp với DNNVV tại Việt Nam
Hệ thống XHTDNB của BIDV được xây dựng chung cho tất cả các đối tượng khách hàng là doanh nghiệp tuy nhiên DNNVV tại Việt Nam có những đặc thù riêng như quy mô tài sản nhỏ, trình độ chuyên môn và quản lý của chủ doanh nghiệp chủ yếu đúc kết từ kinh nghiệm hay học hỏi từ bạn bè mà không được đào tạo bài bản nên bằng cấp chuyên môn rất hạn chế, chưa chú trọng nhiều đến việc bảo hiểm tài sản, DNNVV dễ bị tác động bởi môi trường kinh doanh, những biến động của nền kinh tế nên khi kinh tế suy thoái sẽ ảnh hưởng lớn làm hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV giảm sút,… trong khi chỉ tiêu về bằng cấp chuyên môn của chủ doanh nghiệp, mức độ bảo hiểm tài sản, các chỉ tiêu tài chính như quy mô tài sản, tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận được chú trọng và chiếm tỷ trọng điểm cao trong hệ thống xếp hạng hiện nay của BIDV, cho nên hệ thống này không phù hợp khi áp dụng cho cả DNNVV, hơn nữa việc áp dụng chính sách khách hàng phụ thuộc vào kết quả xếp hạng doanh nghiệp theo hệ thống xếp hạng này nên các DNNVV sẽ bị thiệt nhiều hơn. Vì vậy, BIDV Kiên Giang cần nghiên cứu kỹ hệ thống xếp hạng tín dụng đang áp dụng tại BIDV từ đó có những đề xuất với BIDV về việc chỉnh sửa hệ thống xếp hạng tín dụng cho phù hợp với đặc thù của DNNVV tại Việt Nam.
Đơn giản hóa thủ tục vay vốn và rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ
Nhiều DNNVV ngại tiếp cận nguồn vốn từ các NHTM, trong đó đáng kể là các NHTM quốc doanh do ngại thủ tục vay vốn rườm rà. Thực tế qua điều tra ý kiến DNNVV về thủ tục vay vốn tại BIDV Kiên Giang, kết quả nhiều doanh nghiệp cho
74
rằng thủ tục vay vốn còn nhiều và thường xuyên thay đổi biểu mẫu, thời gian giải quyết hồ sơ lâu đã làm cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong quan hệ vay vốn.
Như vậy, BIDV Kiên Giang cần xem lại để chuẩn hóa các thủ tục vay vốn của đối tượng khách hàng DNNVV theo hướng đơn giản hóa và hạn chế các giấy tờ mà doanh nghiệp phải cung cấp, cần thiết có thể xem khoản vay của DNNVV như một khoản vay của khách hàng cá nhân (tín dụng bán lẻ) tại ngân hàng để việc cung cấp các sản phẩm tín dụng cho DNNVV đơn giản hơn, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay cũng như xử lý hồ sơ giải ngân bởi giá trị khoản vay của DNNVV thường không cao hơn so với khoản vay của tư nhân, cá thể.Đồng thời để rút ngắn thời gian xin vay
vốn của DNNVV, ngân hàng có thểthực hiện như sau:
- Hướng dẫnvà cung cấp đầy đủ các mẫu biểuvề hồ sơ vay vốn thông qua mạng thông tin của ngân hàng.
- Doanh nghiệp có thểgửi hồ sơ vay vốn qua mạng.
- Ngân hàng nhận hồ sơ qua mạng có thể thẩm định sơ bộ, nếu thấy đạt yêu cầu
thì thông báo cho doanh nghiệp chuẩn bị những hồ sơ cần thiết để tiếm hành thẩm định thực tế tại doanh nghiệp, nếuhồ sơ thực tế không có vấn đề gì thì tiến hành các
thủ tụccần thiếtđể giảingân cho doanh nghiệp ngay. Trường hợphồ sơ không đạt yêu cầu thì thông báo ngay cho doanh nghiệp đểdoanh nghiệp tìm nguồn vốn khác.
