Thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài

Một phần của tài liệu Luận văn " GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ GIỮA CÁC THƯƠNG NHÂN BẰNG TRỌNG TÀI VÀ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM " pdf (Trang 30 - 38)

Có thể nói nhu cầu về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước

ngoài xuất phát từ sự giao lưu quốc tế, đặc biệt từ sự phát triển các mối quan

hệ kinh tế quốc tế. Do đó, đối với mỗi nước, việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài được xem là một trong những yếu tố

quan trọng của môi trường đầu tư, kinh doanh, một điều kiện quan trọng

trong hội nhập kinh tế quốc tế

Khi vụ việc được giải quyết tại toà án, toà án sử dụng quyền lực của Nhà

nước mà ở đây là quyền lực tư pháp để xét xử. Kết quả của quá trình xét xử là một bản án hay quyết định. Để cho bản án hoặc quyết định đó được

thực thi trên thực tế, toà án sử dụng nhiều phương pháp khác nhau trong đó quan trọng và hữu hiệu nhất là sử dụng bộ máy cưỡng chế của mình. Khác với toà án, trọng tài thương mại với tính cách là một tổ chức xã hội

- nghề nhiệp đứng ra giúp hai bên giải quyết tranh chấp, trọng tài không có bộ máy cưỡng chế riêng của mình. Do đó, các phán quyết trọng tài rất khó được thực thi trên thực tế. Hơn nữa, về nguyên tắc, quyết định trọng

tài được tuyên ở nước nào thì chỉ có hiệu lực thi hành trên lãnh thổ nước đó, tự chúng không thể có giá trị pháp lý và hiệu lực thi hành trên lãnh thổ nước khác.

Muốn cho quyết định trọng tài có giá trị pháp lý và hiệu lực thi hành ở nước khác thì theo pháp luật và tập quán quốc tế, nó phải được pháp luật

hoặc cơ quan tư pháp có thẩm quyền (thường là toà án) của nước đó công

nhận và quyết định thi hành. Do đó, đã hình thành các chế định công nhận và

thi hành quyết định trọng tài trong công pháp quốc tế.

Các quy định pháp lý về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài

nước ngoài được ghi nhận một mặt trong pháp luật của mỗi nước và mặt khác trong các điều ước quốc tế song phương và đa phương, trong các hiệp định thương mại…như công ước NewYork năm 1958, công ước Châu Âu năm 1961 về trọng tài thương mại.

*/ Công nhận và thi hành phán quyết trọng tài trong các điều ước quốc tế

Việc công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài ở nhiều nước

trên thế giới dựa trên nguyên tắc “có đi có lại”. Các nước ký kết với nhau các

điều ước song phương và đa phương qui định một nước có trách nhiệm phải

công nhận và thi hành quyết định trọng tài của nước còn lại. Tại Việt Nam

trong các hiệp dịnh tương trợ tư pháp với Tiệp Khắc (cũ), với Bungary đã chứa đựng những điều khoản tương ứng về công nhận và thi hành quyết định

của trọng tài.

Tuy nhiên, đáng chú ý nhất trong các điều ước quốc tế là công ước New

Công ước này được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10/8/1958

và có hiệu lực thi hành ngày 7/6/1959.

Công ước NewYork với những nội dung cơ bản sau:

Điều I: Xác định khái niệm “Quyết định của trọng tài nước ngoài” và phạm vi áp dụng công ước. Điều đáng nói trong điều khoản này là đã chỉ rõ

Công ước được áp dụng cho cả quyết định trọng tài vụ việc và quyết định

trọng tài thường trực. Khoản 3 điều này để ngỏ hai vấn đề cho các quốc gia

gia nhập được quyền bảo lưu, đó là: việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại và

việc xác định phạm vi các quan hệ pháp luật thương mại theo pháp luật các nước ký kết.

Điều II và III quy định nghĩa vụ của nước ký kết công nhận, hiệu lực

pháp luật của thoả thuận trọng tài, thẩm quyền của trọng tài đã được các bên

lựa chọn, công nhận giá trị ràng buộc của quyết định trọng tài và thi hành

chúng phù hợp với quy định của pháp luật mỗi nước.

Điều IV quy định thủ tục gửi đơn công nhận và cho thi hành quyết định

của trọng tài nước ngoài.

Điều V quy định 7 trường hợp toà án hoặc cơ quan khác có thẩm quyền

tại mỗi nước có quyền từ chối công nhận và không cho thi hành quyết định

của trọng tài nước ngoài. Các trường hợp này được chia thành hai loại: Các trường hợp do lỗi của trọng tài hoặc do lỗi của các bên ký kết thoả thuận

trọng tài và các trường hợp do có sự tự phán xét của toà án hoặc cơ quan có

thẩm quyền xem xét việc công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài

nước ngoài.

