Các giải pháp kỹ thuật

Một phần của tài liệu Đánh giá phát thải khí nhà kính CO2 từ hoạt động giao thông trên địa bàn quận đống đa và quậnthanh xuân, thành phố hà nội và đề xuất giải pháp kiểm soát (Trang 86)

3. Cấu trúc Luận văn

3.3.2. Các giải pháp kỹ thuật

Sử dụng ph ng tiện giao thông công cộng và ph ng tiện giao thông thân thiện v i môi tr ờng

76

Việc giảm tải lƣợng phƣơng tiện giao thông trên các tuyến đƣờng có ý nghĩa quan trọng với việc giảm phát thải CO2. Việc khuyến khích ngƣời dân sử dụng phƣơng tiện giao thông cộng cộng nhƣ xe buýt sẽ góp phần giảm bớt lƣợng xe tham gia giao thông (chủ yếu xe máy từ đó làm giảm bớt lƣợng khí CO2 phát sinh.

Khuyến khích ngƣời dân sử dụng các phƣơng tiện giao thông thân thiện với môi trƣờng nhƣ: Xe đạp, xe đạp điện, đi bộ (những ngƣời phải di chuyển với khoảng cách ngắn … đây là các phƣơng tiện không sử dụng nhiên liệu hóa thạch nên không làm phát thải khí nhà kính nói chung và khí CO2 nói riêng.

Tắt máy xe khi chờ đèn đỏ

Tắt máy ở các ngã tƣ khi dừng đèn đỏ quá 20 giây để tiết kiệm nguyên liệu. Biện pháp này khá đơn giản nhƣng đem lại hiệu quả cao trong việc giảm thiểu lƣợng nguyên nhiên liệu sử dụng và lƣợng khí thải phát sinh. Trên thực tế giải pháp này đã đƣợc triển khai ở nhiều tuyến đƣờng của Hà Nội dƣới sự tham gia của hơn 500 tình nguyện viên.

Hiệu quả của giải pháp này cũng đƣợc chỉ ra bởi một nhóm nghiên cứu thuộc trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội. Nghiên cứu này tiến hành đo lƣờng lƣợng tiêu hao nhiên liệu, phát thải các khí CO, CO2, HC, NOx khi khởi động, chạy không tải ở 5 giây, 10 giây, 15 giây…90 giây. Kết quả cho thấy, nếu tắt máy trong vòng 15 giây sẽ giảm 5,5 lần nhiên liệu sự dụng, giảm phát thải CO 2,3 lần; CO2 4 lần, HC 2,5 lần so với chế độ chạy không tải.

Nhƣ vậy, nếu mỗi ngƣời tham gia giao thông đều có ý thức tắt máy xe khi dừng đèn đỏ sẽ góp phần làm giảm đƣợc một lƣợng lớn khí CO2 nói riêng và các khí ô nhiễm nói chung.

Áp dụng hệ thống “Quản lý lái xe sinh thái - EMS ”

Khuyến khích các công ty vận tải đặc biệt là các hãng xe taxi và các tài xế tham gia chƣơng trình Hệ thống quản lý lái xe sinh thái”. Trong hệ thống này các tài xế lái xe sẽ đƣợc hƣớng dẫn, rèn luyện kỹ năng, cách thức điều khiển phƣơng tiện giao thông theo hƣớng sinh thải ở 4 giai đoạn: Khởi động, tăng tốc, giảm tốc, dừng xe với các kỹ thuật nhấn ga đúng cách, điều chỉnh tốc độ hợp lý, giảm tốc không lãng phí và chạy không tải… Bên cạnh đó trên các phƣơng tiện sẽ đƣợc trang bị hệ thống điều khiển

77

phƣơng tiện sinh thái (EMS nhằm theo dõi, giám sát, đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc giảm thiểu khí thải. Thiết bị này cũng sẽ cung cấp các số liệu chi tiết về định mức tiêu thụ năng lƣợng tức thì, năng lƣợng bình quân, tăng tốc… Mô hình này đã đƣợc thành công ở Nhật Bản và nhiều nƣớc tiên tiến trên thế giới. Giải pháp này đã góp phần giảm thiểu đƣợc 26% mức tiêu thụ nhiên liệu của xe.