Chính sách ưu đãi đối với các sản phẩm bán chéo
Song song với hoạt động cho vay, ngân hàng cần quan tâm phát triển và có chính sách ưu đãi đối với các sản phẩm bán chéo khác, với định hướng cung cấp một cách toàn diện các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho mỗi khách hàng từ dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước đến kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ ngân hàng điện tử như e-
banking, vấn tin số dư qua điện thoại, đến cung cấp các sản phẩm như: bảo hiểm, tư vấn tài chính, sắp xếp danh mục đầu tư, quản lý tài sản thậm chí các sản phẩm tiện ích như thẻ tín dụng quốc tế dành cho ban giám đốc doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho họ trong quá trình đi công tác giao dịch với đối tác nước ngoài,…
75
3.3.1.3 Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng dành cho DNNVV
Sản phẩm tín dụng dành cho doanh nghiệp tại BIDV hiện nay còn rất hạn chế với những sản phẩm truyền thống như cho vay ngắn hạn theo món, theo hạn mức, cho vay đầu tư dự án trung dài hạn. Vì vậy, để thu hút khách hàng doanh nghiệp trong đó tập trung khai thác nhóm khách hàng tiềm năng là DNNVV, BIDV cần nghiên cứu phát triển thêm nhiều sản phẩm tín dụng để đáp ứng nhu cầu vay ngày càng cao và đa dạng của DNNVV, nhanh chóng đưa vào thực tiễn hoạt động tại tất cả các chi nhánh của BIDV các sản phẩm đã được nghiên cứu như thấu chi, thẻ tín dụng dành cho
DNNVV. BIDV Kiên Giang cần mạnh dạng đi tiên phong trong việc cung cấp sản phẩm mới, đặc biệt sản phẩm thấu chi và thẻ tín dụng vì rất phù hợp với đặc điểm kinh doanh của DNNVV.
- Thấu chi: Do nhu cầu vốn tín dụng của DNNVV không thường xuyên, liên tục mà mang tính thời vụ để bù đắp thiếu hụt tạm thời khi nhận được đơn hàng hay có thương vụ kinh doanh mới, khi đó nhu cầu vốn của doanh nghiệp rất cấp thiết nếu chờ giải quyết hồ sơ cho một món vay như bình thường thì rất có thể doanh nghiệp sẽ mất đi cơ hội đầu tư. Với sản phẩm thấu chi, doanh nghiệp có thể sử dụngsố tiền vượt quá số dư trong tài khoản tiền gửi thanh toán của doanh nghiệp mở tại ngân hàng với một hạn mức tối đa được ngân hàng cấp. Như vậy, doanh nghiệp có thể sử dụng số tiền thấu chi một cách nhanh chóng và thuận tiện mà không cần phải làm các thủ tục vay vốn, giải ngân như các khoản vay thông thường.
Việc xác định hạn mức thấu chi có thể căn cứ vào xếp hạng của doanh nghiệp, nhu cầu vốn lưu động, tốc độ chu chuyển dòng tiền của doanh nghiệp cũng như mối quan hệ gắn bó lâu dài và uy tín của doanh nghiệp đối với ngân hàng, hạn mức thấu chi có thể có hoặc không có tài sản đảm bảo tùy theo chính sách khách hàng áp dụng với từng doanh nghiệp.
- Thẻ tín dụng: Ngân hàng cung cấp vốn cho DNNVV thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng. Với sản phẩm này ngân hàng cấp cho DNNVV một hạn mức tín dụng kèm thẻ tín dụng, doanh nghiệp dùng thẻ tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ hay rút tiền mặt khi cần tại các máy ATM với số tiền tối đa trong giới được ngân hàng cấp.
