Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore (The Singapore International

Một phần của tài liệu Luận văn " GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ GIỮA CÁC THƯƠNG NHÂN BẰNG TRỌNG TÀI VÀ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM " pdf (Trang 47 - 84)

International Arbitration Centre-SIAC)

Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore là tổ chức trọng tài phi chính phủ

thành lập năm 1990 và bắt đầu đi vào hoạt động ngày 1/7/1991.

SAIC có chức năng là cung cấp những điều kiện thuận lợi cho việc giải

quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế và trong nước bằng trọng tài, khuyến khích giải quyết tranh chấp thương mại bằng các phương pháp ngoài

tòa án, tạo môi trường phát triển cho các trọng tài theo luật và thực tiễn hoạt

động trọng tài quốc tế

Qui tắc tố tụng của SIAC được xây dựng dựa trên cơ sở Luật mẫu

UNCITRAL và qui tắc tố tụng của Tòa án trọng tài quốc tế Luân Đôn. Các

giấy tờ của quá trình trọng tài và qui định thời gian cho ủy ban trọng tài ra

phán quyết.

SIAC có cơ cấu tổ chức gồm: Chủ tịch trung tâm, Chánh văn phòng trung tâm và các trọng tài viên.

Các tranh chấp thuộc thẩm quyền của SIAC là các tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, bảo

hiểm, ngân hàng, đầu tư, thanh toán quốc tế,…

SIAC có hai danh sách trọng tài viên: Danh sách trọng tài viên khu vực

và danh sách trọng tài viên quốc tế. Cả hai danh sách trọng tài này đều có

chức năng như nhau. Danh sách trọng tài khu vực gồm những trọng tài trong khu vực ASEAN và danh sách trọng tài quốc tế bao gồm những trọng tài

viên ngoài khu vực này. Uỷ ban trọng tài có thể có một hoặc ba trọng tài viên

được chọn ra từ danh sách trọng tài. Các trọng tài viên sẽ được Chủ tịch

trung tâm chỉ định nếu như các bên không lựa chọn được. Các trọng tài viên

sẽ tiến hành quá trình xét xử một cách độc lập, vô tư. Bất cứ dấu hiệu nghi

vấn nào về tính trung thực cũng như sự thiên vị đều dẫn tới việc bị khước từ.

Bên nào có yêu cầu khước từ trọng tài viên phải gửi thông báo trong vòng 14

ngày sau khi việc bổ nhiệm trọng tài viên được thông báo cho bên kia. Nếu

bên kia không chấp nhận khước từ và trọng tài viên bị khước từ không rút lui

thì quyết định đối với khước từ đó sẽ do SIAC quyết định. Nếu trong quá

trình trọng tài có trọng tài viên nào bị chết, về hưu hoặc có hành vi sai trái thì trọng tài viên đó sẽ bị thay thế bởi một trọng tài viên khác.

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo là uỷ ban trọng tài

đã được thành lập, bên nguyên sẽ phải gửi cho bên bị bản thông báo về vụ

kiện một cách chi tiết và những căn cứ của vụ kiện đó. Trong vòng 30

ngày kể từ khi nhận được thông báo của bên nguyên thì bên bị sẽ gửi cho (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sung cho các bản thông báo trên và quy định thời hạn cho các loại văn

bản này. Thời hạn này không quá 45 ngày. Địa điểm tiến hành trọng tài sẽ

do các bên chọn. Nếu các bên không chọn được thì sẽ tiến hành trọng tài

ở Singapore, trừ phi uỷ ban trọng tài, căn cứ vào trường hợp cụ thể, sẽ quy định địa điểm cho hợp lý. Uỷ ban trọng tài sẽ ra quyết định bổ sung

trong vòng 45 ngày.

Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore trong những năm qua đã hoạt động

rất hiệu quả và đã được biết đến nhiều ở trong nước cũng như quốc tế. Và

Trung tâm cố gắng nâng cao chất lượng hoạt động của mình để ngày càng

thu hút các thương nhân trong tranh chấp đến với mình.

