Bài toán thuận

Một phần của tài liệu Đánh giá mực độ xâm nhập mặn do sử dụng quá mức nước ngầm trong vùng ven biển nam định bằng mô hình visual modflow luậ (Trang 72 - 76)

Bài toán ổn định được giải qua hai bước nhằm kiểm tra các thông số ĐCTV và các điều kiện trên biên cũng như kiểm tra các lỗi kỹ thuật trong quá trình cập nhật dữ liệu vào mô hình.

Bước thứ nhất giải bài toán với điều kiện mực nước ban đầu của các tầng, các hệ thống biên được lấy theo tài liệu quan trắc và xác định trên bản đồ thuỷ đẳng cao, đẳng áp của các tầng chứa nước qh, qp. Sau khi kết thúc bài toán mực nước ban đầu trên mô hình được xác lập. Kiểm tra kết quả sơ bộ cho thấy điều kiện biên tương đối phù hợp

64

với bước lưới và đẳng đáy các tầng chứa nước, lượng bổ cập ban đầu lấy trung bình 10-15% phù hợp với bước chạy này.

Bước thứ hai tiếp tục giải bài toán ổn định với điều kiện mực nước ban đầu là nghiệm của bài toán trước. Trong bước giải này tôi đã kiểm định lại tính chính xác của mô hình qua 5 bước giải, thông qua đó kiểm tra và hiệu chỉnh sơ bộ hệ số thấm K của lớp thấm nước yếu bề mặt và tầng chứa nước qh.

Năm bước giải trong bài toán thuận nhằm: - Xác lập đặc trưng các tầng chứa nước.

- Xác lập bản đồ đẳng cao mực nước tại thời điểm chạy.

- Xác lập các thông số và điều kiện bổ cập bao gồm: từ trên xuống (nước mưa) và từ 1 điểm cao nhất của mô hình.

- Xác định khoảng thời gian trong một bước giải.

- So sánh kết quả thủy đẳng cao của môi hình với kết quả quan trắc thực tế.

Kết quả cuối cùng đã xác lập được bản đồ mực nước ban đầu cho mô hình. Hình 23 và 24 thể hiện đồ thị so sánh kết quả tính toán mực nước của mô hình và kết quả quan trắc mực nước trên thực tế, với trục tung là kết quả mực nước tính toán và trục hoành là kết quả mực nước tại các lỗ khoan quan trắc. Nếu kết quả tính toán và kết quả quan trắc trùng nhau thì các điểm sẽ nằm trên đường thẳng nằm giữa, nếu các điểm càng cách xa nhau thì độ lệch giữa kết quả tính toán và kết quả quan trắc là càng lớn.

Tính hợp lý và sự chính xác của mô hình được tính toán phản ảnh qua sai số mực nước tại các điểm quan trắc (trong mô hình có 7 điểm) và mực nước tính toán trên mô hình như sau (hình 23).

-Sai số trung bình ME = 0.46m

-Sai số tuyệt đối trung bình MAE = 1.02m -Sai số thống kê tiêu chuẩn SEE = 0.15m -Sai số trung bình quân phương RMS = 1.4m -Sai số quân phương tiêu chuẩn = 5.7%

65

Biểu đồ tính phần dư các bước giải bài toán chỉnh lý ổn định của mô hình tương đối phù hợp (hình 24).

Hình 23: Đồ thị so sánh kết quả tính toán

mực nước của mô hình với mực nước thực

tế tại lỗ khoan quan trắc khi kết thúc bài

toán chỉnh lý ổn định.

Hình 24: Biểu đồ kết quả tính toán phần

dư bài toán chỉnh lý ổn định

Kết quả tính toán của mô hình cũng cho phép chúng ta thành lập được bản đồ thuỷ đẳng cao và thuỷ đẳng áp của tầng chứa nước qh và qp tại thời điểm 1/1995. Phân tích bản đồ này cho thấy chúng phù hợp với điều kiện tự nhiên của các tầng chứa nước và các tài liệu quan trắc động thái (hình 25, 26) (với màu xanh đậm đối với bản đồ thủy đẳng của tầng qh và màu đỏ đối với bản đồ thủy đẳng của tầng qp) thể hiện đường thủy đẳng tương ứng của các tầng chứa trên vùng nghiên cứu qua các kết quả thu được từ mô hình nhận thấy các đường thủy đẳng trong tầng chứa nước qp đã suy giảm, có một số vị trí mực nước ngầm giảm xuống 1m, thậm chí có vùng mực nước ngầm còn giảm hơn. Với kết quả này cho phép giải bài toán không ổn định để chỉnh lý toàn diện các thông số của mô hình cho phù hợp với điều kiện thực tế.

66

Hình 25: Sơ đồ thuỷ đẳng cao tầng chứa nước qh từ kết quả giải bài toán ổn định

67

Một phần của tài liệu Đánh giá mực độ xâm nhập mặn do sử dụng quá mức nước ngầm trong vùng ven biển nam định bằng mô hình visual modflow luậ (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)