Tâm thanh tịnh

Một phần của tài liệu Pháp luân công khí công thượng thừa phật gia (Trang 50 - 53)

Có người không thể bước vào trạng thái thanh tịnh trong lúc thực hành, và đang tìm cách để làm điều này. Có người hỏi tôi rằng "Thưa thầy tại sao con không thể tịnh được trong lúc tập luyện? thầy có thể dạy cho con một phương pháp hay kỹ thuật nào đó để con có thể tịnh được khi ngồi thiền? " Tôi nói làm sao quý vị có thể tịnh được?! Ngay cả nếu một vị tiên xuống chỉ cách cho quý vị, quý vị cũng không thể nào tịnh cho được. Tại sao vậy? Lý do là vì tâm của quý vị không được trong sạch. Sống trong xã hội với nhiều cảm xúc và ham muốn, đủ thứ tư lợi cá nhân, các vấn đề của chính quý vị hay ngay cả của gia đình quý vị và bạn hữu của quý vị đã chiếm một phần quá lớn trong đầu của quý vị, và đang phát ra mệnh lệnh ở ưu tiên cao. Làm sao quý vị trở

nên thanh tịnh khi ngồi thiền cho được? Nếu quý vị cố ý gạt bỏ điều gì, nó sẽ tự động trở lại ngay lập tức.

Sự tu luyện trong Phật giáo nói về "Giới, Ðịnh và Huệ". Giới là từ bỏ những điều mà quý vị còn ham muốn. Có người áp dụng cách niệm danh Phật, mà nó đòi hỏi sự tập trung tư tưởng khi niệm Phật để đạt được trạng thái một niệm thay vạn niệm. Tuy nhiên, nó không đơn giản là một phương pháp mà là một dạng công phu. Nếu quý vị không tin thì quý vị hãy thử niệm xem. Tôi có thể chắc rằng khi quý vị niệm danh Phật trong miệng, những thứ khác sẽ bắt đầu hiện lên trong đầu quý vị. Mật Tông Tây Tạng đã dạy cách niệm danh Phật. Họ phải niệm danh Phật hàng trăm ngàn lần mỗi ngày trong vòng một tuần như vậy. Họ niệm đến khi bị chóng mặt, rồi sau cùng, không còn gì trong đầu của họ. Ðây là một niệm thay vạn niệm, là một loại công phu mà quý vị có lẽ không thể làm được. Cũng có những phương pháp tu luyện khác dạy quý vị cách tập trung tư tưởng ở Ðan Ðiền, hay là dạy quý vị những phương pháp khác chẳng hạn như là đếm số hay nhìn thẳng vào một vật gì, v..v. Thật ra tất cả các phương pháp này sẽ không đưa quý vị vào trạng thái cực tịnh. Người tu phải đạt được một tâm trong sạch, buông bỏ quyền lợi cá nhân và bỏ đi đầu óc chứa đầy dục vọng. Thật ra người ta có thể bước vào trạng thái định và thanh tịnh được hay không là phản ảnh bề cao của khả năng và trình độ của họ. Có khả năng tịnh được khi vừa ngồi xuống là dấu hiệu của một cấp bậc cao. Nếu quý vị không thể tịnh được trong lúc này, điều này cũng không sao. Quý vị sẽ từ từ đạt được trong lúc tu luyện. Tâm tính cải tiến dần dần và công cũng như vậy đó. Nếu không xem nhẹ quyền lợi và ham muốn cá nhân thì không có cách nào phát triển công được.