Theo số liệu thống kê hiện trên địa bàn Hà Nội có tổng số 114 công ty taxi khai thác khoảng 17.500 xe (Cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội, 2011 thì khả năng giảm thiểu CO2 thông qua giải pháp nay là rất có tiềm năng. Hiện thành phố Hà Nội đang triển khai thí điểm mô hình này với 1000 xe taxi với mục tiêu là giảm 10% nhiên liệu tiêu thụ và cắt giảm đƣợc 1.000 tấn CO2/năm (tƣơng đƣơng 400l/năm . Nhƣ vậy, quận Thanh Xuân và Đống Đa có thể xem xét hƣởng ứng và tham gia chƣơng trình này nhằm góp phần giảm thiểu lƣợng phát thải CO2 từ các xe taxi trên địa bàn.

Điều hành tốt hệ thống giao thông

Trên thực tế khả năng lƣu chuyển của các phƣơng tiện giao thông có liên quan mật thiết đến khả năng phát thải khí CO2 nói riêng và các khí ô nhiễm khác nói chung. Khi các phƣơng tiện giao thông lƣu chuyển tốt sẽ ít mất thời gian hơn và lƣợng nhiên liệu sử dụng cũng ít hơn. Ngƣợc lại khi đƣờng giao thông bị tắc sẽ dẫn đến việc xe cộ di chuyển chậm, thời gian lƣu chuyển lâu hơn và nhiên liệu sử dụng nhiều hơn. Kết quả là lƣợng phát thải khí CO2 cũng lớn hơn.

Nhƣ vậy, việc bảo đảm giao thông thông thoáng có nghĩa quan trọng trong việc giảm thiểu khí CO2 phát sinh từ hoạt động giao thông.

Loại bỏ các loại xe quá tu i th

Bất kể các phƣơng tiện giao thông nào khi bị cũ và quá thời gian sử dụng đều tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn và thải ra nhiều khí thải hơn. Việc để các xe cũ, quá hạn tham gia giao thông không những chỉ gây mất an toàn giao thông mà còn làm gia tăng phát thải khí CO2.

Việc loại bỏ các phƣơng tiện cũ, hỏng và quá thời gian sử dụng có thể đƣợc thực hiện thông qua hệ thống đăng kiểm phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ. Chính

78

quyền 2 quận cần phối hợp chặt chẽ với công an giao thông để kiên quyết loại bỏ các phƣơng tiện giao thông không đủ tiêu chuẩn lƣu thông trên địa bàn mình quản lý.

Sử dụng xăng E5 thay th cho các loại xăng thông th ờng

Hiện nay, việc đƣa xăng E5 vào sử dụng đã đƣợc triển khai rộng rãi trên địa bàn 12 tỉnh thành của cả nƣớc trong đó có thủ đô Hà Nội. Xăng E5 là hỗn hợp của xăng thông thƣờng (95% và Ethanol (5% . Việc sử dụng xăng E5 đƣợc nhiều nhà khoa học khẳng định là hành động thiết thực để bảo vệ môi trƣờng do nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu, và do xăng có nguồn gốc sinh học nên có khả năng tái sinh đƣợc.

Hiện nay xăng sinh học đã có mặt trên địa bàn 02 quận Thanh Xuân và Đống Đa nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung tuy nhiên việc tiêu thụ xăng E5 còn khá hạn chế. Nguyên nhân chính là do ngƣời dân còn thiếu thông tin và chƣa có hiểu biết đầy đủ về xăng E5 cũng nhƣ vai trò bảo vệ môi trƣờng của loại nhiên liệu này. Việc đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích ngƣời dân sử dụng xăng E5 cần phải đƣợc thực hiện trong thời gian tới.

Thi t lập và bảo vệ vành đai xanh d c các tuy n đ ờng giao thông

Vai trò của cây xanh trong việc giảm thiểu khí CO2 đều đƣợc mọi ngƣời biết đến. Việc bố trí cây xanh dọc các tuyết đƣờng giao thông không chỉ góp phần giảm phát thải khí CO2 mà còn góp phần tạo cảnh quan, điều hòa khí hậu và giảm thiểu ô nhiễm không khí.

