Quan điểm phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây dựng số 9 (Trang 89 - 90)

Quan điểm 1: Phát triển nguồn nhân lực là đòi hỏi khách quan để thích ứng

với môi trường kinh doanh và công nghệ đang thay đổi không ngừng. Cùng với đó là nhu cầu tiếp tục phát triển đi lên của ngành xây lắp, cũng như của chính bản thân từng người lao động trong tổ chức.

Quan điểm 2: Phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm then chốt. Bởi

phát triển nguồn nhân lực là phát triển tài sản quý giá nhất. Nó quyết định năng lực vận hành, khả năng cạnh tranh và vận mệnh của tổ chức. Phát triển nguồn nhân lực, do đó, là một nội dung đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển chung. Cũng như bản thân công tác này cần có c chiến lược riêng với các mục tiêu và chương trình hành động chi tiết, cụ thể.

Quan điểm 3: Phát triển nguồn nhân lực về mặt số lượng cần đi đôi với việc

nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và sự hợp lý hoá trong các cơ cấu nhân lực quan trọng. Đảm bảo cho nguồn nhân lực của Công ty phát triển cân xứng và toàn diện.

Quan điểm 4: Phát triển nguồn nhân lực là hoạt động có tính liên tục, xuyên

suốt. Mặc dù các đợt tuyển dụng hay các khoá đào tạo không phải lúc nào cũng diễn ra. Tuy nhiên, với năng lực tự nhận thức, nguồn nhân lực vẫn có thể tiến bộ từng phút, từng giờ.

Quan điểm 5: Phát triển nguồn nhân lực cần dựa trên các nguyên tắc công

bằng (mọi hành viên đều có quyền được phát triển) và hài hoà về lợi ích (phát triển tổ chức, phát triển sự nghiệp, phát triển cá nhân).

Quan điểm 6: Phát triển nguồn nhân lực cần đảm bảo tính bền vững dài hạn.

Theo đó, phát triển nguồn nhân lực không chỉ phục vụ việc thực thi các mục tiêu trước mắt, mà còn phải đảm bảo tính kế thừa tổng thể.

81

Quan điểm 7: Phát triển nguồn nhân lực dựa trên sự chủ động và nỗ lực của

tập thể đơn vị là chủ yếu. Lấy công tác đào tạo làm trung tâm, thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực theo chiều sâu.

Quan điểm 8: Phát triển nguồn nhân lực cần được thực hiện đồng bộ, bài bản

trên tất cả các mặt công tác. Đảm bảo phát huy hiệu quả tối đa các giá trị của sự phát triển. Đồng thời, giảm thiểu khả năng một mặt công tác yếu kém, gây hệ luỵ

dây chuyền tới các mặt công tác khác.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây dựng số 9 (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)