Nhận xét: Nói tóm lại khi điểm qua cơ cấu tổ chức và hoạt động của một

số tổ chức trọng tài trên thế giới, ta thấy rằng, mỗi nước khác nhau có

những đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật… khác nhau nhưng

đã xây dựng một chế định trọng tài tương đối hoà đồng. Có thể nói, các

văn bản pháp luật của các quốc gia điều chỉnh về hoạt động của trọng tài

là tương đối gần với những qui định trong luật mẫu UNCITRAL. Việc

xích lại gần các luật mẫu và quy tắc mẫu đó chính là xu hướng phát triển,

hoàn thiện trong pháp luật của các nước về trọng tài thương mại quốc tế,

tạo điều kiện thuận lợi cho các nước dễ dàng tiến hành thu tục tố tụng

trọng tài, tiến hành công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài một cách dễ dàng.

CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG

TRỌNG TÀI Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CÓ LIÊN QUAN

3.1. Qui định hiện hành về trọng tài ở Việt Nam

3.1.1. Các văn bản pháp luật đề cập tới việc giải quyết tranh chấp thương

mại bằng trọng tài đang được áp dụng ở Việt Nam hiện nay.

Từ năm 1993 đến nay chúng ta đã có Trung tâm trọng tài quốc tế Việt

Nam và các trung tâm trọng tài thành lập theo Nghị định 116-CP để giải

quyết tranh chấp ngày càng gia tăng giữa các thương nhân của Việt Nam và các thương nhân nước ngoài. Tuy nhiên các quy định hiện hành về

trọng tài ở Việt Nam nói chung và trọng tài quốc tế nói riêng còn nằm rải

rác ở một số văn bản pháp luật riêng rẽ vì cho tới nay Pháp lệnh trọng tài

*/ Qui định trong luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhằm thu hút hơn nữa đầu tư nước ngoài, Nhà nước đã tạo một môi trường pháp lý ngày càng mở rộng và thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài nói riêng và môi trường cho các hoạt động thương mại nói chung.

Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua những lần sửa đổi và bổ sung Luật đầu

tư nước ngoài tại Việt Nam. Trong khi ở Việt Nam còn thiếu luật trọng tài

thì Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 đã có qui định về trọng

tài tại điều 24 như sau: “Các tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng hợp

tác kinh doanh hoặc giữa các bên liên doanh cũng như các tranh chấp giữa

các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp

tác kinh doanh với các doanh nghiệp Việt Nam trước hết phải được giải

quyết thông qua thương lượng hoà giải.

Trong trường hợp các bên không hoà giải được thì vụ tranh chấp được đưa ra giải quyết tại tổ chức trọng tài hoặc toà án Việt Nam theo luật Việt

Nam.

Đối với tranh chấp giữa các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh hoặc

hợp đồng hợp tác kinh doanh, các bên có thể thoả thuận trong hợp đồng việc

lựa chọn một tổ chức trọng tài khác để giải quyết tranh chấp.

Các tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hợp đồng xây dựng- kinh doanh-

chuyển giao, hợp đồng xây dựng- chuyển giao- kinh doanh, hợp đồng xây

dựng- chuyển giao được giải quyết theo phương thức do các bên thoả thuận

ghi trong hợp đồng.”

Như vậy là Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 đã ghi nhận

quyền quyết định tối cao của các bên trong việc giải quyết tranh chấp theo đúng như thông lệ quốc tế. Tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng BOT,

BTO, BT sẽ do các bên tự do lựa chọn cách giải quyết khi ký kết hợp đồng,

thậm chí ta còn có thể hiểu là các bên được toàn quyền lựa chọn cả luật hình thức lẫn luật nội dung. Tranh chấp trong các công ty liên doanh và giữa các

bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể do một tổ chức trọng tài khác

không phải là trọng tài Việt Nam giải quyết. Như vậy là các bên có thể lựa

chọn trọng tài nước ngoài để giải quyết tranh chấp của mình, thậm chí cả

trọng tài Ad-hoc. Tuy không quy định một cách cụ thể về những cách hiểu đươc diễn giải ở trên nhưng việc công nhận quyền tự do lựa chọn hình thức

và cách thức giải quyết tranh chấp giữa các bên như vậy là một điêù đáng ghi

nhận trong cách xây dựng luật của chúng ta.

