Chuẩn bị: Vẽ 5 vòng tròn có đường kính 30cm liền nhau

Một phần của tài liệu Giáo án bé 3 tuổi chủ đề bản thân trong nhà trường (Trang 30 - 34)

III/ HOẠT ĐỘNG CHIỀU

2, Chuẩn bị: Vẽ 5 vòng tròn có đường kính 30cm liền nhau

3, Tiến hành hoạt động

- Gây hứng thú: Hát cùng cô bài “Bé khỏe bé ngoan”

- Trò chuyện về bài hát hướng trẻ vào nội dung bài học *Hoạt động 1: Khởi động

- Cho trẻ đi thành hình tròn đi các kiểu chân, sau đó trở về hàng ngang tập hợp * Hoạt động 2: Trọng động

- Tập BTPTC: “Ồ sao bé không lắc” - VĐCB: Bật tiến về phía trước. + Cô giới thiệu tên bài vận động + Cô tập mẫu lần 1

+ Cô tập mẫu lần 2: Giải thích động tác cho trẻ + Cô cho 1- 2 trẻ lên thực hiện và sửa sai cho trẻ + Cho cả lớp thực hiện 1- 2 lần

+ Thực hiện vận động dưới hình thức thi đua. - Hỏi trẻ tên bài vận động vừa học

-TCVĐ: Bóng tròn to

+ Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi. + Cô cho trẻ chơi 2- 3 lần.

*Hoạt động 3: Hồi tĩnh

- Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân tập, nhận xét khen trẻ.

II/ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

- Xem video và trò chuyện về câu truyện đã nghe “Gấu con bị đau răng”

- Chơi tự do

1, Mục đích yêu cầu

- Trẻ chú ý xem kể chuyện, hào hứng tham gia trò chuyện

- Chơi đoàn kết cùng các bạn.

2, Chuẩn bị

- Video kể chuyện “Gấu con bị đau răng”

3, Tiến hành hoạt động

- Cô cho trẻ xem video kể chuyện “Gấu con bị đau răng”

- Trò chuyện về nội dung câu chuyện

- Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh răng miệng.

- Chơi tự do

III/ HOẠT ĐỘNG CHIỀU

- Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ: Dán bóng bay

1, Mục đích yêu cầu

- Trẻ biết dán những hình tròn làm quả bóng

- Biết chấm keo và di keo dính cho đều hình tròn

- Giữ gìn sản phẩm tạo hình.

- Hình tròn bằng giấy màu, keo dính, tranh em bé cầm chùm bóng bay, khăn lau.

3, Tiến hành hoạt động

*Hoạt động 1: Gây hứng thú - Cô cùng trẻ hát bài “Quả bóng”

- Trò chuyện về nội dung bài hát hướng trẻ vào bài học * Hoạt động 2: Nội dung chính

- Cho trẻ xem tranh mẫu: Cô đã dán được rất nhiều quả bóng, quả bóng có màu gì? - Cô dán mẫu lần 1

- Cô dán mẫu lần 2: Nói cách chấm keo, di keo, lau tay vào khăn, và dán vào bức tranh.

- Cô cho cả lớp dán. Cô đến gần giúp đỡ trẻ. * Hoạt động 3: Kết thúc

- Cho trẻ trưng bày sản phẩm, tự nhận xét các bức tranh. Cô nhận xét tuyên dương trẻ.

- Chơi tự do - Vệ sinh trả trẻ.

---//---//---

Thứ sáu ngày 9 tháng 10 năm 2015

I/ HOẠT ĐỘNG HỌC

- Lĩnh vực phát triển nhận thức: Tìm hiểu về các bộ phận của cơ thể

1, Mục đích yêu cầu

- Trẻ được trò chuyện cùng cô về các bộ phận trên cơ thể, biết được chức năng, biết cách chăm sóc và giữ gìn sạch sẽ các bộ phận đó.

2, Chuẩn bị

- Búp bê, quần áo, tất, mũ

- Tranh vẽ các hoạt động dùng tay và chân của các bạn nhỏ.

3, Tiến hành hoạt động

*Hoạt động 1: Gây hứng thú

- Cho cả lớp hát và múa bài “Tay thơm tay ngoan” - Trò chuyện về nội dung bài hát

*Hoạt động 2: Nội dung chính

- Chúng mình vừa dùng gì để múa?(Dùng tay để máu) - Tay của con để làm gì? (Trẻ kể các tác dụng của đôi tay)

- Mỗi người có mấy tay? Các bộ phận của cánh tay?(Mỗi người có hai tay, tay có cánh tay, khủy tay, bàn tay, ngón tay)

- Trên cơ thể của chúng ta còn có bộ phận nào có số lượng là 2? (Mắt, tai, tay, chân)

- Mắt để làm gì? (Để nhìn) - Tai để làm gì? (Để nghe)

- Chúng mình hãy cùng nhau thi xem ai nhảy cao nào?

- Nhờ có gì mà chúng ta có thể nhảy được lên cao? (Có chân) - Chân còn làm gì nữa?( Đi, chạy, bật bò)

- Đặc điểm của đôi chân? Làm gì để cho đôi chân luôn sạch sẽ? (Đi dép, và rửa chân khi bị bẩn)

- Các bộ phận trên cơ thể chúng ta, mỗi bộ phận đều có chức năng riêng và đều rất cần thiết và quan trọng

- Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh bảo vệ các bộ phận luôn khỏe mạnh.

- Cô giới thiệu tên trò chơi

- Cô phổ biến luật chơi, cách chơi: Dùng đôi bàn tay xinh, đôi mắt đẹp, đôi chân khỏe mạnh của mình để hoàn thiện những đồ dùng trang phục cho bạn búp bê. (Tất, khăn, mũ, ô, quần áo…)

- Cho trẻ bật qua dòng suối để thực hiện trò chơi này (Bật tiến về phía trước) Mỗi lần đi lấy chỉ được lấy 1 loại đồ dùng cho bạn búp bê.

* Trò chơi củng cố: Ai giỏi nhất

- Cho trẻ quan sát tranh các hành động của các bạn nhỏ - Hỏi trẻ hành động nào dùng tay, hành động nào dùng chân * Hoạt động 3: Kết thúc: Nhận xét khen trẻ

---II/ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI II/ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

- Hoạt động có chủ đích: Trò chuyện về tác dụng của đôi chân

1, Mục đích yêu cầu

- Trẻ biết kể tên các bộ phận trên cơ thể

- Biết tác dụng của đôi chân, và giữ gìn chúng sạch sẽ

Một phần của tài liệu Giáo án bé 3 tuổi chủ đề bản thân trong nhà trường (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w