Uỷ ban nhân dân các quận cần phối hợp chặt chẽ với Công ty Môi trƣờng đô thị trong việc trồng và bảo vệ hệ thống cây xanh dọc các tuyến đƣờng dao thông trên địa bàn quản lý. Tránh hiện tƣợng cây xanh bị chặt phá bừa bãi.

3.3.3. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người tham gia giao thông

Để các giải pháp chính sách và kỹ thuật trong giảm thiểu phát thải khí CO2 đƣợc thực hiện hiệu quả cần phải đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhận thức cho ngƣời dân khi tham gia giao thông, cụ thể:

 Phổ biến kiến thức để ngƣời dân hiểu rõ ý nghĩa của việc giảm thiểu phát thải khí CO2 và trách nhiệm của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ này;

79

 Tuyên truyền, nâng cao ý thức của ngƣời dân khi tham gia giao thông, thực hiện tốt Luật Giao thông đƣờng bộ;

 Hƣớng dẫn và khuyến khích ngƣời dân thực hiện các biện pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính khi tham gia giao thông nhƣ: Sử dụng năng lƣợng sinh học, sử dụng các phƣơng tiện thân thiện môi trƣờng,…

80

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết uận

1. Quận Đống Đa và quận Thanh Xuân là hai quận nội thành của thủ đô Hà Nội, mật độ dân số cao, kinh tế phát triển nhanh và ổn định do đó nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa lớn dẫn tới số lƣợng phƣơng tiện giao thông vận tại không ngừng tăng lên gây sức ép lớn lên môi trƣờng không khí của thành phố. Hiện nay, môi trƣờng không khí ở một số tuyến đƣờng, nút giao thông lớn của thành phố đã bị ô nhiễm một cách cục bộ bởi bụi, tiếng ồn, khí N2O và Benzen.

2. Kết quả quan trắc lƣu lƣợng phƣơng tiện giao thông trong thời gian từ 7h - 19h tại các tuyến đƣờng chính của địa bàn nghiên cứu cho thấy:

Lƣợt xe lƣu thông trên địa bàn nghiên cứu là lớn nhất với tổng số 1.285.380 xe tại quận Đống Đa và 1.256.480 xe tại quận Thanh Xuân.

Nhìn chung, phân bố các loại phƣơng tiện giao thông trên các tuyến đƣờng là không đồng đều. Một số tuyến đƣờng lớn nhƣ: Lê Văn Lƣơng, Nguyễn Xiển, Nguyễn Trãi, Giải Phóng (quận Thanh Xuân , Láng, Kim Mã, Lê Duẩn (quận Đống Đa có mật độ và số lƣợng xe lƣu thông lớn hơn.

3. Kết quả ƣớc lƣợng phát thải khí CO2 từ các phƣơng tiện giao thông chính trên địa bàn hai quận Đống Đa và Thanh Xuân nhƣ sau:

Lƣợng phát thải khí CO2 từ các phƣơng tiện giao thông chính trên địa bàn quận Đống Đa là 66.695,7 tấn/năm. Trong đó xe máy chiếm tỷ lệ lớn nhất với 49 % (32.632,8 tấn/năm , tiếp đó là ô tô con 26% (17.517,6 tấn/năm , xe tải hạng nhẹ 9% (5.818,6 tấn/năm , xe tải hạng nặng + xe buýt chiếm 16 % (10.726,64 tấn/năm

Tổng lƣợng phát thải CO2 từ các phƣơng tiện giao thông chính của quận Thanh Xuân là 34.033,16 tấn/năm. Trong đó xe máy đóng góp 15.982,43 tấn/năm (47% , ô tô con đóng góp 7.126 tấn/năm (21% , xe tải hạng nhẹ là 3.090,61 tấn/năm (9% và xe tải hạng nặng + xe buýt là 7.834,11 tấn/năm (23%).

Lƣợng phát thải khí CO2 phụ thuộc nhiều nhất vào số lƣợng phƣơng tiện giao thông lƣu chuyển trên các tuyến đƣờng do đó mức độ phát thải khí CO2 là không đồng đều trên các tuyến đƣờng của địa bàn nghiên cứu.