Điều VI quy định việc tạm hoãn thi hành quyết định của trọng tài nước

ngoài.

Mặc dù các diều ước quốc tế về vấn đề này đều quy định rằng các nước

ký kết phải đảm bảo công nhân và thi hành phán quyết của trọng tài thương

mại nước ngoài. Tuy nhiên, một nước vẫn có thể từ chối cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Một bên đương sự vắng mặt tại phiên toà xét xử của trọng tài do sơ suất của trọng tài.

 Trường hợp 2: Phán quyết trọng tài chưa có giá trị chung thẩm xét

theo luật của nước trọng tài.

 Trường hợp 3: Phán quyết trọng tài buộc bên thua kiện phải làm một hành động không được phép làm theo luật của nước công nhận thi hành phán quyết trọng tài.

 Trường hợp 4: Việc thi hành phán quyết trọng tài trái với trật tự công

cộng của nước mà ở đó phán quyết được thi hành.

Trong công ước NewYork cũng quy định những trường hợp từ chối công

nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài. Đó là quy định của điều 5

như sau:

 Thứ nhất, các bên ký kết thoả thuận trọng tài trong chừng mực nào đó không có năng lực hành vi, hoặc là thoả thuận trọng tài không có hiệu lưc

theo luật mà các bên thống nhất lựa chọn, nếu các bên không xác định luật

thì theo luật của nước trong đó phán quyết được đưa ra.

 Thứ hai, khi bên phải thi hành phán quyết không được thông báo một

cách hợp lệ về việc chỉ định trọng tài viên, về việc xét xử của trọng tài, hay

vì một lý do khách quan nào đó mà họ không thể trình bày được ý kiến của

mình.

 Thứ ba, phán quyết của trọng tài đưa ra về một tranh chấp không được quy định hoặc không thuộc diện quy định của hiệp nghị trọng tài hay điều

khoản trọng tài trong hợp đồng, hoặc trong phán quyết có những điều qui định về những vấn đề không thuộc phạm vi của hiệp nghị trọng tài. Nhưng,

nếu có những điều qui định về những vấn đề nằm trong phạm vi của hiệp

nghị trọng tài tách riêng khỏi các điều qui định về những vấn đề không nằm

trong phạm vi của hiệp nghị trọng tài thì những vấn đề quy định trong phạm

 Thứ tư, nếu thành phần ban trọng tài hoặc quá trình tố tụng không phù hợp với thoả thuận của các bên đương sự, còn khi thiếu thoả thuận trọng tài thì thành phần ban trọng tài không phù hợp với luật của nước trọng tài.

Thứ năm, nếu phán quyết của trọng tài chưa có giá trị chung thẩm hoặc đã bị cơ quan có thẩm quyền của nước trọng tài hoặc của nước có luật đem áp dụng huỷ bỏ, hoặc đình chỉ việc thi hành.

Bên thua kiện có nghĩa vụ chứng minh trước cơ quan có thẩm quyền của

nước công nhận và thi hành những tình hình này. Ngoài ra, có thể từ chối

công nhận và thi hành phán quyết cuả trọng tài nước ngoài nếu cơ quan có

thẩm quyền của nước công nhận và thi hành phán quyết đó thấy rằng tranh

chấp chiếu theo luật nước này không phải là đối tượng của việc xét xử bằng

trọng tài hoặc việc công nhận và thi hành phán quyết trái với trật tự công

cộng của nước đó.

*/ Công nhận và thi hành phán quyết trọng tài trong các văn bản luật

quốc gia

Các nước có nền kinh tế thị trường phát triển đều đã có những văn bản

pháp luật cụ thể qui định về vấn đề công nhận và thi hành quyết định trọng

tài. đặc biệt đối với một số nước đã tham gia ký kết công ước NewYork 1958

thì việc phải có một văn bản pháp luật quốc gia để “nội luật hóa”, cụ thể hoá

những nội dung cũng như cam kết của mình trong công ước là một vấn đề tối

cần thiết.

