Xây dựng và cập nhật dữ liệu đầu vào trên mô hình

Một phần của tài liệu Đánh giá mực độ xâm nhập mặn do sử dụng quá mức nước ngầm trong vùng ven biển nam định bằng mô hình visual modflow luậ (Trang 82 - 83)

Từ mô hình dòng ngầm sau khi đã được chỉnh lý ở trên, tiếp tục cập nhật các dữ liệu về chất: ranh giới các vùng mặn nhạt, tổng độ khoáng hóa tại biên ranh giới… tất cả các số liệu cần thiết có trong bản đồ thủy địa hóa của vùng nghiên cứu, bản đồ này cũng đồng thời được sử dụng trong bài toán chỉnh lý mô hình xâm nhập mặn dưới đây, khi chỉnh bài toán nghịch đòi hỏi kết quả chỉnh lý cho ta bản đồ thủy địa hóa giống với bản đồ thực tế các thời kỳ là mô hình đó có thể sử dụng được để dự báo xâm nhập mặn cho vùng nghiên cứu.

Các số liệu đầu vào mô hình lan truyền chất ô nhiễm (mô hình xâm nhập mặn)

3.2.1.1. Nồng độ ban đầu

Nồng độ ban đầu được gán cho các vùng của mô hình. Trong vùng nghiên cứu tồn tại hai loại vùng là, loại 1 các vùng mà độ tổng khoáng nhỏ hơn 1g/l và loại 2 là các vùng có độ khoáng hóa lớn hơn 1 gam/l. Cả hai loại trên được gán cả cho tầng qh và qp.

3.2.1.2. Điều kiện biên

Có 3 loại biên được gán cho mô hình như sau:

- Biên nồng độ không đổi

Loại biên này được gán dọc bờ biển và vùng cửa sông, theo dải và mặt cắt. Nồng độ được gán dọc theo đường biên này là 1g/l và sẽ không biến đổi trong suốt quá trình mô phỏng. Đối với hệ thống sông, các kết quả phân tích cho thấy chỉ đa số độ tổng khoáng hóa của các sông đều nhỏ hơn 1, duy chỉ có vùng cửa sông là lớn, khoảng xâm nhập mặn do nước thủy triều và do đặc điểm động thái nước sông dẫn đến việc thay đổi diện tích vùng mặn cửa sông. Tuy nhiên chưa có tài liệu quan trắc chi tiết về sự dich chuyển này, do vậy tôi lấy giá trị khoảng cách trung bình (5km) tính từ đường ranh giới biển vào là biên mặn, còn phần phía trong là biên nhạt với M<1g/l.

74

- Nồng độ từ nguồn cung cấp thấm

Giá trị nồng độ từ nguồn cung cấp thấm trong mô hình này chủ yếu đến từ nước mưa (nhập cho tầng qh), tuy nhiên nồng độ, độ tổng khoáng hóa của nước mưa là rất nhỏ lấy 0.3g/l. Nguồn này sẽ đóng vai trò rửa nhạt cho tầng chứa nước. trong nước mưa hoặc nước mặt cung cấp vào tầng chứa nước.

+ Nồng độ trên biên cấp :

Nồng độ của nguồn nước cấp dọc sông là 0.5g/l

Nồng độ trên các biên mực nước không đổi, biên sông 0.5g/l.

Nồng độ trên các nguồn gây nhiễm mặn là Biển và theo ranh giới 1g/l của cả hai tâng chứa nước qh và qp.

+ Nồng độ ban đầu của nguồn mặn là biển lấy bằng 10g/l

- Nồng độ bốc hơi

Nồng độ chất hòa tan do quá trình bốc hơi gây ra, biên này được nhâp cho toàn bộ diện tích của mô hình (nồng độ bốc hơi 0.1g/l).

- Nguồn điểm

Khi dùng thiết lập nồng độ cho nguồn điểm nên nhớ là nguồn này chỉ có thể được ấn định cho các đường biên dòng chảy hiện có như điều kiện biên áp lực không đổi và biên sông trong mô hình dòng chảy.

3.2.1.3. Hệ số khuyếch tán thấm

Độ khuyếch tán thấm được lấy theo hệ số tương đối ứng với thành phần đất đá. Trong trường hợp này lấy α L= 2α T trong đóα T = 10-5 α L = 2 x 10-5.

3.2.1.4. Các số liệu khác

- Độ lỗ hổng dao động trong khoảng 0.1-0.4 (tủy thuộc vào vị trí gần hay xa sông) và hệ số phân tán dọc, ngang của các lớp của mô hình từ 2 x 10-5đến 10-5

. - Hệ số khuếch tán phân tử (đối với muối): 1,3.10-5.

Một phần của tài liệu Đánh giá mực độ xâm nhập mặn do sử dụng quá mức nước ngầm trong vùng ven biển nam định bằng mô hình visual modflow luậ (Trang 82 - 83)