Quy trình làm phóng sự

Một phần của tài liệu ôn thi CƠ SỞ LÝ LUẬN BÁO CHÍ (Trang 42 - 44)

- Tin tường thuật phản ánh các sự kiện thời sự quan trọng, song nó

3. Quy trình làm phóng sự

a. Xác định chủ đề

- Muốn có chủ đề cho bài phóng sự, nhà báo phải nghiên cứu thực tế mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, xác định được những vấn đề công chúng quan tâm, những mối quan hệ chính của nó để thể hiện được ý nghĩa xã hội của hiện thực đang nghiên cứu.

- Chủ đề chính là ý đồ, ý định, ý tưởng của tác giả muốn phát biểu với công chúng xã hội thông qua những sự kiện và chi tiết trong tác phẩm.

- Chủ đề có thể được hiểu ở góc độ nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Với nghĩa rộng, chủ đề thường xuyên lặp lại theo quy luật: chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng…; nghĩa hẹp: có tính thời sự nóng hổi và có ý nghĩa phổ biến trên một phạm vi nhất định.

b. Chọn đề tài

- Xác định đề tài trong phóng sự chính là việc trả lời câu hỏi: Phóng sự viết cho ai? Về cái gì? Về phạm vi hiện thực nào của cuộc sống?

- Những sự kiện, vấn đề, biến cố… thích hợp để viết phóng sự là: Mới mẻ, mang tính thời sự nóng hổi, điển hình, mang tính phổ biến hoặc có ý nghĩa khái quát; chứa đựng kịch tính; xét về thời gian (mới xảy ra hoặc kéo dài); xét về dung lượng (bề rộng và chiều sâu).

- Để xác định đề tài đúng, trúng theo mục đích đã đặt ra, cần sử dụng các kỹ năng: phân tích, tư duy logic.

c. Khai thác, xử lý tư liệu

- Khai thác tư liệu qua 2 nguồn chính: tư liệu tĩnh (tư liệu văn bản) và tư liệu động (quan sát, hỏi chuyện, điều tra, nghiên cứu dấu vết hiện trường về bối cảnh lịch sử, hoàn cảnh tự nhiên xã hội…

- Đối tượng khai thác (nhân chứng trong sự kiện) là quần chúng nhân dân, cá nhân có thẩm quyền, nhà chuyên môn, người có ý kiến độc đáo; đối tượng cần khai thác tư liệu là nhân vật chính trong phóng sự chân dung (hình dáng bề ngoài, tính cách…).

- Hệ thống lại tư liệu: lựa chọn tư liệu, xử lý tư liệu.

d. Xây dựng kết cấu

- Kết cấu đẳng lập: đầu đề, sapo, tít phụ được in đậm và các đoạn văn.

- Kết cấu đan xen: đầu đề, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.

- Kết cấu theo trật tự thời gian tuyến tính: Trình bày sự việc có đầu đuôi, từ quá khứ đến tương lai.

- Kết cấu theo phương pháp quy nạp: đưa các chứng cứ rồi rút ra kết luận, vấn đề.

- Kết cấu theo phương pháp diễn dịch: đưa ra một luận đề hoặc lời khẳng định rồi lấy chứng cứ để chứng minh cho luận đề hoặc lời khẳng định đó là đúng hay sai.

e. Thể hiện tác phẩm

- Xếp đặt chữ, câu theo một thứ tự nào đó để chữ và câu diễn ra được đúng với ý mình định miêu tả.

d. Biên tập và theo dõi bài phóng sự sau khi phát hành

- Biên tập: đọc lại toàn bộ bài phóng sự, rút gọn sao cho cô đọng nhất.

- Việc theo dõi phản ứng của dư luận xã hội sau khi phóng sự được phát hành là việc làm cần thiết để biết được năng lực tác động, hiệu ứng xã hội của tác phẩm. Bởi vì, chất lượng của ẩn phẩm báo chí phải được công chúng kiểm nghiệm, đánh giá.

Một phần của tài liệu ôn thi CƠ SỞ LÝ LUẬN BÁO CHÍ (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w