Phương pháp thông tin qua hội nghị

Một phần của tài liệu ôn thi CƠ SỞ LÝ LUẬN BÁO CHÍ (Trang 27 - 31)

- Thông tin từ hội nghị là thông tin đã chuẩn hóa nên đáng tin cậy. Nhà báo nắm thông tin tổng quát nhất, hệ thống nhất. Nhà báo nắm được nhiều nguồn tin, đa dạng, phong phú, có cả những ý kiến trái ngược. Qua hội nghị giúp nhà báo phát hiện đề rài, chủ đề, những điển hình mới. Nhà báo có điều kiện tiếp xúc, làm quen nhiều đối tượng, giúp mở rộng quan hệ ngoại giao.

- Dự hội nghị, nhà báo tranh thủ được nhiều ý kiến bổ ích, đón nhận nhiều bất ngờ

- Nhà báo nắm được những vấn đề mang tính lý luận sâu sắc, những đối chứng qua thực tiễn cũng như những kinh nghiệm quý trong nghiệp vụ. Ngoài ra nhà báo cũng có điều kiện nắm bắt các quan điểm lớn, những tư tưởng chỉ đạo mang tầm chiến lược.

Những nội dung, vấn đề mà nhà báo cần nắm khi tham dự hội nghị

- Nắm được ban tổ chức, nắm chương trình nghị sự các đại biểu đến tham dự và diễn biến có liên quan

- Chủ động tìm kiếm, sưu tập các loại văn bản, báo cáo… - Chủ động gặp gỡ, trao đổi, khai thác thông tin từ các dữ liệu.

- Biết cách gây ảnh hưởng, tranh thủ sự giúp đỡ của của lãnh đạo các ngành, các cấp, các đại biểu đối với cơ quan báo.

- Tích cực ghi chép

- Có kế hoạch xử lý thông tin, chủ động hoạt động nghiệp vụ nhằm khai thác triệt để thông tin.

-Nắm những hoạt động ngoài hội nghị, bên lề hội nghị.

Phóng viên họp báo

- Họp báo là cuộc họp do các nhà lãnh đạo chính trị, hoạt động xã hội tổ chức trước đông đảo các nhà báo nhằm công khai, công bố quan điểm, lập trường thái độ của mình về một vấn đề nào đó.

+ Về phía các nhà lãnh đạo, có thể thông qua đó để tranh thủ thêm ý kiến của giới báo chí, hoặc thông qua báo chí để làm rõ hơn các quan điểm của mình. Ngoài ra còn có mục đích sử dụng báo chí để sử dụng báo chí để phổ cập quan điểm của mình.

+ Đối với nhà báo: hiểu rõ hơn, đầy đủ hơn những quan điểm, những ý kiến của các nhà lãnh đạo. Nắm bắt những quan điểm, chủ trương, phục vụ công tác tuyên truyền.

PHẦN CHUYÊN NGÀNH

Câu 2. Đặc điểm, quy trình và phương thức làm tin A. Đặc điểm:

a. Tin là gì?

Tin là một thể loại thông dụng nhất trong báo chí. Nó phản ánh nhanh những sự kiện thời sự có ý nghĩa trong đời sống xã hội với ngôn ngữ cô đọng, trực tiếp và dễ hiểu.

b.Đặc điểm hình thức của tin

Để thoả mãn yêu cầu cung cấp những thông điệp nhanh nhất, mới nhất về các sự kiện thời sự cấp bách, đặc điểm chung về hình thức của tác phẩm tin báo chí là đơn giản, cụ thể, dễ hiểu và ngắn gọn.

Kết cấu của tác phẩm tin báo chí mang tính chất thực dụng, phù

hợp với yêu cầu, mục đích là cung cấp cho người đọc những thông tin mới nhất, nhanh nhất về các sự kiện thời sự cấp bách. Quan hệ giữa các câu, các đoạn trong tin thường bị chi phối bởi mức độ tầm quan trọng của chi tiết. Logic vận động giữa các chi tiết không nhất thiết chi phối tự sắp xếp giữa chúng với nhau như kiểu “nhân-quả”, “tam đoạn luân”.

