Vài điều cần thiết căn bản trong lúc luyện Pháp Luân Công

Một phần của tài liệu Pháp luân công khí công thượng thừa phật gia (Trang 74 - 76)

1. Năm bài công pháp của Pháp Luân Công này có thể thực hành riêng rẽ hay kế tiếp nhau. Tuy nhiên, thường thì nó đòi hỏi người tu bắt đầu tập bài đầu tiên trước nhất. Hơn nữa, tốt nhất là luyện bài thứ nhất đó ba lần. Chắc chắn là các bài khác đều vẫn có thể tập mà không cần tập bài đầu tiên. Mỗi bài có thể được tập riêng rẽ với nhau. 2. Mỗi động tác phải được thi hành với độ chính xác và nhịp điệu rõ ràng. Bàn tay và cánh tay phải di chuyển lên và xuống, lui và tới, trái và phải một cách nhẹ nhàng. Ði theo khí cơ, di chuyển khoan thai, chậm chạp và mềm mại. Không được di chuyển quá nhanh hay quá chậm.

3. Người tu phải giữ mình dưới sự kiểm soát của chủ ý thức trong lúc tập luyện. Pháp Luân Công tu luyện chủ ý thức. Không được tự ý lắc lư thân người. Nếu xảy ra như vậy, nên kềm cho thân được thẳng. Nếu cần có thể mở mắt ra.

4. Hãy để toàn thân được thư giãn, nhất là ở vùng đầu gối và hông. Các kinh mạch sẽ bị cản trở nếu đứng cứng rắn quá.

5. Trong lúc thực hành, các động tác phải được thư giãn và tự nhiên, không gò bó và trải rộng ra, thoải mái và không vướng víu. Các động tác phải vững chắc nhưng nhịp nhàng, với một sức không cứng quá cũng không mềm quá. Nếu làm được như vậy, kết quả sẽ rất là rõ rệt.

6. Mỗi khi tập xong, người tu chấm dứt động tác chứ không phải chấm dứt sự luyện Công. Người tu chỉ cần phải làm thế chấp tay trước ngực. Chấp tay trước ngực xong có nghĩa là chấm dứt các động tác. Ðừng có ý nghĩ chấm dứt sự luyện Công vì Pháp Luân quay mãi không bao giờ ngừng.

7. Những người yếu trong mình hoặc bị bệnh kinh niên có thể tập luyện tùy theo tình trạng của họ. Họ có thể tập ít hơn hoặc chọn để thực hành bất cứ bài động tác nào trong số năm bài trên. Ðối với những người không thể đi đứng được, họ có thể ngồi tréo chân để tập luyện thay vì đứng. Tuy nhiên, họ phải tiếp tục tập luyện.

8. Không có sự đòi hỏi nào về địa điểm, thời gian hoặc phương hướng nào trong khi tập luyện. Tuy vậy, xin đề nghị một nơi sạch sẽ và yên tĩnh nếu được.

9. Xin đừng sử dụng ý muốn của mình trong lúc thực hành. Ðược như vậy thì người tu sẽ không bao giờ đi trật đường. Nhưng xin cũng đừng pha lẫn Pháp Luân Công với bất cứ đường lối tu luyện nào khác. Nếu không, Pháp Luân sẽ bị méo mó đi.

10. Khi không thể nào tập trung được trong lúc tập, người tu có thể niệm danh của Sư phụ. Dần dần người tu sẽ có thể tập trung được.

11. Một số thử thách sẽ xuất hiện trong lúc tập luyện. Ðó là hình thức để trả nghiệp. mọi người đều có nghiệp. Khi người tu cảm thấy cơ thể bất an, xin đừng nghĩ là mình đang mắc bệnh gì. Ðể tiêu trừ nghiệp lực và dọn đường cho sự tu luyện, vài sự khảo đảo sẽ xuất hiện sớm hơn.

12. Nếu không thể ngồi kiết già thì lúc đầu người tu cũng có thể tập các động tác bằng cách ngồi trên cạnh ghế. Kết quả cũng sẽ tương tự với lối ngồi như vậy. Nhưng là một người tu, người ta phải có khả năng ngồi kiết già. Với thời gian trôi qua, người tu sẽ chắc chắn có thể làm điều đó.

13. Khi đang luyện tĩnh công, nếu thấy hình ảnh hay cảnh vật gì trước mặt, xin đừng để ý đến, và tiếp tục tập luyện như thường. Nếu bị cản trở bởi những cảnh trí ghê rợn hoặc cảm thấy bị đe dọa, người tu phải lập tức nhớ rằng: "Tôi được bảo vệ bởi Sư phụ trong Pháp Luân Công. Tôi không sợ bất cứ điều gì". Hoặc là người tu cũng có thể niệm danh của Sư phụ Lý Hồng Chí, và cứ tiếp tục tập luyện.

CHƯƠNG V: VẤN ĐÁP

Một phần của tài liệu Pháp luân công khí công thượng thừa phật gia (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)