Thần Thông Gia Trì Pháp (Pháp Gia Tăng Sức Mạnh Thần Thông)

Một phần của tài liệu Pháp luân công khí công thượng thừa phật gia (Trang 69 - 74)

Thông)

Nguyên tắc:

Bài Thần Thông Gia Trì Pháp này là bài tập tĩnh công trong Pháp Luân Công. Nó có nhiều mục đích nhằm để gia tăng thần lực của người tu (lẫn các công năng) và công lực bằng cách quay Pháp Luân với các thủ ấn Phật. Ðây là một bài tập ở trên trình độ trung cấp và là một mật pháp tu luyện lúc ban đầu.

Ðể thỏa mãn nhu cầu đòi hỏi của người tu với một căn bản vững chắc, tôi đặc biệt phổ truyền phương pháp tu luyện này để cứu độ những người tu có duyên tiền định. Bài tập này đòi hỏi phải ngồi tréo chân vào nhau. Tốt nhất là ngồi kiết già nhưng nếu ngồi bán già cũng có thể chấp nhận được. Trong lúc thực hành, Khí luân chuyển trong cơ thể rất mạnh và trường năng lượng chung quanh cơ thể cũng rất là rộng lớn. Hai tay di động theo Khí cơ được Thầy gắn cho. Khi tay bắt đầu di chuyển, tâm sẽ theo dõi các biến đổi của ý nghĩ. Khi làm gia tăng thần lực, giữ cho tâm ý được trống rỗng, chỉ hơi tập trung vào hai lòng bàn tay. Người tu sẽ cảm thấy hai lòng bàn tay ấm, nặng, như có điện chạy hay tê rần lên hoặc như đang nắm một vật nặng, v..v. Tuy vậy, không nên cố ý theo đuổi bất cứ cảm giác nào kể trên, nên để cho mọi việc xảy ra một cách tự nhiên. Ngồi tréo chân càng lâu càng tốt, và cũng còn tùy vào sự chịu đựng của mỗi người. Càng ngồi lâu cường độ tập luyện càng gia tăng và năng lượng cũng sẽ càng phát triển nhanh hơn. Khi luyện tập bài này, (Ðừng suy nghĩ vẫn vơ. Không nên có bất cứ ý nghĩ gì trong đầu) thì rất dễ đạt đến trạng thái tịnh. Dần dần bước vào trạng thái Ðịnh từ trạng thái năng động của tịnh chớ chưa phải là Ðịnh. Tuy vậy, chủ ý thức phải ý thức là mình đang luyện tập.

Khẩu quyết (Ðọc một lần trước khi bắt đầu) Hữu Ý Vô Ý, Ấn Tùy Cơ Khởi

Tự Không Phi Không, Ðộng Tĩnh Như Ý

Lưỡng Thủ Tiểu Phúc (Chấp Tay Trước Bụng)

Ngồi tréo chân theo thế kiết già. Thư giãn toàn thân, nhưng cũng đừng thả lỏng quá. Giữ thắt lưng và cổ cho thẳng. Kéo hàm dưới vào trong một chút. Ðể đầu lưỡi đụng lên hàm trên. Ðể hai hàm răng hơi hở nhau một chút. Ngậm miệng lại. Mắt khép nhẹ. Rót đầy sự từ bi vào tâm. Giữ gương mặt yên tĩnh và bình thản. Bắt ấn và từ từ đi vào trạng thái tịnh (xem hình 5-1).

Thủ Ấn Chi Nhất (Ðộng tác tay thứ nhất)

Khi bắt đầu các động tác về tay, để ý sự di chuyển của tư tưởng. Các động tác phải theo Khí cơ được Thầy gắn cho. Các động tác được thực hiện khoan thai, chậm rãi và êm đềm. Từ từ dơ hai tay, đang ở tư thế bắt ấn, lên cho đến trán. Xong, dần dần xoay

cho lòng bàn tay hướng thẳng lên trời. Khi hai lòng bàn tay ngửa lên, cũng vừa lúc hai tay ở điểm cao nhất (xem hình 5-2).

Sau đó, dang hai bàn tay ra, vẽ một vòng cung trên đầu, quay về phía hai bên cho đến khi di chuyển đến cạnh ngoài của đầu (xem hình 5-3).

Liền ngay sau đó, từ từ buông hai tay xuống. Cố giữ hai cùi chỏ hướng vào phía trong, với hai lòng bàn tay hướng lên trên và các ngón tay chĩa về phía trước (xem hình 5-4). Kế tiếp, kéo giãn hai cổ tay ra và để chéo vào nhau ở trước ngực. Ðối với người nam thì tay trái di chuyển ở phía ngoài, còn người nữ thì tay mặt di chuyển ở phía ngoài (xem hình 5-5).

Khi hai cánh tay và bàn tay thẳng hàng, cổ tay ở phía ngoài xoay ra hướng ngoài, với lòng bàn tay quay hướng về phía trên. Vẽ nửa vòng tròn và quay cho lòng bàn tay hướng lên trên với các ngón tay chĩa về phía sau. Xử dụng rất ít sức vào bàn tay. Lòng bàn tay ở phía trong, sau khi vắt chéo qua ở trước ngực, thì được quay úp xuống phía dưới. Duỗi thẳng cánh tay ra. Quay cánh tay và bàn tay để cho lòng bàn tay hướng ra phía ngoài. Bàn tay và cánh tay ở phần dưới trước cơ thể phải hợp một góc 30 độ với thân mình (xem hình 5-6).