81

4. Để giảm thiểu phát thải khí CO2 từ hoạt động GTVT trên địa bàn 2 quận Đống Đa và Thanh Xuân, Luận văn đã đề xuất các nhóm giảm pháp cụ thể nhƣ:

 Nhóm giải pháp vĩ mô dành cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc về giao thông vận tải và bảo vệ môi trƣờng.

 Nhóm giải pháp kỹ thuật tập trung giảm thiểu lƣợng phát thải khí nhà kính cho từng trƣờng hợp cụ thể.

 Nhóm giải pháp tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của ngƣời dân.

Khuyến nghị

Lĩnh vực GTVT đóng vai trò quan trọng gây ô nhiễm môi trƣờng và gia tăng phát thải khí nhà kính do đó việc nghiên cứu đánh giá phát thải các KNK nói chung và khí CO2 nói riêng có ý nghĩa quan trọng cần đƣợc đẩy mạnh trong thời gian tới.

Để các giải pháp giảm thiểu KNK có hiệu quả cao chính quyền các cấp trên địa bàn 02 quận Đống Đa và Thanh Xuân cần triển khai đồng bộ và phối hợp các giải pháp với nhau.

82

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012 . S tay C về i n đ i khí hậu. Hà Nội 2. Bộ Giao thông vận tải (2004 . Tài liệu Hội thảo nhiên liệu và xe c gi i sạch

ở Việt Nam. Chƣơng trình Môi trƣờng Mỹ - Á.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2003 . Thông cáo quốc gia lần th nhất của

Việt Nam cho UFCCC. Việt Nam.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2008). Ch ng trình Mục tiêu quốc gia ng phó v i i n đ i khí hậu.Hà Nội.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2010 . Báo cáo Tổng kết khoa học: Đề tài

“Nghiên c u xây d ng hệ số phát thải phục vụ công tác kiểm kê phát thải khí từ ph ng tiện giao thông c khí đ ờng bộ”. Hà Nội.

6. Cục Đăng kiểm thành phố Hà Nội (2014 . Số liệu đăng kiểm ph ng tiện giao thông đ ờng bộ năm 2013.

7. Trƣơng Quang Học, Phạm Đức Thi, Phạm Thị Bích Ngọc (2011). Hỏi

Đáp về i n đ i khí hậu.Hà Nội

8. Lê Văn Khoa (2010). Bài giảng: i n đ i khí hậu, Đại học Quốc gia Hà Nội. 9. Nguyễn Đức Ngữ (2008 . i n đ i khí hậu. NXB Khoa học kỹ thuật. Hà Nội 10.Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Thành phố Hà Nội (2014 . áo cáo: Hiện

trạng môi tr ờng thành phố Hà Nội năm 2013. Hà Nội.

11.Phạm Đức Thanh (2010 . Phát triển hệ thống giao thông vận tải bền vững v i bi n đ i khí hậu. Tạp chí và tuyển tập, Đại học Thủy lợi Hà Nội.

12.Tổng cục Thống kê (2014 . Niên giám thống kê thành phố Hà Nội 2013. 13. Thủ tƣớng Chính phủ (2008 . Quyết định số 90/2008 QĐ-TTg ngày

09/07/2008 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thủ đô

Hà Nội đ n năm 2020.

14. Viện Chiến lƣợc và Phát triển giao thông vận tải (2010 . Số liệu thống kê về

nhiên liệu và ph ng tiện giao thông vận tải giai đoạn 2000 – 2010.

15.Viện Khoa học Khí tƣợng thủy văn và Môi trƣờng (2010 . i n đ i khí hậu

83

Tài iệu tiếng Anh

16.Department of Environmental Affairs (DEA)-South Africa (2013) GHG Inventory for South Africa: 2000 – 2010.

17.Clear Air Asia (2012). Air pollution and GHG emissions indicators for road

transport and electricity sectors. Guidelines for Deverlopment, Measuarement and Use.

18.European Environment Agency (2014) Annual European Union greenhouse

gas inventory 1990 – 2012 and inventory report 2014.