*/ Quy định về trọng tài trong một số bộ luật và hiệp định khác

Ngoài quy định trong Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 về (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giải quyết tranh chấp liên quan đến các bên đương sự Việt Nam và nước

ngoài, chúng ta còn có các quy định lẻ tẻ ở một số văn bản khác về giải

quyết các tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài.

Trước hết đó là quy định về trọng tài trong luật thương mại ban hành

ngày 10/5/1997. Điều 23 của luật này có đề cập đến hình thức giải quyết

tranh chấp như sau:

- Tranh chấp thương mại trước hết phải được giải quyết thông qua

thương lượng giữa các bên.

- Các bên có thể thoả thuận chọn một cơ quan, tổ chức cá nhân làm trung gian hoà giải.

- Trong trường hợp thương lượng hoặc hoà giải không đạt kết quả thì

tranh chấp thương mại được giải quyết tại trọng tài hoặc toà án. Thủ tục giải

quyết tranh chấp thương mại tại trọng tài, toà án được tiến hành theo các thủ

tục tố tụng của trọng tài hoặc toà án mà các bên lựa chọn.

Trong vận tải, điều 109 Luật hàng không dân dụng Việt Nam cũng qui định rằng tranh chấp trong hoạt động hàng không dân dụng có thể được giải

quyết bằng thương lượng hoà giải hoăc đưa ra giải quyết trước trọng tài hoặc

ra, theo điều 241, 242 Luật hàng hải Việt Nam cũng quy định, các bên liên quan có thể giải quyết tranh chấp hàng hải bằng thương lượng, hoặc thoả

thuận đưa tranh chấp ra trước trọng tài hoặc khởi kiện trước toà án. Nếu hợp

đồng hàng hải có ít nhất một bên là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài, thì các

bên tham gia hợp đồng nước ngoài có thể thoả thuận đưa tranh chấp ra giải

quyết trước trọng tài hoặc toà án nước ngoài.

Những quy định như trên tạo cơ hội cho các bên tranh chấp có quyền lựa

chọn trọng tài. Nếu là tổ chức trọng tài Việt Nam thì đó là trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam hoặc các trung tâm trọng tài kinh tế theo nghị định 116- CP. Nếu là tổ chức trọng tài nước ngoài thì đó có thể là tổ chức trọng tài của

một nước thứ ba, một tổ chức trọng tài quốc tế hoặc một tổ chức trọng tài

Ad-hoc do các bên thành lập.

Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ được ký kết tháng 7/2000 và đã

đựoc quốc hội hai nước phê chuẩn sau đó một năm. Kể từ đó trở đi kim

ngạch ngoại thương giữa hai nứoc tăng vọt, nhất là xuất khẩu Việt Nam sang

Hoa Kỳ đã tăng nhanh một cách ngoạn mục. Trong điều 7 chương 1 Hiệp

định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ có quy định về trọng tài như sau:

“2. Các bên khuyến khích sử dụng trọng tài để giải quyết các tranh chấp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phát sinh từ các giao dịch thương mại được ký kết giữa các công dân và các

công ty của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các công dân và công ty

của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài như

vậy có thể được quy định bằng các thoả thuận trong các hợp đồng giữa các công dân và công ty đó hoặc bằng văn bản thoả thuận riêng rẽ giữa họ.

