Phương pháp phỏng vấn

Một phần của tài liệu ôn thi CƠ SỞ LÝ LUẬN BÁO CHÍ (Trang 25 - 27)

Phỏng vấn theo nghĩa thông thường là hỏi và trả lời. Nhà báo đặt câu hỏi đối tác trả lời. Như vậy trong hoạt động báo chí, phỏng vấn là một cuộc

gặp gỡ, hỏi chuyện giữa một bên là nhà báo và một bên là người được phỏng vấn nhằm mục đích trao đổi tìm hiểu, thu thập thông tin để đăng báo.

Phỏng vấn bao giờ cũng bị cho phối bởi rất nhiều các yếu tố, cả khách quan lẫn chủ quan nên sự tác động về tâm lý thường rất lớn, dễ mang lại kết quả không đồng nhất trong thông tin.

Phỏng vấn tức là hỏi những vấn đề nhà báo nắm chưa rõ, hoặc chưa chắc chắn. Nhà báo là trung gian giữa đối tác và công chúng. Vì vậy đòi hỏi nhà báo phải có khả năng ứng tác nhanh, tính năng động và linh hoạt rất cao.

Xét về mục đích thì thông qua cuộc gặp gỡ, nhà báo cần khai thác thông tin đến mức tối đa nên dễ bị cuốn hút, dễ bị đối tác chi phối, nếu nhà báo không tỉnh dễ bị sa đà hoặc chỉ thu được thông tin mang tính độc quyền.

Nghiệp vụ làm phỏng vấn của nhà báo:

Công tác chuẩn bị trước khi phỏng vấn

+ Tuyệt đối không được đánh giá thấp công tác chuẩn bị. Trước khi phỏng vấn cần xác định lý do của cuộc phỏng vấn, phạm vi cần khai thác, địa điểm, đối tượng…

+ Xác định mình cần gì qua phỏng vấn

+ Dự tính tiến trình diễn ra cuộc phỏng vấn (thời gian thực hiện, những phương tiện kỹ thuật cần thiết, nên đến trước 10,15 phút để làm quen, gây thiện cảm)

+ Có thể tìm hiểu trước về lễ nghi, sở thích của người được phỏng vấn để chuẩn bị trước về mặt tâm lý.

Nghệ thuật phỏng vấn

+ Nhà báo luôn xác định mình là một bên của cuộc đối thoại, không thể là người tiếp lời, không phải là một quan tòa, người hỏi cung mà cần tạo sự đồng cảm cần thiết.

+ Để nắm bắt thông tin một cách tốt nhất, nhà báo hãy tỏ ra là người am hiểu, thông thạo, phải có thao tác ngoại giao khôn khéo, biết cảm ơn đúng lúc, đúng chỗ những người đã cung cấp thông tin cho mình. Những vấn đề gì không biết thì nên lờ đi.

+ Biết cách gợi mở thông qua những câu chuyện sinh động.

+ Luôn theo dõi, nắm bắt tâm lý đối tượng trong lúc giao tiếp để có cách ứng xử hợp lý. Khi cần nhà báo cũng cần sử dụng biện pháp nhà nghề để gây hưng phấn, kích thích đối tác bộc bạch hết những suy nghĩ của mình.

+ Gặp đối tượng là người chưa quen biết, mới gặp lần đầu tiên nên tìm hiểu các nhân viên, đồng sự khác. Trong những trường hợp đặc biệt, nhà báo cần có thái độ rõ ràng, dứt khoát.

+ Trong lúc phỏng vấn luôn xác định rõ tính mục đích của câu hỏi, tránh tùy tiện, ngẫu hứng, hỏi không có nghĩa, hỏi ngớ ngẩn…

+ Câu hỏi tập trung vào những vấn đề trọng tâm, những chi tiết mà bài báo cần.

+ Đặt câu hỏi phù hợp đối tượng, tránh chung chung, khuôn sáo + Nên đặt nhiều dạng câu hỏi nhằm khai thác thông tin một cách triệt để nhất định. Tránh lối hỏi dài dòng, vòng vo, kiểu cách. Hãy tôn trọng, chăm chú lắng nghe đối tác trả lời, tránh phản ứng tức thời. Nếu đối tác đi quá xa mục đích, xa trọng tâm vấn đề cần khéo léo đưa họ lại đúng chủ đề mà nhà báo cần.

+ Nên ghi chép khi đối tác trình bày vấn đề phức tạp.

+Thông thường những câu hỏi đầu bao giờ cũng lịch sự, nhẹ nhàng. Câu hỏi sau mang nhiều yếu tố thông tin hơn, tính phức tạp của vấn đề cũng được nhà báo quan tâm theo dõi.

+ Nhà báo cần chủ động các câu hỏi bổ sung, không nên quá nhiều người cùng đặt câu hỏi.

Một phần của tài liệu ôn thi CƠ SỞ LÝ LUẬN BÁO CHÍ (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w