19.Lee Schipper, Maria Cordeiro, Wei-Shiuen NG (2007). Measuring the Carbon dioxide impacts of Transport projects in Development countries.

World Resources Institute.

20.Lee Schipper, Herbert Fabian and James Leather (2009). Transport and Carbondioxide Emissions: Forecasts, Options analysis and Evaluation.

Asian Development Bank (ADB).

21.H.D. Tung, H.Y. Tong, W.T. Hung, N.T.N Anh (2011). Development of emission factors and emission inventories for motocycles and light duty vehicles in the Urban region in Vietnam. Science of Total environment 409

(2011), pp 2761 – 2767.

22.Tran Thu Trang, (2011). Emission Inventory of Passenger Transport Fleet in

Hanoi to assess air Quality and Climate Co-Benifits associated with variuos technology scenarios. A thesis submitted in partial fulfillment of the requirements for the degree of Master of Science in Environmental Engineering and Management, AIT Fellowship.

23.National Oceanic and Atmospheric Administration (2008). Carbon Dioxide, Methane Rise Sharply in 2007,

http://www.noaanews.noaa.gov/stories2008/20080423_methane.html.

24.US-Environment Protection Agency (2013). Inventory of U.S. Greenhouse Gas Emissions and Sinks: 1990-2012.EPA 430-R-13-001.

85

PHỤ LỤC

BẢNG QUAN TRẮC LƢU LƢỢNG XE LƢU THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỐNG ĐA

Đ n vị tính: l ợt Tên đƣờng/phố Số Xe máy Motobike Số Xe ô tô con từ 7 chỗ trở xuống Passenger Car Sô Xe tải h ng nhẹ dƣới 3,5 tấn

Light duty vehicle

Số Xe tải, xe uýt từ 3,5 tấn trở ên

Heavy Duty Vehicle, Bus

Khung giờ 1 (7h-10h) Khung giờ 2 (11h-14h) Khung giờ 3 (16h-19h) Khung giờ 1 (7h-10h) Khung giờ 2 (11h- 14h) Khung giờ 3 (16h- 19h) Khung giờ 1 (7h- 10h) Khung giờ 2 (11h- 14h) Khung giờ 3 (16h- 19h) Khung giờ 1 (7h- 10h) Khung giờ 2 (11h- 14h) Khung giờ 3 (16h- 19h) Đƣờng Láng 22.150 13.450 25.300 2.630 1.580 2.760 250 360 400 80 250 150 Phố Kim Mã 16.300 10.500 18.450 2.300 950 1.960 460 350 650 110 230 250 Phố Nguyễn Chí Thanh 12.500 8.630 14.600 1.200 650 1.430 410 520 550 210 320 350 Đƣờng Đê La Thành 8.500 6.100 9.300 230 350 300 100 150 150 90 130 100 Phố Cát Linh 9.300 7.210 10.500 730 550 780 250 350 330 100 140 120 Phố Giảng Võ 13.600 9.130 14.320 910 700 1.120 290 310 350 130 250 160 Phố Thái Hà 12.160 7.930 14.500 830 620 940 430 350 400 130 190 210 Phố Nguyễn Lƣơng Bằng 10.500 7.300 14.100 500 650 410 150 300 180 90 210 60 Phố Xã Đàn 14.300 8.500 13.200 1.200 950 1.430 210 280 150 45 200 90 Phố Lê Duẩn 10.300 6.200 14.000 1.530 1.100 2.100 350 310 420 180 310 230 Phố Chùa Bộc 11.500 5.100 16.300 530 460 380 90 150 100 50 100 60 Đƣờng Giải Phóng 18.600 12.100 17.600 1.400 1.100 1.530 250 300 320 210 350 300 Đƣờng Trƣờng Chinh 15.300 9.700 16.350 950 780 910 210 200 230 80 150 130

86

BẢNG QUAN TRẮC LƢU LƢỢNG XE LƢU THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH XUÂN

Một phần của tài liệu Đánh giá phát thải khí nhà kính CO2 từ hoạt động giao thông trên địa bàn quận đống đa và quậnthanh xuân, thành phố hà nội và đề xuất giải pháp kiểm soát (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)