Pháp Luân Trang Pháp (Pháp Luân Ðứng Tịnh Pháp)

Một phần của tài liệu Pháp luân công khí công thượng thừa phật gia (Trang 59 - 62)

Nguyên tắc:

Ðây là bài tập Pháp Luân Công thứ nhì. Nó là bài tập đứng tịnh và gồm 4 động tác ôm Pháp Luân. Các động tác rất là đơn điệu và mỗi thế như vậy đòi hỏi người tu phải giữ yên trong một lúc lâu. Các người tu bắt đầu tập có thể cảm thấy cánh tay nặng nề và đau đớn lúc đầu. Tuy nhiên, sau khi tập xong, người tu cảm thấy toàn thân được thư giãn và không thấy thấm mệt như khi làm việc. Khi luyện tập đều đặn và lâu hơn, người tu có thể cảm giác một Pháp Luân đang quay giữa hai cánh tay. Tập thế Pháp Luân Trang Pháp này thường xuyên sẽ giúp khai mở toàn thân và gia tăng Công lực. Pháp Luân Trang Pháp là một phương pháp tu luyện dễ hiểu để tăng trưởng trí huệ, năng cao trình độ, và gia tăng công năng. Các động tác rất đơn giản, tuy nhiên kết quả gặt hái được rất nhiều và những gì nó tập luyện thì bao gồm tất cả. Trong lúc thực hành, hãy làm những động tác một cách tự nhiên. Người tu phải ý thức là mình đang thực hành. Không nên uốn éo thân mình nhưng nếu hơi di chuyển thân mình một chút xíu thì cũng là điều bình thường. Cũng như các bài tập Pháp Luân Công khác, phần cuối của bài này không có nghĩa là chấm dứt phần tập luyện, vì Pháp Luân không bao

giờ ngừng quay. Thời gian kéo dài của mỗi động tác có thể khác nhau tùy theo từng người nhưng càng lâu thì càng tốt.

Khẩu quyết (Ðọc một lần trước khi bắt đầu tập) Sinh Tuệ Tăng Lực, Dung Tâm Khinh Thể Tự Diệu Tự Ngộ, Pháp Luân Sơ Khởi Chuẩn bị:

Thư giãn toàn thân người nhưng cũng đừng quá mức. Ðứng tự nhiên với chân dang ra khoảng bằng bề ngang của vai. Hai đầu gối hơi cong lại. Giữ cho đầu gối và hông được thư giãn. Kéo cằm vào trong một chút. Ðầu lưỡi đụng lên hàm trên. Ðể hai hàm răng hơi hở nhau một chút. Ngậm miệng lại và nhẹ nhàng khép mắt lại. Giữ cho gương mặt bình thản. Làm thế bắt ấn (Xem hình 2-1).

Ðầu Tiền Bão Luân (Ôm Pháp Luân Trước Ðầu)

Bắt đầu ở thế bắt ấn. Dơ hai tay lên một cách chậm rãi từ bụng dưới và đồng thời cũng dang hai tay ra. Khi hai tay đưa tới trán thì lòng bàn tay đối diện với mặt và ngang lông mày. Các ngón tay hướng vào nhau và cách nhau chừng 15 cm (5 inches). Hai cánh tay tạo thành một vòng tròn và giữ cho toàn thân được thư giãn (Xem hình 2-2).

Phúc Tiền Bão Luân (Ôm Pháp Luân Trước Bụng)

Từ vị trí trên, đưa hai tay dần dần về phía dưới. Giữ sao cho thế đứng không đổi cho đến khi hai tay xuống tới vùng bụng dưới. Giữ một khoảng cách độ 10 cm (4 inches) giữa hai tay và bụng. Ðưa hai cùi chỏ về phía trước cho hai nách mở ra. Hai lòng bàn tay hướng về phía trên. Các ngón tay hướng về nhau và ở cách nhau khoảng 10 cmm (4 inches). Hai cánh tay hợp thành một vòng tròn (Xem hình 2-3).

Ðầu Ðỉnh Bão Luân (Ôm Pháp Luân Trên Ðầu)

Từ thế ở trên, dơ tay lên chậm rãi, giữ cho dạng vòng tròn của hai tay không thay đổi. Giữ tư thế Pháp Luân ở trên đầu với các ngón tay hướng vào nhau. Lòng bàn tay hướng xuống đất và giữ một khoảng cách chừng 20 đến 30 cm (8 đến 12 inches) giữa các đầu ngón tay của hai bàn tay. Hai cánh tay làm thành một vòng tròn. Giữ cho vai, cánh tay, cùi chỏ và cổ tay được thư giãn (Xem hình 2-4).

Lưỡng Trắc Bão Luân (Ôm Pháp Luân Hai Bên)

Từ vị trí ở bên trên, từ từ đưa hai tay xuống tới ngang đầu. Giữ cho lòng bàn tay ở đối diện hai lỗ tai, hai cánh tay dưới thẳng lên và giữ cho hai vai thư giãn. Không nên để hai bàn tay gần hai lỗ tai quá (Xem hình 2-5).

Diệp Khấu Tiểu Phúc (Chập Tay Trước Bụng)

Từ vị trí trên kia, đưa hai tay chậm chậm xuống tới vùng bụng dưới. Chập hai tay lại (Xem hình 2-6).

Kết thúc bài tập này với thế bắt ấn (Xem hình 2-7).

Một phần của tài liệu Pháp luân công khí công thượng thừa phật gia (Trang 59 - 62)