Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn tại VietinBank Bạc Liêu.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại VietinBank Bạc Liêu (Trang 37 - 42)

Tín dụng ngân hàng là một trong những hoạt động mang lại lợi nhuận cao, chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng, nhưng đồng thời cũng là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vấn đề nợ quá hạn và nợ xấu luôn là mối lo đối với tất cả cán bộ làm công tác tín dụng cũng như các nhà lãnh đạo ngân hàng, bởi vì việc thẩm định giải quyết một món vay đã khó, thu hồi đầy đủ gốc lẫn lãi là công việc khó hơn! Thông thường các khách hàng đều vay trả sòng phẳng, uy tín. Tuy nhiên cũng không hiếm khách hàng không chịu trả nợ với nhiều nguyên nhân khác nhau, làm phát sinh nợ quá hạn thậm chí trở thành nợ tồn động, cần có biện pháp xử lý để lành mạnh hoá tài chính ngân hàng. Vậy, đối với những khách hàng này chúng ta cần phải giải quyết như thế nào?

Nợ quá hạn ngắn hạn của các tổ chức kinh tế

Nhìn chung qua 3 năm, trong ngắn hạn tình hình nợ quá hạn của chi nhánh có xu hướng giảm dần,

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2007 Chênh lệch Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Doanh Nghiệp 0 2.537 0 2.537 100 -2.537 -100 Cá nhân 2.671 9 1.977 -2.662 -99 1.968 219 Tổng nợ quá hạn NH 2.671 2.546 1.977 -125 -5 -569 -22

Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp VietinBank Bạc Liêu

Cụ thể vào năm 2009, nợ quá hạn là 2.671 triệu đồng, năm 2010 giảm còn 2.546 triệu đồng, tức giảm 5%, sang năm 2011, con số này tiếp tục giảm với tốc độ nhanh hơn trước, tức 22%. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã có sự cố gắng trong công tác thu hồi và xử lý các khoản nợ. Nhưng ngân hàng cần có nhiều biện pháp hơn nữa để giảm thiểu đến mức thấp nhất các rủi ro do nợ quá hạn gây ra.

Đối với các tổ chức kinh tế, tình hình nợ quá hạn tập trung chủ yếu ở các khách hàng là những thành phần kinh tế tư nhân, những hộ kinh doanh cá thể. Phần lớn nợ quá hạn tồn tại chủ yếu là do nguyên nhân chủ quan, nhiều hộ đã cố tình không trả nợ vay khi đến hạn gây khó khăn nhiều cho ngân hàng. Những khoản nợ quá hạn này là những món nợ đã tồn động khá lâu chưa được xử lí kiên quyết do đó khó có thể thu hồi. Bên cạnh đó còn có những khoản nợ mà người vay không thanh toán được do chịu sự ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khách quan như: ảnh hưởng của nạn dịch cúm gia cầm vừa qua, giá cả biến động. Bởi vì hầu hết các hộ vay là để chăn nuôi gia cầm, gia súc, chăn nuôi cá; đôi khi thực tế có nhiều hộ quá nghèo không có khá năng thanh toán và chính bản thân hộ vay không phấn đấu vượt nghèo dù được sự hỗ trợ vốn sản xuất của ngân hàng. Bên cạnh đó, còn có những nguyên nhân là do khách hàng đã sử dụng vốn sai mục đích, làm cho việc sử dụng đồng vốn không đạt hiệu quả…từ đó cũng không thể trả nợ ngân hàng đúng hạn. Cụ thể trong năm 2009 và 2011 thì nợ quá hạn chiếm 100% trong tổng nợ quá hạn. Chỉ riêng năm 2010, tình hình nợ quá hạn tập trung ở khách hàng là doanh nghiệp. Vì trong năm này có một số khách hàng lớn đã

làm ăn thua lỗ nên đã kéo dài thời hạn trả nợ, làm phát sinh nợ quá hạn trong ngân hàng.

Nợ quá hạn ngắn hạn theo địa bàn.

Bạc Liêu là địa bàn có doanh số cho vay và dư nợ cao nhất so với các huyện khác. Tình hình này đã đem lại cho ngân hàng nguồn thu nhập đáng kể, nhưng bên cạnh những lợi ích đó là những rủi ro tiềm ẩn không thể nói trước được. Rủi ro này chỉ biểu hiện một phần thông qua nợ quá hạn.

Bảng 12: Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn theo địa bàn.

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Bạc Liêu 373 2.544 1.758 2.171 582 -786 -31 Các huyện khác 2.298 2 219 -2.296 -99 217 109 Tổng nợ quá hạn NH 2.671 2.546 1.977 -125 -5 -569 -22

Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp VietinBank BL

Cụ thể là năm 2010, nợ quá hạn đã tăng lên 582% so với năm 2009. Tức đạt 2.544 triệu đồng, hầu như là chiếm 100% trong tổng nợ quá hạn. Sang năm 2011, do ngân hàng có cố gắng khắc phục tình trạng này bằng cách đã kiên quyết thu hồi nợ bằng mọi biện pháp Vì vậy, nợ quá hạn đã giảm 31% so với năm trước.

Ở các huyện khác, tình hình nợ quá hạn có sự biến động, cụ thể là tập trung nhiều nhất là ở năm 2009, tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tới 86% trong tổng nợ quá hạn. Và năm 2010, tỷ lệ nợ quá hạn ở các huyện này đã giảm xuống rất nhiều, hầu như là giảm đến mức thấp nhất. Sang năm 2011, có tăng lên nhưng chỉ chiếm 11% trong tổng nợ quá hạn.

