Tổng quan về vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu đánh giá hàm lượng chất hữu cơ và một số đặc tính hoá học đất vườn trồng cacao xen trong vườn dừa tại giồng trôm – bến tre (Trang 42 - 45)

Giồng Trôm là huyện có diện tích đất đai rộng hàng thứ năm trong bảy huyện của tỉnh. Đất canh tác nông nghiệp đạt xấp xỉ 25.000 ha. Đất được cấu tạo từ phù sa của hai con sông lớn Ba Lai và Hàm Luông, với một mạng lưới sông rạch chằng chịt, do vậy mà Giồng Trôm có thế mạnh của một nền kinh tế nông nghiệp đa dạng. Huyện nằm ở vị trí 10022’04” - 10015’45” vĩ độ Bắc và 106022’02” - 106037’17” kinh độ Đông.

Với diện tích tự nhiên: 312,4 km2 (2007) Tổng số dân: 186.692 người (2007) Mật độ: 598 người/km2

Huyện Giồng Trôm gồm có một thị trấn là thị trấn Giồng Trôm và 21 xã: Mỹ Thạnh, Phong Nẫm, Phong Mỹ, Châu Hòa, Châu Bình, Lương Quới, Lương Phú, Bình Thành, Bình Hòa, Tân Thanh, Tân Hào, Tân Lợi Thạnh, Long Mỹ, Thuận Điền,

Thạnh Phú Đông, Phước Long, Sơn Phú, Hưng Long, Hưng Lễ, Hưng Nhượng, Lương Hòa (Hình 2.1)

Theo Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Bến Tre (niên giám thống kê năm 2009)

Nông nghiệp vẫn là mặt trận hàng đầu của huyện, nhưng cây lúa không còn ở vị trí của cây độc canh trong sản xuất nông nghiệp của huyện như trước. Một hệ thống cây trồng mới thích nghi với đất đai trong huyện, mang lại lợi ích kinh tế cao đã được xác định.

Diện tích cây lúa hàng năm tuy có giảm (còn 13.000 ha), nhưng nhờ thay đổi giống mới, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong các khâu sản xuất, nên năng suất tăng khá nhanh, đưa sản lượng lương thực của huyện ổn định ở mức 58.000 tấn/năm.

Đất vườn chiếm 45% diện tích, trong đó cây dừa, từ lâu đời đã có một vị trí đặc biệt quan trọng. Sau cây dừa là cây mía và các loại cây ăn quả (cam, quít, sầu riêng, chuối, chôm chôm, măng cụt, mãng cầu, xoài cát, bòn bon, khóm, vú sữa,bưởi da xanh…)

Hình 1.8: Bản đồ hành chính huyện Giồng Trôm – Bến Tre

Diện tích vườn dừa so với trước đây có giảm nhẹ (còn 9.800 ha), do một số vườn dừa lão phải phá bỏ, chuyển sang trồng cây ăn quả; hơn 1/3 diện tích dừa khác được tỉa thưa đúng kỹ thuật để trồng xen cây ăn quả theo hướng thâm canh tổng hợp, tạo nguồn thu nhập cao hơn gấp 3 lần vườn cũ. Hiện nay, sản lượng dừa của huyện đạt từ 65 đến 70 triệu quả/năm.

Diện tích mía đạt mức 4.500 ha, năng suất bình quân từ 60 đến 70 tấn/ha. Do giá cả sụt giảm mạnh, nên diện tích có xu hướng giảm dần. Người nông dân bắt đầu trồng xen dừa và cây ăn trái trên đất trồng mía.

Đặc biệt là hiện nay, một dự án trồng xen cacao tận dụng bóng mát của dừa mới đưa vào thực hiện đang là vấn đề quan tâm của nông dân Bến Tre.

Các trang thiết bị, dụng cụ lấy mẫu đất và dụng cụ phân tích của phòng thí nghiệm thuộc bộ môn Khoa học đất, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng Trường Đại học Cần Thơ.

Một phần của tài liệu đánh giá hàm lượng chất hữu cơ và một số đặc tính hoá học đất vườn trồng cacao xen trong vườn dừa tại giồng trôm – bến tre (Trang 42 - 45)