Ngôn ngữ trong các tác phẩm tin là ngôn ngữ sự kiện đặc trưng.

Các từ và đơn vị mệnh đề, câu đều tập trung cố gắng để phán đoán trực tiếp về sự kiện, chỉ ra quy mô, tính chất, ý nghĩa của sự kiện. Trong tin, người

ta ít sử dụng các mỹ từ, hình dung từ, cũng như kiểu câu phức hợp có kết cấu nhiều từ.

Tin vắn: Là một tin rất ngắn, cấu tạo bằng một vài câu trong đó phản ánh những thông điệp cô đọng nhất của sự kiện thời sự.

- Mục đích của tin vắn là chuyển tải những thông điệp ngắn gọn, cô đọng về một số chi tiết, bình diện quan trọng nhất, có ý nghĩa nhất của sự kiện thời sự.

- Kết cấu tin vắn đơn giản, thường chỉ gồm một vài câu văn. Một tin vắn có thể là một đoạn hoặc hai đoạn có liên kết lỏng lẻo.

- Tin vắn có thể có hoặc không có đầu đề (tuỳ mục đích sử dụng hoặc việc bố trí sắp xếp trên trang báo)

Tin ngắn: Là một thể tin có các thành phần kết cấu tương đối đầy đủ trong đó chủ yếu phản ánh những thông điệp đặc trưng về nội dung, hình thức của bản thân sự kiện thời sự.

- Nội dung của tin ngắn là những thông điệp quan trọng về quy mô, tính chất, nguyên nhân và ý nghĩa của sự kiện thời sự. Tin ngắn nhằm mục đích giúp công chúng có những hình dung tương đối đầy đủ về diện mạo của sự kiện thời sự.

- Trong tin ngắn không có sự phán đoán về các mối quan hệ phức tạp hay ý nghĩa hậu quả của sự kiện. Những chi tiết, hình ảnh mang tính chất “bình” trong tin ngắn không phổ biến,

- Kết cấu đầy đủ từ đầu đề, đến các thành phần cụ thể.

- Tin ngắn cũng có thể được dùng để thông tin về một sự kiện không thuộc dòng thời sự chủ lưu, để đáp ứng nhu cầu của công chúng là nhận biết về sự kiện đó. Tin ngắn được viết với kết cấu chặt chẽ, khối lượng chữ bị không chế, tiết kiệm.

Tin sâu: Tin có chiều sâu, là một thể tin có dung lượng lớn (so với tin ngắn và tin vắn), phản ánh trình độ nhận thức sâu về sự kiện thời sự. Nói cách khác, tin sâu không chỉ phản ánh diện mạo của sự kiện mà nó còn khám phá các bình diện khác nhau, phân tích đánh giá tính chất, đặc điểm, nhận định về xu thế vận động, ý nghĩa và hậu quả của sự kiện đối với xã hội.

- Nội dung của tin sâu phản ánh các bình diện, quan hệ của sự kiện một cách phong phú, phát hiện và lý giải những tầng sâu nội dung, các mặt khuất lấp của sự kiên, phán đoán những khả năng, khuynh hướng vận động của sự kiện.

- Tin sâu giải đáp hầu hết các câu hỏi: ai, ở đâu, khi nào, bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào, tác động đến cái gì, kết quả, hậu quả ra sao, sẽ đi tới đâu.

- Ngôn ngữ trong tin sâu vẫn là ngôn ngữ sự kiện đặc trưng với tính chất khách quan trực tiếp, câu văn ngắn gọn, chặt chẽ.

- Cho dù được hình thành dưới mô thức gì thì kết cấu tin sâu vẫn là đầy đủ nhất, hoàn chỉnh nhất.

Tin tường thuật: Là thể tin thuật lại sự kiện theo quá trình diễn biến của

nó.

Một phần của tài liệu ôn thi CƠ SỞ LÝ LUẬN BÁO CHÍ (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w