Thủ Ấn Chi Nhị (Ðộng tác tay thứ nhì)

Theo sau động tác trên (xem hình 5-6), di chuyển bàn tay trái (bàn tay ở trên) vào phía trong. Lòng bàn tay của tay mặt quay vào phía thân người đồng lúc với sự di chuyển của bàn tay mặt về phía trên. Ðộng tác sẽ giống như động tác tay thứ nhất với sự tráo đổi giữa tay trái và tay mặt. Vị trí của hai bàn tay ngược lại với nhau (xem hình 5-7).

Thủ Ấn Chi Tam (Ðộng tác tay thứ ba)

Duỗi thẳng cổ tay mặt cho người nam (tay trái cho người nữ) với lòng bàn tay hướng về phía thân người. Sau khi bàn tay mặt di chuyển ngang trước ngực, quay lòng bàn tay cho hướng xuống phía dưới và đưa tay xuống thấp ở phía trước tới ống chân. Giữ cho tay thẳng ra. Cổ tay trái của người nam (phải cho người nữ) quay trong khi di chuyển lên trên và chéo qua bàn tay mặt để cho lòng bàn tay đối diện với thân người. Ðồng thời, đưa lòng bàn tay đó về phía vai trái (mặt cho người nữ). Khi bàn tay đến đúng vị trí của nó thì lòng bàn tay hướng lên trời và các ngón tay chĩa về phía trước (xem hình 5-8).

Thủ Ấn Chi Tứ (Ðộng tác tay thứ tư)

Cũng giống như động tác ở trên với sự trao đổi giữa tay mặt và tay trái. Tay trái của người nam (tay phải cho người nữ) di chuyển ở phía bên trong, và tay mặt (tay trái cho người nữ) di chuyển ở phía bên ngoài. Các động tác chỉ là thay thế tay trái với tay mặt. Các vị trí của tay đối nghịch nhau (xem hình 5-9). Tất cả bốn động tác về tay được làm một cách liên tục và không được khựng lại.

Gia Trì Cầu Trạng Thần Thông (Gia Tăng Thần Lực Hình Cầu)

Sau khi hoàn tất động tác tay thứ tư, bàn tay ở trên đưa vào phía bên trong, còn bàn tay ở dưới di chuyển ở phía bên ngoài. Ðối với người nam, từ từ quay và đưa bàn tay mặt xuống phía dưới khoảng vùng ngực. Bàn tay trái của người nam (phải cho người nữ) thì được rút lên trên. Khi cả hai cánh tay dưới được di chuyển đến vùng ngực và tạo thành một đường thẳng (xem hình 5-10), kéo hai bàn tay dang ra về phía ngang hông (xem hình 5-11) đồng thời quay cho hai lòng bàn tay hướng xuống đất.

Khi hai bàn tay ra phía ngoài khỏi đầu gối, giữ hai bàn tay ở khoảng ngang thắt lưng. Cánh tay dưới và cổ tay ở cùng độ cao (xem hình 5-12). Vị trí này nhằm để thu hút sức mạnh siêu nhiên ở bên trong cơ thể vào hai tay và làm cho nó mạnh thêm lên. Ðó là các sức mạnh siêu nhiên có dạng hình cầu. Khi làm gia tăng các sức mạnh siêu nhiên này, lòng bàn tay sẽ cảm thấy ấm, nặng nề và tê rần, như thể là đang cầm một vật nặng. Nhưng đừng cố ý tìm kiếm các cảm giác đó. Hãy để cho nó xảy ra tự nhiên. Càng duy trì vị trí này càng lâu thì càng tốt, cho đến khi người tu cảm thấy quá mệt mỏi không thể chịu thêm được nữa.

Gia Trì Trụ Trạng Thần Thông (Gia Tăng Thần Lực Hình Trụ)

Theo sau động tác ở trên, bàn tay mặt (tay trái cho người nữ) quay vòng để cho lòng bàn tay hướng về bên trên, và đồng thời, đưa về vùng bụng dưới khi bàn tay tới đúng vị trí, lòng bàn tay ở ngay bụng dưới và hướng về phía trên. Cùng lúc đó, tức khi bàn tay mặt đang di chuyển, kéo bàn tay trái lên (mặt cho người nữ) và đồng thời đưa nó đến cằm. Cánh tay dưới và bàn tay cũng ở cùng cao độ. Trong lúc này, hai lòng bàn tay đối diện nhau và ngừng di chuyển (xem hình 5-13). Ðó là cách làm gia tăng mạnh siêu nhiên hình trụ chẳng hạn như Bàn Tay Sấm,v..v Giữ yên vị trí này cho đến khi không thể chịu đựng thêm được nữa.

Rồi sau đó, bàn tay phía trên vẽ nửa vòng tròn ở phía trước và thả nó xuống vùng bụng dưới. Cùng lúc đó, nâng bàn tay ở dưới thấp lên trong lúc quay lòng bàn tay cho hướng về phía dưới, đến khi nó đến ngay phía dưới cằm (xem hình 5-14). Cánh tay cũng ở cùng cao độ với vai, và hai lòng bàn tay thì đối diện nhau. Thế này cũng gia tăng sức mạnh siêu nhiên, chỉ là với vị trí ngược lại của tay. Giữ tư thế như vậy cho đến khi cánh tay quá mỏi để chịu đựng thêm nữa.

Từ vị trí trên, bàn tay ở phía trên vẽ nửa vòng tròn xuống tới vùng bụng dưới. Làm thế bắt ấn (xem hình 5-15), và bắt đầu tu tịnh. Giữ trạng thái Ðịnh (tịnh nhưng vẫn còn ý thức được) càng lâu càng tốt.

Xả Ðịnh

Làm thế chấp tay trước ngực (xem hình 5-16). Ra khỏi Ðịnh và chấm dứt thế ngồi tréo chân.

Một phần của tài liệu Pháp luân công khí công thượng thừa phật gia (Trang 69 - 74)