3. Các bên trong các giao dịch này có thể qui định việc giải quyết tranh

chấp bằng trọng tài theo bất kỳ quy tắc trọng tài nào đã được quốc tế công

nhận, kể cả các quy tắc của UNCITRAL ngày 15/3/1976 và mọi sửa đổi của

định theo những qui tắc nói trên tại một nước không phải là Cộng hoà xã hội

chủ nghĩa Việt nam hoặc Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

4. Các bên tranh chấp trừ trường hợp có thoả thuận khác, cần cụ thể hoá

địa điểm trọng tài tại một nước không phải là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

Việt Nam hoặc Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và nước đó là thành viên của Công ước New york ngày 10/5/1958 về công nhận và thi hành các quyết định trọng tài nước ngoài.

5. Không có quy định trong điều này đựoc hiểu là ngăn cản, và các bên

không ngăn cấm các bên tranh chấp thoả thuận về bất cứ hình thức trọng

tài nào khác, hoặc về luật được áp dụng trong giải quyết trọng tài, hoặc

những hình thức giải quyết tranh chấp khác mà các ben cùng mong muốn

và cho là phù hợp nhất cho các nhu cầu cụ thể của mình.

6. Mỗi bên đảm bảo tại lãnh thổ của mình có một cơ ché hiệu quả để công

nhận và thi hành các phán quyết trọng tài.”

Như vậy là bằng việc ký kết và phê chuẩn Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ có qui định về trọng tài giống như chuẩn mực của thông

lệ quốc tế hiện nay, Nhà nước ta chắc chắn sẽ phải sửa đổi luật về trọng tài

trong nước (và hàng loạt các bộ luật khác) sao cho phù hợp với Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ, một bước tiến quan trọng trọng tiến trình hội

nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO.

*/ Pháp lệnh về công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng

tài nước ngoài năm 1995

Ngày 28/07/1995, Việt Nam đã chính thức công bố phê chuẩn Công ước

ngoài và đến ngày 14/9/1995 Việt Nam đã ban hành Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng. Thứ nhất, việc Việt Nam công bố phê chuẩn Công ước

này thể hiện mong muốn của Việt Nam thực sự muốn hoà nhập vào nền kinh

tế thế giới, thực hiện phương châm: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới”. Thứ hai là nhờ tham gia Công ước NewYork 1958, vai

trò uy tín của trọng tài Việt Nam sẽ được nâng cao trên trường quốc tế. Các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phán quyết của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam đưa ra sẽ có hiệu lực

thi hành bắt buộc ở những nước là thành viên của Công ước.

3.1.2. Pháp lệnh trọng tài thương mại ngày 25/2/2003 của Việt Nam

Với việc Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

Việt Nam thông qua Pháp lệnh trọng tài thương mại ngày 25/2/2003 và có hiệu lực thi hành từ 01/07/2003, hầu hết các bất cập, chồng chéo, mâu thuẫn trong các qui định về trọng tài ở nước ta đã được giải quyết một cách khá

triệt để. So với các văn bản trước đây, Pháp lệnh này có những điểm mới (và

đồng thời cũng là những ưu điểm) sau:

*/ Về thẩm quyền xét xử của trọng tài thương mại

Trọng tài được phép xét xử tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương

mại, mà khái niệm thương mại trong pháp lệnh này được hiểu theo nghĩa rất

rộng gần giống với cách hiểu của Luật mẫu UNCITRAL. Đây là một tiến bộ

quan trọng bởi lẽ trong Luật thương mại năm 1997 chúng ta hiểu khái niệm

thương mại theo nghĩa rất hẹp, và như vậy đã hạn chế thẩm quyền xét xử của

trọng tài rất nhiều.

Như vậy là Pháp lệnh trọng tài thương mại đã mở rộng theo hướng phù hợp với pháp luật về trọng taì thương mại của các nước trên thế giới nhằm

tạo cho trọng tài Việt Nam tiến gần đến với tiêu chí về trọng tài phổ biến trên

*/ Về hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Trong các văn bản trước đây ta mới chỉ công nhận hình thức trọng tài Ad- hoc của nước khác (Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000, Pháp

Một phần của tài liệu Luận văn " GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ GIỮA CÁC THƯƠNG NHÂN BẰNG TRỌNG TÀI VÀ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM " pdf (Trang 47 - 84)