- Tin tường thuật phản ánh các sự kiện thời sự quan trọng, song nó
2. Đặc điểm nhận diện của Phóng sự báo chí
a. Đối tượng phản ánh là người thật, việc thật, có ý nghĩa xã hội
- Phóng sự không chỉ phản ánh việc thật (sự kiện, hiện tượng, vấn đề xã hội) như các thể loại báo chí khác, mà còn có khả năng đi sâu khám phá số phận một con người, một tập thể người có tính chất điển hình trong những bối cảnh điển hình hoặc khắc họa những biến cố lịch sử một cách sống động.
- Không chỉ dừng lại ở việc thông báo sự kiện thông qua con số, dữ liệu… mà còn làm rõ những tình tiết, bản chất bên trong của sự kiện, giúp công chúng không những biết nó xảy ra, xảy ra như thế nào mà còn hiểu tại sao nó lại xảy ra như vậy. Để làm rõ việc thật, phóng sự đã khắc họa những con người - nhân chứng của một thời điểm hoặc một giai đoạn lịch sử nhất định; nhân chứng như một “chìa khóa thông tin” làm sáng tỏ một sự thật, một chân lý - điều mà nhiều thể lọai khác (nhất là tin) không làm được.
b. Phản ánh hiện thực khách quan trong quá trình vận động biện chứng: phát sinh - phát triển, nguyên nhân - kết quả, lượng - chất.
- Sắp xếp, ngăn ô các dữ kiện, dồn nén thông tin của cả quá trình biến đổi từ lượng sang chất, vận động theo nhiều chiều, nhiều tầng, diễn ra trong khoảng thời gian có thể là khoảnh khắc, có thể tính bằng ngày giờ, có thể là vô tận vào trong một chỉnh thể trọn vẹn của một bài phóng sự hoặc một chùm phóng sự kế tiếp nhau.
c. Phóng sự sử dụng kết cấu, ngôn ngữ và bút pháp linh hoạt
* Kết cấu:
- Phong phú, đa dạng: đan xen, đẳng lập, bậc thang, trật tự thời gian tuyến tính diễn biến của các biến các biến cố thường được sử dụng để phản ánh số phận một con người hoặc khốn khó, trôi nổi, hoặc bất hạnh; hoặc thành đạt, may mắn…
*Ngôn ngữ:
- Chính xác và hàm súc (biểu đạt nội dung): Ngôn ngữ phóng sự phải đạt đúng bản chất sự vật, hiện tượng trong từng thời khắc nhất định, trong từng bối cảnh cụ thể nhằm tạo ra một văn bản sinh động, dễ hiểu.Mặt khác, phóng sự phải miêu tả, kể lại câu chuyện một cách cô đọng, logic và hoàm súc. Tuy nhiên, tính hàm súc của ngôn ngữ phóng sự nảy sinh từ yêu cầu cung cấp một lượng thông tin cao về con người và sự kiện, cho nên phải dùng từ sao cho đắt nhất, có giá trị biểu đạt cao nhất.
- Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm: Trong phóng sự, ngôn ngữ còn có thể biểu đạt chân thực những trạng thái tình cảm (cảm xúc, thái độ, chính kiến) của đối tượng miêu tả, có thể tác động đến nhận thức, tình cảm của đối tượng tiếp nhận thông tin, khiến cho đối tượng tiếp nhận thông tin cũng có thể đồng cảm và chia sẻ.
- Các thành phần ngôn ngữ trong phóng sự: Ngôn ngữ sự kiện, ngôn ngữ tác giả (trực tiếp và gián tiếp), ngôn ngữ nhân vật.
* Bút pháp
- Miêu tả: diễn đạt bằng ngôn ngữ cho người khác có thể hình dung được một cách rõ nét.
- Thuật (kể): nói, viết lại câu chuyện, sự việc nào đó một cách tỉ mỉ, tường tận theo đúng như trình tự xảy ra.
- Nghị luận: dùng lý lẽ phân tích, bình giá tìm lời giải cho vấn đề mà quần chúng quan tâm.
d. Cái tôi - tác giả xuất hiện trong thể loại phóng sự
Cái tôi tác giả xuất hiện trong bài với 3 tư cách: nhân chứng khách quan; thẩm định khách quan; khâu nối dữ liệu, tình tiết, chi tiết và sử dụng ngôn ngữ phù hợp.
Vai trò của cái tôi tác giả: là người dẫn truyện, là chủ thể truyền thông.