CEC: (Cation exchange capacity): là tổng cation trao đổi được hấp thu trên bề mặt keo đất (Dierolfn và ctv., 2001). Theo Võ Thị Gương và ctv. (2004) khả năng hấp
phụ cation của đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thành phần khoáng sét, hàm lượng chất hữu cơ, pH đất, sự phát triển của đất, tùy thuộc vào loại đất mà có trị số CEC khác nhau, đất cát có CEC thấp kế đến là đất sét, đất hữu cơ có CEC cao nhất. Sự thay đổi CEC và thành phần các ion của từng loại đất khác nhau rất lớn từ 1 – 100 meq/100g đất, nếu CEC < 1meq/100g có ý nghĩa rất kém trong sản xuất vì lượng ion hấp phụ trong đất này thường ít khi vượt cao hơn lượng ion có trong dung dịch đất và như vậy tính đệm của đất hầu như không xảy ra trị số này thường xuất hiện ở đất cát có hàm lượng hữu cơ thấp. Các trị số CEC (meq/100g) cao chỉ tìm thấy ở những đất có hàm lượng rất cao Montmorillonite, Vermiculite hoặc cao CHC.
Theo Dương Minh Viễn (2006) CEC có vai trò trong hệ sinh thái đất bao gồm: - Làm cho đất có tính đệm đối với pH và nồng độ của các cation trong đất ổn
định.
- Phóng thích các nguyên tố dinh dưỡng vào trong dung dịch đất cung cấp dinh dưỡng cho cây và vi sinh vật đất.
- Giữ vi sinh vật trên bề mặt của thể rắn của đất.
Dạng cation trao đổi của đất thường hữu dụng cho cây trồng, tổng lượng cation trao đổi được đất cầm giữ lại gọi là khả năng trao đổi cation. pH và CEC có liên quan mật thiết với nhau, khi pH gia tăng thì CEC tăng do một số keo có điện thay đổi tích sẽ tích điện âm trong điều kiện pH cao, do đó có khả năng hấp phụ cation cao và ngược lại.
Dung tích hấp phụ cation (CEC) hay còn gọi là khả năng trao đổi cation của đất càng cao chứng tỏ đất có khả năng giữ và trao đổi tốt các dưỡng chất (Đỗ Thị Thanh Ren, 1993). Đất ở ĐBSCL thường chứa nhiều sét và ít hữu cơ nên dung tích hấp phụ thuộc loại trung bình đến khá (Ngô Ngọc Hưng, 2004).
Theo Võ Thị Gương và ctv. (2004) khả năng hấp phụ cation của đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thành phần khoáng sét, hàm lượng chất hữu cơ, pH đất, sự phát triển của đất, tuỳ thuộc vào loại đất mà có trị số CEC khác nhau, đất cát có CEC thấp, kế đến là đất sét, đất hữu cơ có CEC cao nhất.