Người tu phải tự giữ mình theo tiêu chuẩn ở cao tầng trong bất cứ lúc nào. Người tu đang bị liên tục ảnh hưởng bởi mọi hiện tượng phức tạp của xã hội, nhiều điều không lành mạnh và thấp hèn, cũng như mọi cảm xúc và ham muốn. Những điều được quảng cáo trên truyền hình, phim ảnh và sách vở kích thích quý vị để trở nên một người hung hăng hơn và thực tế hơn giữa những người thường. Nếu quý vị không thể vượt qua những điều này, quý vị sẽ tự tách mình xa khỏi tâm tính và trạng thái tinh thần của người tu và sẽ đạt được ít công hơn. Người tu phải không liên quan hoặc liên quan ít thôi đối với những điều không lành mạnh và thấp hèn này. Họ phải nhắm mắt và bịt tai lại đối với những điều này, và sẽ không bị lay chuyển bởi người hay vật. Tôi thường nói rằng tâm ý người thường không thể lay chuyển tôi được. Tôi sẽ không cảm thấy sung sướng khi có người cầu xin tôi. Tôi sẽ không khó chịu khi có người la rầy tôi. Không kể ảnh hưởng tâm tính của người thường nghiêm trọng đến mức nào, nó đều không có tác dụng gì đối với tôi. Người tu phải xem thật nhẹ tất cả mọi quyền lợi cá nhân thâu góp được, và không xem trọng chúng. Ðến lúc này, ý định của quý vị để được giác ngộ trở nên vững chắc. Không có ham muốn để theo đuổi danh và tư lợi, và xem chúng như pha, quý vị sẽ không trở nên khẩn trương hay là khó chịu và sẽ luôn luôn ở trạng thái quân bình tâm lý. Bỏ tất cả xuống, quý vị sẽ tự nhiên trở nên trong sạch.

Tôi đã giảng đại Pháp và tất cả năm bộ động tác cho quý vị. Tôi đã điều chỉnh cơ thể của quý vị và gắn "Pháp Luân" và "khí cơ", và Pháp Thân tôi cũng bảo vệ quý vị.

Những gì phải cho quý vị, tất cả đã được giao cho quý vị. Trong lớp học, tất cả tùy vào tôi. Từ giờ trở đi, tất cả đều tùy thuộc quý vị. Sư phụ lĩnh tiến môn, tu hành tại cá nhân. Chừng nào quý vị còn học Đại Pháp kỹ lưỡng, cẩn thận chứng nghiệm và hiểu biết, luôn luôn giữ gìn tâm tính, chuyên cần tu luyện, chịu đựng tất cả những đau khổ tệ hại nhất, và không than phiền ngay cả những điều tệ hại nhất, tôi nghĩ quý vị sẽ chắc chắn thành công trong sự tu luyện của quý vị.

Công tu hữu lộ tâm vi kính, Ðại Pháp vô biên khổ tố chu.

(Diễn nghĩa: Có đường tu luyện công phu, tâm là đường tắt nhất; Đại Pháp không ngằn mé lấy khổ làm thuyền)

CHƯƠNG IV: PHÁP LUÂN CÔNG CÔNG PHÁP

Pháp Luân Công là một cách thực hành tu luyện đặc biệt của Phật Gia. Nó thật khác hẳn với những phương pháp tu luyện thông thường khác của Phật Gia. Pháp Luân Công là một hệ thống thực hành tu luyện cao cấp. Trong quá khứ, nó được sử dụng như là một cách tu luyện cấp tốc mà đòi hỏi người tu phải có một tâm tính thật cao hoặc một căn cơ bẩm sinh thật tốt. Vì lý do đó, phương pháp tu luyện này rất khó mà phổ truyền trong dân gian. Tuy nhiên, để tạo cơ hội thăng tiến cho nhiều người tu, cũng như là để cho nhiều người biết đến phương pháp này và để đáp ứng với nhu cầu của nhiều người thành tâm tu luyện, tôi đã đúc kết một bộ các động tác luyện tập thích hợp cho công chúng. Mặc dù đã được thay đổi, những cách tập này vẫn vượt xa những cách tu luyện thông thường khác về kết quả đạt được lẫn về trình độ tu tập.

Người tu theo Pháp Luân Công không những có thể phát triển công lực và công năng của họ, nhưng họ còn nhận được một Pháp Luân trong một thời gian rất ngắn. Pháp Luân này có một khả năng thật khó so sánh được. Một khi được thành hình, Pháp Luân này sẽ tự động quay mãi không ngừng ở trong bụng dưới của người tu. Nó không ngừng thu thập năng lượng từ vũ trụ và chuyển hóa thành công trên bản thể của người tu. Vì vậy, đạt được mục đích Pháp Luyện Nhân.

Pháp Luân Công gồm có năm bộ động tác. Ðó là Phật Triển Thiên Thủ, Pháp Luân Trang Pháp, Quán Thông Lưỡng Cực, Pháp Luân Chu Thiên và Thần Thông Gia Trì Pháp.

Một phần của tài liệu Pháp luân công khí công thượng thừa phật gia (Trang 50 - 53)