Qua bảng số liệu ta thấy nợ quá hạn tập trung chủ yếu ở các ngành nông nghiệp, thương mại- dịch vụ. Cụ thể như sau:

Bảng 13: Tình hình nợ quá hạn theo ngành

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 2.156 969 0 -1.187 55 -969 -100 Công nghiệp 42 0 0 -42 100 - - TM-DV 0 1.389 1.977 1.389 100 588 42 Khác 473 188 0 -285 -60 -188 -100 Tổng nợ quá hạn NH 2.671 2.546 1.977 -125 -5 -569 -22

Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp VietinBank Bạc Liêu

Nông nghiệp: Vào tháng 9 năm 2009, do giá cá ba sa xuống thấp người dân đã kéo dài thời gian chăn nuôi để đợi giá cá tăng trở lại mới bán ra. Vì thế, không thể trả nợ đúng thời hạn cho ngân hàng, làm cho nợ quá hạn ở ngành này cao, chiếm 81% trong tổng nợ quá hạn. Trước tình hình này, cán bộ tín dụng đã định ra kỳ hạn trả nợ phù hợp với thời điểm thu hoạch của khách hàng, nên nợ quá hạn có xu hướng giảm dần qua 2 năm sau. Năm 2010 nợ quá hạn đã giảm xuống còn 969 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm là 55%. Và một điều bất ngờ là sang năm 2011, nợ quá hạn ở ngành này không còn nữa. Điều này chứng tỏ, sự cố gắng trong công tác thu hồi và xử lý các khoản nợ xấu của cán bộ tín dụng. Một phần là thời gian gần đây, giá lương thực tăng cao nên các hộ nông dân, các hộ chăn nuôi thủy hải sản đã trả được nợ cho ngân hàng đúng hạn.

Thương mại- dịch vụ: năm 2010, ngành này đã dẫn đầu trong danh sách nợ quá hạn, tức chiếm 55% trên tổng nợ quá hạn, trong khi năm 2009 tình hình này không phát sinh. Và con số này tiếp tục tăng lên 42% vào năm 2011, với nợ quá

hạn là 1.977 triệu đồng, đó cũng là tổng nợ quá hạn trong năm 2011. Sở dĩ, tình hình nợ quá hạn tăng lên như thế là do ảnh hưởng của dịch bệnh, tình hình lạm phát trong nước tăng nhanh làm cho giá cả các mặt hàng tăng lên nên nhiều khách hàng đã chậm trả các khoản nợ của ngân hàng. Ngân hàng cần có biện pháp ngăn chặn tình trạng này để bảo đảm cho các khoản nợ được trả đúng thời hạn, để trong ngắn hạn có thể hạn chế đến mức thấp nhất tình hình nợ quá hạn.

Trong kinh doanh ngân hàng, đầu tư, cho vay vốn nhưng chậm hoặc không thu được vốn dẫn đến nợ quá hạn, thậm chí rủi ro mất vốn là điều khó tránh khỏi. Sở dĩ khách hàng không trả được nợ và lãi vay đúng hạn theo các cam kết có thể do sản xuất, kinh doanh chưa hiệu quả, hàng hoá sản xuất ra tiêu thụ chậm, hoặc tiêu thụ rồi nhưng tiền chưa thu được. Ngoài những nguyên nhân khách quan nói trên còn do một số nguyên nhân chủ quan của khách hàng như sau:

Đối với nhóm khách hàng chủ quan để phát sinh nợ quá hạn. Nguyên nhân là:

−Vay vốn rồi chỉ muốn trả lãi, còn gốc để xoay vòng vì họ ngại trả gốc phải làm lại thủ tục - vừa mất thời gian vừa tốn kém ít chi phí, nhất là hiện nay việc thế chấp, bảo lãnh vay vốn phải đăng ký thực hiện giao dịch đảm bảo.

−Vay ké, vay chung, vay nhưng chuyển vốn cho người khác sử dụng. Người sử dụng vốn không có khả năng trả nợ còn người vay thì đùn đẩy trách nhiệm cho người sử dụng vốn. Đây thực chất là việc sử dụng tiền vay sai mục đích, sai đối tượng tuy nhiên cũng rất phổ biến đối với cho vay hộ nông dân, mà cán bộ ngân hàng do vô tình hay cố ý đã cho vay.

−Do trước đây cho vay thế chấp bằng những giấy tờ mà theo quy định hiện hành ngân hàng không được nhận giấy tờ đó làm tài sản bảo đảm, nên khách hàng không chịu trả nợ vì không được vay lại để tiếp tục sản xuất kinh doanh.

−Do nhà xa, bận rộn kinh doanh, người vay nhờ người khác đi trả nợ gốc, lãi nhưng bị chiếm dụng vốn - không đòi lại được nên cũng không chịu trả nợ ngân hàng...

Đối với những khách hàng gặp khó khăn, thực sự không có khả năng trả nợ. Nguyên nhân là:

−Do thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh. Do chính sách kinh tế, định hướng ngành nghề thay đổi, do biến động xấu của thị trường và giá cả...

−Do bản thân hoặc gia đình người vay bị tai nạn, ốm đau, bệnh tật kéo dài, ảnh hưởng đến nguồn tài chính và kế hoạch trả nợ của khách hàng.

−Do nhận thức, trình độ còn nhiều hạn chế của nông dân, họ thường ỷ lại vào sự hỗ trợ, chính sách ưu đãi của nhà nước đối với nông dân nên cố tình chây ỳ khi mất khả năng trả nợ.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại VietinBank Bạc Liêu (Trang 37 - 42)