76
Với sản phẩm này doanh nghiệp không cần phải đến ngân hàng để thực hiện giao dịch chuyển tiền thanh toán cho đối tác hay nhận tiền mặt mà có thể thanh toán ngay khi cần tại những nơi chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng hay chuyển khoản hoặc rút tiền tại máy ATM của hầu hết các ngânhàng vì hiện tại BIDV đã tham gia hệ thống banknet, kết nối để được sử dụng máy ATM của tất cả các ngân hàng thành viên của hệ thống banknet.
3.3.1.4 Giải pháp tăng trưởng nguồn vốn để phát triển tín dụng
Xét trên phương diện khối lượng, nguồn vốn kinh doanh tiền tệ chủ yếu của các NHTMCP không phải là vốn điều lệ, bởi lẽ vốn điều lệ của ngân hàng thường chỉ chiếm khoảng 10% so với vốn huy động khác. Đồng thời hoạt động kinh doanh tiền tệ của các ngân hàng được tiến hành theo nguyên tắc đi vay để cho vay. Chính vì vây,
nguồn vốn huy động có vai trò quan trọng đối với các NHTMCP.
Để hình thành nguồn vốn này, thông thường sử dụng biện pháp kích thích người gửi tiền bằng công cụ lãi suất được coi là biện pháp rất quan trọng và có hiệu lực
nhanh chóng. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, các Ngân hàng nhà nước đang thực hiện chủ trương “lâp lại trât tự” trên thị trường huy động vốn thì biện pháp nâng lãi suất tiền gửi là khó thực hiện. Vì vây, BIDV Kiên Giang cần nghiên cứu, triển khai áp dụng các sản phẩm dịch vụ huy động vốnmới đa dạng có tính linh hoạt cao, để có thể khởi tăng nguồn vốn huy động cho mình. Cụ thể là:
Mở rộng hoạt động và nâng cao chất lượng thanh toán thẻ
Thẻ ngân hàng (thẻ thanh toán, thẻ tín dụng) phương tiện thanh toán không dùng
tiền mặt hiện đại. Thực hiện dịch vụ này mang lạinhiều tiện ích đối với cả khách hàng và ngân hàng. Trên góc độ ngân hàng, một trong những lợi ích đáng kểlà tạo ra nguồn vốn huy động “giá rẻ” với khối lượng lớn đểđáp ứng nhu cầu tín dụng của mình.
Tuy nhiên, để gia tăng khối lượng khách hàng tham gia dịch vụ thẻ, ngân hàng cần chú trọng một số vấn đề sau:
- Tăng cường tuyên truyền, quảng cáo, tiếpthị với khách hàng.
- Áp dụng mức phí thích hợp , đảm bảo tính cạnh tranh.
77
nơi trường học, bệnh viện, khách sạn, các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, khu vui chơi giải trí, khu công nghiệp và khu dân cư đông đúc.
- Nâng cao chất lượng máy, hạn chế tối đa hiện tượng trục trặc và rủi ro sử dụng.
- Giải quyết nhanh nhữngtrường hợp khách hàng gặp vấn đề (quên mậtkhẩu, bị giữ thẻ, bị mất tiền, bị mất thẻ, thẻ hư hỏng...) khi sử dụng thẻ.
Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ gửi tiền
Trong điều kiện lãi suất đã bị hạn chế trần như hiện nay, ngân hàng cần đặc biệt
quan tâm nghiên cứu áp dụng đa dạng các sản phẩm, dịch vụ gửi tiền đối với khách hàng đểgóp phần mở rộng nguồn vốn huy động.
- Đểthu hút được vốn huy động, ngân hàng cần áp dụng chính sách lãi suất linh
hoạt hơn, Ví dụ nếu khách hàng gửi tiền đang gặp khó khăn về tài chính nhất thời thì cho phép người gửi rút tiền nhưng vẫn hưởng lãi suất nếu khách hàng nộp lại trong ngày hoặc qua ngày hôm sau. Việc làm này chỉ áp dụng cho các khách hàng có uy tín, có quan hệ giao dịch hường xuyên với ngân hàng và khách hàng phải trình bày phương án khả thi, hợp lý về việc sử dụng và nộp lại cho ngân hàng.