Chỉnh lý mô hình

Một phần của tài liệu Đánh giá mực độ xâm nhập mặn do sử dụng quá mức nước ngầm trong vùng ven biển nam định bằng mô hình visual modflow luậ (Trang 83 - 88)

Bài toán thuận

Trong bài toán này giữ nguyên nồng độ ban đầu, điều kiện biên sau khi được gán cho các vùng của mô hình như phần thuyết minh đầu vào của mô hình vận chuyển chất là:

75

- Hai vùng khoáng hóa, vùng độ tổng khoáng nhỏ hơn 1g/l và vùng có độ khoáng hóa lớn hơn 1 gam/l.

- Điều kiện biên có - Biên nồng độ không đổi gán dọc bờ biển và vùng cửa sông, theo dải và mặt cắt. Nồng độ được gán dọc theo đường biên này là 10g/l-3g/l, nồng độ không biến đổi trong suốt quá trình mô phỏng. Dọc các hệ thống sông do độ tổng khoáng hóa của các sông đều nhỏ hơn 1, chỉ có vùng cửa sông là lớn hơn 1 nên lấy giá trị nồng độ lớn hơn 1 ở khoảng cách trung bình (5km) tính từ đường ranh giới biển vào là biên mặn, và phần phía trong là biên nhạt với M<1g/l.

- Nồng độ từ nguồn cung cấp thấm, Giá trị nồng độ từ nguồn cung cấp thấm do nước mưa (nhập cho tầng qh), nồng độ lấy 0.3g/l. - Nồng độ bốc hơi, nồng độ chất hòa tan do quá trình bốc hơi gây ra được nhâp cho toàn bộ diện tích của mô hình (nồng độ bốc hơi 0.1g/l).

- Thiết lập lưới mô hình: với khuôn khổ một đề tài luận văn nên tác giả sử dụng bước lưới trong mô hình được xây dựng trong mô hình thủy văn làm bước lưới chạy cho mô hình lan truyền (mô hình xâm nhập mặn), với khu vực nằm trong vùng nghiên cứu sẽ có bước lưới: ∆x = ∆y = 250m, ra ngoài các bước lưới thay đổi: ∆x = 500m hoặc ∆y = 500m, bước thời gian ∆t = 30 ngày. Trên thực tế để đạt được độ chính xác cao hơn trong tính toán xâm nhập mặn nên sử dụng những bước lưới nhỏ hơn và bước thời gian chi tiết hơn.

Hình 33, 34 là bản đồ kết quả của bài toán thuận mô hình dịch chuyển mặn tầng qh và qp. Trong đó đường xanh xẫm là đường mực nước, đường nâu đỏ là đường ranh giới mặn, các chấm mầu nâu đỏ là vị trí các lỗ khoan khai thác, đường xanh nước biển là sông suối.

76

Hình 33: Sơ đồ thủy địa hóa tầng chứa nước qh nhận được từ kết quả của bài toán thuận

Hình 34: Sơ đồ thủy địa hóa tầng chứa nước qp nhận được từ kết quả của bài toán thuận

Bài toán nghịch

Trong bài toán này, nồng độ mặn biến đổi theo thời gian, để chỉnh lý bài toán nghịch tôi lựa chọn thời điểm kiểm tra mô hình, đó là các bản đồ thủy địa hóa theo mùa khô trong các năm 95 và 96. Trong phần này các giá trị phải chỉnh lý bao gồm, phương

77

pháp lựa chọn là MMOC thay cho MOC ((Modified Method of Characteristics (MOC)), phương pháp tính toán theo Jacop thay bằng SSOR. Kết quả chỉnh lý cho thấy các ranh giới mặn nhạt của hai tầng qh và qp ngoài thực tế đều khớp với mô hình, chi tiết xem hình 35 đến 38.

Hình 35: Sơ đồ thủy địa hóa tầng chứa nước qh (mùa khô 1995) nhận được từ kết quả của bài toán nghịch

78

Hình 36: Sơ đồ thủy địa hóa tầng chứa nước qh (mùa khô 1996) nhận được từ kết quả

của bài toán nghịch

Hình 37: Sơ đồ thủy địa hóa tầng chứa nước qp (mùa khô 1995) nhận được từ kết quả

79

Hình 38: Sơ đồ thủy địa hóa tầng chứa nước qp (mùa khô 1996) nhận được từ kết quả của bài toán nghịch.

Một phần của tài liệu Đánh giá mực độ xâm nhập mặn do sử dụng quá mức nước ngầm trong vùng ven biển nam định bằng mô hình visual modflow luậ (Trang 83 - 88)