Giải hệ phương trình vi phân mô tả ly hợp

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình dao động xoắn hệ thống truyền lực ô tô tải loại trung bình (Trang 39 - 45)

L ịch sử nghiên cứ u

2.1.4Giải hệ phương trình vi phân mô tả ly hợp

Sử dụng Mathlab simulink để giải hệ phương trình vi phân (2.6) với các điều kiện của (2.7) và điều kiện đầu vào là Mdc, Moto như quy luật trên ta có:

Thời gian mô phỏng hệ thống trong 6 giây với các kết quả thu được như sau:

Hình 2.9 Mô men Mđc từđộng cơđưa vào ly hợp

Hình 2.11 Mô men M2 trục bịđộng ly hợp

Hình 2.13 Góc quay phần bịđộng ly hợp

Hình 2.14 Vận tốc góc phần chủđộng ly hợp

Vận tốc góc của phần chủ động của ly hợp khi người điều khiển đóng ly hợp, vận tốc giảm đi do tải trọng của ôtô. Mô men của ly hợp tiếp tục tăng (tăng từ 0 đến Mcmax) do người điều khiển nhả dần bàn đạp ly hợp. Khi mô men của ly hợp thắng

mô men cản của ôtô. Ôtô bắt đầu chuyển động vận tốc góc của phần chủđộng tăng dần đến giá trịổn định.

Hình 2.15 Vận tốc góc phần bịđộng ly hợp

Vận tốc góc của trục bịđộng tăng từ 0 (rad/s) ôtô bắt đầu tăng tốc độ, đến khi ly hợp đóng hoàn toàn vận tốc góc của trục bịđộng tăng theo quy luật của phần chủ động của ly hợp.

Hình 2.16 Vận tốc góc phầnchủđộng và bịđộng ly hợp

Nhận xét:

Qua kết quả mô phỏng hoạt động của ly hợp ta thấy rằng: khi người điều khiển bắt đầu đóng ly hợp

- Khi người điều khiển bắt đầu đóng ly hợp xuất hiện các xung mô men trong các phần tử tham của ly hợp. Các xung mô men rất lớn, giá trị các xung này phụ thuộc nhiều vào tốc độ đóng ly hợp sau đó các xung giảm dần và dao động quanh giá trịổn định.

- Vận tốc góc của phần chủđộng giảm dần, vận tốc góc phần bịđộng tăng dần từ 0, đến khi mô men ma sát thắng mô men cản của ôtô, ôtô bắt đầu chuyển động. Khi ly hợp đóng hoàn toàn, vận tốc góc của phần chủ động và bịđộng dần tăng lên, sau đó đạt đến giá trịổn định. Điều này mô tảđúng hoạt động của cụm ly hợp trong thực tế.

- Tại thời điểm đóng ly hợp ϕ ψ&≠ & vận tốc góc giữa phần chủđộng và bịđộng khác nhau xảy ra hiện tượng trượt. Khi tốc góc giữa phần chủđộng và bịđộng bằng nhau ϕ ψ&= & ôtô bắt đầu tăng tốc và sau đó chuyển động với vận tốc ổn định.

Hình 2.17 Đồ thị vận tốc góc phần chủđộng và bịđộng LH khi đóng ly hợp

Trong sử dụng, người điều khiển bắt đầu đóng ly hợp, đồng thời với quá trình đóng ly hợp, người điều khiển phải tiếp thêm ga để tăng momen cho phần chủđộng của ly hợp có vận tốc góc tăng lên để khắc phục dần sức cản ban đầu của ôtô.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình dao động xoắn hệ thống truyền lực ô tô tải loại trung bình (Trang 39 - 45)