Tình hình dư nợ ngắn hạn của VietinBank Bạc Liêu.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại VietinBank Bạc Liêu (Trang 33 - 37)

Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Mức dư nợ phụ thuộc vào nguốn vốn hoạt động của ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động cao thì mức dư nợ sẽ tăng và ngược lại. Do đó bất cứ ngân hàng nào cũng vậy, để hoạt động tốt thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn nâng cao mức dư nợ. Vì thế tăng trưởng dư nợ chính là kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của bất kỳ một ngân hàng nào chứ không riêng VietinBank Bạc Liêu.

Chi nhánh VietinBank Bạc Liêu cấp tín dụng cho mọi thành phần kinh tế. Tuy nhiên chi nhánh vẫn lấy an toàn, hiệu quả, hạn chế rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất làm mục tiêu hoạt động. Kết quả dư nợ của chi nhánh qua 3 năm như sau:

Dư nợ ngắn hạn đối với các tổ chức kinh tế.

Số dư nợ trên tài khoản phản ánh đầy đủ, chính xác lượng vốn đầu tư phát triển mà ngân hàng đã thực hiện được tại thời điểm xem xét. Phân tích dư nợ kết hợp với phân tích doanh số cho vay, doanh số thu nợ cho phép ta phản ánh tốt hơn, đầy đủ hơn hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Bảng 8: Dư nợ ngắn hạn đối với các tổ chức kinh tế ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Doanh Nghiệp 343.113 239.326 366.310 -103.787 -30 126.984 53 Cá nhân 165.851 152.276 215.043 -13.575 -8 62.767 41 Tổng dư nợ NH 508.964 391.602 581.353 -117.362 -23 189.751 48

Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp VietinBank Bạc Liêu

Đối với các doanh nghiệp: Đây là một lĩnh vực, góp phần khá lớn đến

quá trình giải quyết việc làm, rút ngắn thời gian nhàn rỗi của người dân. Song hai năm qua (2009,2010) tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp có gặp một số khó khăn do sự biến động giá cả, ảnh hưởng đến tình hình cho vay nên dư nợ của ngân hàng có giảm. Nhưng sang năm 2011, dư nợ đối với khách hàng này đã tăng lên đến 53%

Đối với khách hàng là cá nhân: doanh số thu nợ khách hàng cá nhân

năm 2010 tăng cao hơn doanh số cho vay từ khách hàng này nên dư nợ giảm hơn so với năm 2009 là 8%, tương đương 13.575 triệu đồng, tuy nhiên tốc độ giảm không nhiều so với tốc độ tăng của năm 2011 là 41%.

Trong năm 2010, mặc dù phải đối mặt với nhiều biến động và khó khăn, cạnh tranh gay gắt trên thị trường tiền tệ, lãi suất thị trường quốc tế và trong nước tăng cao, hoạt động thị trường chứng khoán sôi động, giá vật tư nguyên liệu tăng, đóng băng thị trường bất động sản, bệnh dịch gia súc, gia cầm, thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp,.. nhưng với sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu và quyết tâm đổi mới, VietinBank Bạc Liêu đã vượt qua khó khăn và cụ thể là tình hình cho vay, thu nợ và dư nợ ngắn hạn đã tăng lên rất nhiều so với năm trước.

Ở Bạc Liêu thì dư nợ ngắn hạn tăng dần qua các năm, cụ thể tình hình dư nợ như sau:

Bảng 9. Dư nợ ngắn hạn theo địa bàn

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch Chênh lệch 2010/2009 2010/2009 Số tiền % Số tiền % Bạc Liêu 395.032 429.642 491.485 34.610 9 61.843 14 Các huyện khác 241.174 122.026 177.574 -119.148 -49 55.548 46 Tổng dư nợ NH 636.206 551.668 669.059 -84.538 -13 117.391 21

Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp VietinBank Bạc Liêu Dư nợ cuối năm 2009 là 395.032 triệu đồng, cuối năm 2010 tăng lên 9%, tức đạt 429.642 triệu đồng, vào cuối năm 2011 lại tiếp tục tăng lên 14%. Mặt khác, dư nợ của địa bàn Bạc Liêu cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng dư nợ ngắn hạn. Cụ thể là năm 2009 chiếm 62%, năm 2010 chiếm 79%, và năm 2011 chiếm 74%. Nhìn chung, ở địa bàn Bạc Liêu ngân hàng hoạt động ngày càng có hiệu quả .

