Thiết lập dàn ý

Một phần của tài liệu Thiết lập và sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học chương sinh trưởng và phát triển (sinh học 11 nâng cao) (Trang 44 - 46)

2. Quy trình thiết lập Sơ đồ tư duy cho dạy học

2.1.Thiết lập dàn ý

Lập dàn ý được xem như một bước “bản lề” trước khi thiết lập SĐTD. Đây là một bước tôi đề nghị dành cho những người mới bắt đầu làm quen với SĐTD. Lập dàn ý nhằm 2 mục tiêu:

- Tìm hiểu nội dung trọng tâm và khái niệm chính của bài học.

- Đánh giá sơ lược mối liên hệ giữa các nội dung từđó có định hướng về bố

cục của SĐTD.

BÀI 37. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN ỞĐỘNG VẬT

I. KHÁI NIỆM VỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN

1. Khái niệm về sinh trưởng

- Sự sinh trưởng là sự gia tăng kích thước cũng như khối lượng cơ thểđộng vật. - Tốc độ sinh trưởng của các mô, cơ quan khác nhau trong cơ thể diễn ra không giống

nhau.

2. Khái niệm về phát triển

- Sự phát triển của động vật bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau: sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái cơ quan.

3. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển

- Sự sinh trưởng và phát triển có mối liên quan mật thiết với nhau, đan xen lẫn nhau và luôn liên quan đến môi trường sống.

- Sự sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển.

- Tốc độ sinh trưởng cũng diễn ra không đồng đều ở các giai đoạn phát triển khác nhau.

a) Giai đoạn phôi

- Giai đoạn phôi gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau: giai đoạn phân cắt trứng, giai đoạn phôi nang, giai đoạn phôi vị, giai đoạn mầm cơ quan.

b) Giai đoạn hậu phôi

- Giai đoạn hậu phôi gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau.

- Tùy theo sự khác biệt trong biến đổi con non thành con trưởng thành mà người ta phân biệt: phát triển không qua biến thái, phát triển qua biến thái.

II. PHÁT TRIỂN KHÔNG QUA BIẾN THÁI

- Phát triển không qua biến thái có ởđa sốĐVCXS. - Con non đã có cấu tạo giống con trưởng thành. III. PHÁT TRIỂN QUA BIẾN THÁI

1. Phát triển qua biến thái hoàn toàn

- Sự phát triển của ếch từấu trùng (nòng nọc) thành ếch.

- Biến đổi ở mức độ phân tử, tế bào, mô và cơ quan, quan trọng nhất là tác động của hoocmôn tuyến giáp.

- Sự phát triển qua biến thái mang tính thích nghi để duy trì sự tồn tại của loài đối với các điều kiện khác nhau của môi trường sống.

2. Phát triển qua biến thái không hoàn toàn

- Giai đoạn ấu trùng đã giống con trưởng thành nhưng để trở thành cơ thể trưởng thành chúng phải trải qua nhiều lần lột xác.

Để thiết lập được dàn ý trên đây tôi lần lượt tiến hành các bước: - Bước 1:Đọc lướt qua tài liệu (SGK SH11-NC) trong vòng 2 phút. - Bước 2: Dựa vào các đề mục lớn để lập ra một dàn ý trong vòng 1 phút. - Bước 3: Tìm ý chính trong các đoạn văn và chú ý đến các từ khóa (gạch

dưới) trong vòng 10 phút.

- Bước 4: Tham khảo phần Ghi nhớđể nằm vững các ý trọng tâm của bài. - Bước 5: Tham khảo Sách Giáo viên đểđối chiếu và hoàn thiện dàn ý. Như đã nói bước này đối với những người đã thông thạo và có tư duy tổng hợp phân tích tốt có thể thông qua. Tuy nhiên để tránh sai sót trong quá trình soạn giảng tôi vẫn kuyến khích nên lập dàn ý trước. Thậm chí sau khi lập dàn ý có thể (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lập thêm một Sơđồ khái niệm đểđịnh hướng cụ thể mối liên hệ giữa các khái niệm và cách phân bố chúng trong không gian cho hợp lý.

Một phần của tài liệu Thiết lập và sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học chương sinh trưởng và phát triển (sinh học 11 nâng cao) (Trang 44 - 46)