Hoà chung vào thông lệ ấy, ngày 28-5-1995 Chủ tịch nước Cộng hoà xã

hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký quyết định gia nhập công ước NewYork về

công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài. Đồng thời, ngay

sau đó ngày 14-9-1995, Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Pháp lệnh về công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài

Pháp lệnh có lời nói đầu, 24 điều được chia thành 3 chương với nội dung

về cơ bản phù hợp với nội dung của Công ước NewYork 1958. Theo đó,

toà án có thẩm quyền xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt

Nam quyết định của trọng tài nước ngoài là toà án nhân dân tỉnh, thành

phố trực thuộc Trung ương, nơi tổ chức phải thi hành phải có trụ sở

chính, cá nhân phải thi hành cư trú, làm việc, hoặc nơi có tài sản liên quan

đến việc thi hành. Và cũng theo đó toà án Việt Nam xem xét công nhận

và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài theo nguyên tắc:

Thứ nhất, chỉ áp dụng công ước đối với việc công nhận và thi hành tại

Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài được tuyên tại lãnh thổ các

quốc gia là thành viên của Công ước, đối với quyết định của trọng tài được

tuyên tại lãnh thổ của quốc gia chưa ký kết hoặc tham gia Công ước, Công

ước được áp dụng tại Việt Nam trên nguyên tắc có đi có lại.

Thứ hai, chỉ áp dụng Công ước đối với các tranh chấp phát sinh từ các

quan hệ pháp luật thương mại.

Thứ ba, mọi sự giải thích Công ước trước toà án hoặc cơ quan có thẩm

quyền khác của Việt Nam phải tuân theo các quy định của hiến pháp và pháp luật Việt Nam

Như vậy, khi tham gia Công ước NewYork, Nhà nước Việt Nam cam kết

thực hiện những nghĩa vụ sau:

 Công nhận và thi hành quyết định trọng tài được tuyên ở mỗi nước,

bất kể đó là quyết định của trọng tài thường trực hay là trọng tài Ad-hoc.

 Công nhận giá trị pháp lý của thoả thuận trọng tài mà các bên tranh

chấp đã ký kết, thẩm quyền của trọng tài mà các bên đã lựa chọn, nếu pháp

thức trọng tài và trong trường hợp này sẽ từ bỏ quyền xét xử của toà án nước

mình đối với vụ tranh chấp đó.

 Chỉ công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài chứ không xét

xử lại nội dung vụ tranh chấp đã được giải quyết.

 Xây dựng chế định trọng tài quốc tế phù hợp với pháp luật và thông lệ

quốc tế.

Như vậy, có thể thấy toà án đã hỗ trợ công tác trọng tài thông qua việc

công nhận và cho thi hành các quyết định trọng tài. Bằng hoạt động này, toà

án đã “pháp luật hoá” các quyết định của trọng tài và biến nó thành như là

một quyết định của toà án và được đảm bảo thi hành bằng cưỡng chế Nhà

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ TỔ CHỨC TRỌNG

TÀI TRÊN THẾ GIỚI

Hiện nay, cùng với sự mở rộng thương mại quốc tế và sự phát triển không

ngừng của tiến trình toàn cầu hoá kinh tế, nhu cầu giải quyết tranh chấp

giữa các thương nhân cũng vì thế mà tăng nhanh do sự phát sinh ngày

càng nhiều các mâu thuẫn tranh chấp trong làm ăn buôn bán với nhau.

Trong bối cảnh đó, việc giải quyết tranh chấp bằng các tổ chức trọng tài

quốc tế là thực sự cần thiết và được ưa chuộng hơn so với toà án hay trọng tài của một quốc gia riêng biệt.

Các tranh chấp ngày càng khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều so với

trước đây. Thông thường các bên trong tranh chấp có quốc tịch khác

nhau, cùng với sự khác biệt về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, và nhất là

khác nhau về quyền lợi. Do đó, để giải quyết tranh chấp không phải là

điều đơn giản. Các bên mong muốn giải quyết tranh chấp một cách thoả đáng và đảm bảo lợi ích của mình không bị xâm hại. Nếu đưa tranh chấp

ra giải quyết ở một toà án hay tổ chức trọng tài của một bên thì bên kia sẽ không tin tưởng vào tính khách quan của phán quyết, họ nghi ngờ về tính

không trung thực và sợ rằng thông tin có thể bị làm cho sai lệch. Vì vậy,

việc lựa chọn một tổ chức quốc tế làm trung gian giải quyết tranh chấp được coi là một phương án tối ưu nhất. Các tổ chức trọng tài quốc tế ra đời đã đáp ứng được yêu cầu này. Đa số các tổ chức trọng tài quốc tế đều

khi đưa tranh chấp ra xét xử tại các tổ chức này có quyền tự do lựa chọn

trọng tài , địa điểm, ngôn ngữ cũng như luật áp dụng… trong xét xử.

Trong phạm vi của khoá luận này, tôi xin giới thiệu một số tổ chức trọng

tài quốc tế tiêu biểu và các tổ chức trọng tài của một số nước.

Một phần của tài liệu Luận văn " GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ GIỮA CÁC THƯƠNG NHÂN BẰNG TRỌNG TÀI VÀ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM " pdf (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)