Kỹ thuật tư duy 5W1H

Một phần của tài liệu Thiết lập và sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học chương sinh trưởng và phát triển (sinh học 11 nâng cao) (Trang 50 - 52)

2. Quy trình thiết lập Sơ đồ tư duy cho dạy học

2.3.Kỹ thuật tư duy 5W1H

SĐTD là một công cụ tư duy do đó không thể thiết lập SĐTD một cách máy móc. Muốn thiết lập SĐTD cần phải có một tư duy tổng hợp khái quát hóa cao độ.

Điều này đòi hỏi một quá trình rèn luyện lâu dài của cả người dạy lẫn người học. Trong mục này tôi sẽ giới thiệu một kỹ thuật Tư duy hỗ trợ cho việc lập SĐTD một cách dễ dàng thuận tiện hơn. Đó là kỹ thuật tư duy 5W1H.

5W1H là viết tắt của các từ hỏi trong tiếng Anh gồm What, Where, When, Why, Who và How. Khi cần phải phân tích một vấn đề nói chung và một khái niệm nói riêng ta cần phải đặt cho mình các câu hỏi:

- WHAT? (Cái gì?) Vật này / hiện tượng này / quá trình này là cái gì? Đối với dạng câu hỏi này cần hiểu rộng hơn nghĩa “cái gì” mà cần hiểu theo nghĩa tìm dấu hiệu bản chất, tìm đặc điểm nổi trội, thuộc tính cơ bản của khái niệm.

- WHERE? (Ở đâu?) Trả lời câu hỏi Where không những cho biết vị trí của sự vật trong không gian, vị trí nơi xảy ra hiện tượng mà còn cho thấy được vị trí của một khái niệm trong SĐTD Khái niệm này nên đặt ở đâu? (Where)

- WHEN? (Khi nào?) Câu trả lời của câu hỏi When cho biết thời gian đồng thời cũng cho biết nguyên nhân của một sự kiện, quá trình. Khi nào sự kiện này diễn ra? Khi nào quá trình này diễn ra?

- WHY? (Tại sao?) Câu hỏi Why thường khó trả lời và kích thích tư duy cao

độ thông qua việc đưa ra hàng loạt giả thiết. Câu hỏi này cũng được dùng

để ghi nhớ sơ bộ khái niệm thông qua tên gọi: Tại sao người ta lại gọi khái niệm này bằng tên này?

- WHO? (Ai?) Ít sử dụng nên không quan trọng lắm. THường Who được sử

dụng trong kiến thức Quá trình để tìm hiểu nguyên nhân, kết quả của một quá trình.

- HOW? How có rất nhiều cách diễn đạt. Bao nhiêu? Bao lâu? Bằng cách nào? Như thế nào? Gồm những thành phần nào? Câu hỏi How thường dùng để tìm hiểu thành phần cấu trúc của một vấn đề.

Trong thực tế tác giả Hoàng Đức Huy (2009) đã áp dụng rất thành công kỹ

thuật tư duy 5W1H để hướng dẫn HS thiết lập SĐTD.

2.4. Các quy ước riêng cho Sơ đồ tư duy mẫu

SĐTD nhằm khuyến khích tối đa sự sáng tạo của người vẽ nên thường không có một nguyên tắc, một “mẫu” nào là chung nhất cho tất cả mọi người. Tuy nhiên,

để thuận tiện cho HS trong việc thiết lập cũng như sử dụng SĐTD GV cần đưa ra một số quy ước cụ thể đối với HS Có một quy tắc chung giúp cho không chỉ bản thân HS mà người khác cũng có thể hiểu SĐTD một cách dễ dàng. Điều này cũng rất quan trọng khi GV muốn sử dụng SĐTD đển đánh giá HS.

Cụ thể các quy ước được đưa ra gồm:

Thứ nhất, về ký hiệu: ký hiệu nhằm giảm bớt tối đa các từ ngữ. Tôi đề nghị

các ký hiệu (bao gồm cả từ viết tắt) như trong Phụ lục 1. Trên thực tế các ký hiệu này đã được HS sử dụng khá rộng rãi nên có thể triển khai đến HS khá nhanh chóng. Bên cạnh đó các ký hiệu, từ ngữ không thông dụng hoặc được sáng tạo thêm trong quá trình thiết lập SĐTD cần phải được ghi lại trong “Bảng ký hiệu viết tắt” đặt ở một góc của SĐTD

Thứ hai, về hình thức: tôi đề nghị một quy ước về bố cục của SĐTD trên máy vi tính gồm 5 vấn đề như sau:

- Định dạng chung: font Time New Roman, size 13, paragraph 0, In thường. Viết vào Insert/Textbox để dễ di chuyển

- Khái niệm chính viết ở góc trên – trái của tờ giấy, bold, in hoa, size 16 →

20, khung đen chữ trắng.

- Viết lần lượt các khái niệm phụ bậc I (bold, in hoa, khung trắng chữ đen), khái niệm phụ bậc II (bold), khái niệm phụ bậc III (size 11, underline). Không được thêm khái niệm phụ bậc IV. (Trong trường hợp đến khái niệm phụ bậc III và cảm thấy vẫn có thể phát triển thì nên tách cả vấn đề đó thành một SĐTD riêng)

- Viết lần lượt các ghi chú (size 7). Trước mặt ghi chú phải có dấu + ; màu xám (nhạt hơn màu chữ bình thường).

- Vẽ lần lượt các đường dẫn Insert/Shapes (độ dầy giảm dần từ 3pt, 1,5pt, 0,25ppt). Đường dẫn giữa khái niệm và khái niệm liên quan nét đứt.

- Thêm tên bài, tên sơđồ, bảng Ký hiệu viết tắt (nếu có). Tên sơđồ viết theo cú pháp SĐ.Cx.yy với x là số của chương và yy là số của sơđồ. VD: sơđồ mẫu trên ở bài 37 có ký hiệu: SĐ.C3.05 tức sơđồ này là sơđồ thứ 5 được sử dụng trong chương III.

Các quy ước này có thể thông báo với HS để HS dễ dàng hơn trong sử dụng SĐTD mà cụ thểởđây là các Sơđồ khuyết. Bên cạnh đó, vì SĐTD là một công cụ

tư duy sáng tạo nên cần khuyến khích HS sáng tạo miễn hợp lý. Các quy ước chỉ là gợi ý chứ không phải bắt buộc.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thiết lập và sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học chương sinh trưởng và phát triển (sinh học 11 nâng cao) (Trang 50 - 52)