Song song đó thì ở các huyện khác, tình hình dư nợ có xu hướng giảm, cụ thể là năm 2010 giảm so với năm 2009 là 119.148 triệu đồng, tức giảm 49%, sang năm 2011 tình hình này được cải thiện hơn là tăng 46 % so với năm 2010, nhưng vẫn còn thấp hơn năm 2009. Điều này cho thấy sự chênh lệch về hiệu quả hoạt động giữa thành thị và nông thôn. Ngân hàng cần quan tâm hơn đến công tác tín dụng ở các huyện thị, cần có nhiều biện pháp hơn để sự chênh lệch này là không quá lớn.

Dư nợ ngắn hạn theo ngành.

Trong 3 năm gần đây, dư nợ tại chi nhánh chủ yếu tập trung vào các ngành nghề truyền thống như nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng và thương mại –

dịch vụ…Trong đó ngân hàng đặc biệt quan tâm tới loại hình cho vay công nghiệp và thương mại – dịch vụ, đó cũng là lĩnh vực đầu tư chủ yếu nhất của ngân hàng và để cho phù hợp với hai từ “Công – Thương” trong tên pháp lý của ngân hàng. Bởi vậy dư nợ của hai ngành này chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng dư nợ ngắn hạn của VietinBank Bạc Liêu. Cụ thể như sau:

Bảng 10. Dư nợ ngắn hạn theo ngành ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 131.852 87.201 201.292 -44.650 -34 114.091 131 Công nghiệp 169.969 229.680 208.255 59.711 35 -21.425 -9 Xây dựng 37.828 20.967 4.099 -16.861 -45 -16.868 -80 TM-DV 238.205 198.913 242.620 -39.292 -16 43.708 22 Khác 58.353 14.907 12.793 -43.445 -74 -2.115 -14

Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp VietinBank Bạc Liêu

Ngành thương mại – dịch vụ có dư nợ ngắn hạn năm 2009 đạt 238.205 triệu đồng, chiếm 37,4%, là cao nhất trong tổng dư nợ ngắn hạn, kế đến là ngành công nghiệp chiếm 26,7%. Sang năm 2011, dư nợ của ngành thương mại – dịch vụ có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn so với các lĩnh vực khác, công nghiệp chiếm 41,6% và thương mại dịch vụ chiếm 36%. Qua năm 2011, dư nợ của hai ngành này vẫn đóng vai trò chủ chốt, mặc dù dư nợ của ngành công nghiệp có giảm, nhưng tốc độ giảm đó là không đáng kể so với tốc độ tăng của ngành Thương mại- Dịch vụ.

Bạc Liêu là một tỉnh với những cánh đồng lúa bất tận, cho nên loại hình cho vay nông nghiệp cũng được ngân hàng duy trì và mở rộng. Những năm qua, với

sự phát triển của các thành phần kinh tế, nhu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp ngày càng trở nên cấp bách và do đó nhu cầu vốn đầu tư cho nông nghiệp cũng ngày một tăng. Vì vậy, dư nợ ngắn hạn của ngân hàng đối với hộ sản xuất nông nghiệp cũng chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng dư nợ ngắn hạn của ngân hàng, chỉ sau ngành công nghiệp và thương mại-dịch vụ. Cụ thể dư nợ năm 2009 là 131.852 triệu đồng, chiếm 20,7% trong tổng dư nợ ngắn hạn. Sang năm 20120, tình hình dư nợ của ngành này có giảm 34%, nhưng sang 2011 đã tăng lên vượt bậc với tốc độ 131%.

Xây dựng chỉ chiếm một phần nhỏ dư nợ trong tổng dư nợ ngắn hạn. Con số này có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể là dư nợ ngắn hạn của ngành này từ 37.828 triệu đồng vào năm 2009, giảm còn 20.967 triệu đồng vào năm 2010, tức giảm 45%. Sang năm 2011, con số này tiếp tục giảm xuống còn 4.099 triệu đồng, tức giảm 80%. Tình hình này đòi hỏi ngân hàng cần phải có biện pháp để nâng dần dư nợ của ngành này lên.

Nhìn chung, dư nợ ngắn hạn năm 2011 có tốc độ tăng cao hơn năm 2010. Cũng tương tự như tình hình dư nợ đối với các tổ chức kinh tế, dư nợ theo địa bàn hay dư nợ theo ngành thì các luồng vốn huy động, thanh toán, cho vay,... của hệ thống ngân hàng vào năm 2011 cũng có tốc độ tăng trưởng cao ngoài dự kiến.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại VietinBank Bạc Liêu (Trang 33 - 37)