L ịch sử nghiên cứ u
2.3.6 Giải hệ phương trình vi phân mô tả cụm cầu xe
Từ các hệ phương trình vi phân (2.10; 2.11; 2.12; 2.13) ta xây dựng được cấu trúc simulink để giải các hệ phương trình vi phân với các giàng buộc động lực học là: tổng mô men trên hai bán trục bằng mô men trên vỏ vi sai
M3 + M4 = M0 M3 = ( 0 ms) 1 M M 2 − (2.14) M4 = ( 0 ms) 1 M M 2 +
Mô men ma sát Mms = 0 Tải trọng phân bốđều lên các bánh xe. Do vậy cầu chủ động được coi là đối xứng.
Giả sử mô men động cơđưa vào có quy luật Mđc = 40.(1 - e-0.8t). Mô phỏng hệ thống trong thời gian 12 giây, kết quả thu được như sau:
Hình 2.33 Mô men của động cơđưa vào cầu xe
Hình 2.35 Mô men trên trục bánh răng vành chậu cầu xe
Hình 2.37 Mô men trên bán trục trái cầu xe
Hình 2.38 Vận tốc góc bán trục trái cầu xe
Hình 2.39 Vận tốc góc bán trục phải cầu xe
Nhận xét:
Trong trường hợp vi sai chưa hoạt động, mô men truyền đến hai bán trục có giá trị bằng nhau và bằng 1/2 giá trị mô men trên bánh răng vành chậu. Mô men xoắn trên các bánh răng của cầu chủ động tuân theo quy luật của bộ truyền bánh răng.
Vận tốc góc của các bánh răng được phân bố theo tỷ số truyền, vận tốc góc càng giảm khi tỷ số truyền càng tăng.
Như vậy, với mô hình cầu xe đã được xây dựng là đúng với nghiên cứu lý thuyết cũng như thực tế.
Tần số dao động của mô men ở bán trục giảm dần do bán trục ở xa nguồn dao động. Kết quả như vậy phản ảnh đúng quy luật biến thiên mô men trên các khâu đàn hồi. Các khâu gần phần chủ động, độ đàn hồi quy dẫn nhỏ hơn so với các khâu xa phần chủ động. Bán trục ở xa do ảnh hưởng của các khâu đàn hồi trước đó nên tần số dao động của nó thấp hơn.
CHƯƠNG III: XÂY DỰNG MÔ HÌNH MÔ PHỎNG TOÀN BỘ HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC
3.1 Đặt vấn đề
Trên cơ sở xây dựng mô hình các cụm chi tiết của hệ thống truyền lực. Sử dụng các phương trình vi phân mô tả dao động xoắn của hệ thống truyền lực.
Trong hệ thống truyền lực gồm các cụm chi tiết được lắp ghép với nhau, việc nghiên cứu hoạt động của cả hệ thống khi chúng đồng thời hoạt động để tìm ra các yếu tốảnh hưởng đến sự làm việc của hệ thống, nhằm tối ưu hoá quá trình thiết kế, cải tiến và nâng cao chất lượng làm việc của hệ thống cũng như hoàn thiện chất lượng sản phẩm ôtô.