Thi hành phán quyết trọng tài trong nước

Một phần của tài liệu Luận văn " GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ GIỮA CÁC THƯƠNG NHÂN BẰNG TRỌNG TÀI VÀ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM " pdf (Trang 29 - 30)

Đặc điểm của tố tụng trọng tài là các bên có quyền tự do thoả thuận thành lập uỷ ban trọng tài nhưng một khi uỷ ban trọng tài đã được thành lập và ra

phán quyết thì phán quyết trọng tài mang tính chung thẩm, không một toà án

hay tổ chức nào khác có quyền xét xử phán quyết trọng tài. Để đảm bảo đặc

trưng trên của tố tụng trọng tài, luật pháp các nước đều qui định nguyên tắc

chung là phán quyết phải được các bên tự nguyện thi hành. Trong trường

hợp một bên không tự nguyện thi hành, bên kia có quyền yêu cầu toà án công nhận và cho thi hành tức là Nhà nước hoá phán quyết trọng tài. Khi nhận được yêu cầu đó, toà án phải công nhận và cho thi hành phán quyết trừ

khi toà nhận thấy rằng phán quyết có những điểm sai sót. Khi phán quyết đã

được công nhận, phán quyết sẽ có hiệu lực như một quyết định của toà án và

có thể được cưỡng chế thi hành bằng lực lượng thi hành án theo qui định của

pháp luật về thi hành án.

Ở các nước việc toà án công nhận và thi hành phán quyết trọng tài trong

nước được qui định rất rõ ràng. Chẳng hạn tại Mỹ, điều 9 luật trọng tài liên

bang Mỹ về công nhận phán quyết trọng tài qui định: “các bên của một thoả

thuận trọng tài có quyền yêu cầu toà án được chỉ định trong thoả thuận trọng

tài hoặc nếu thoả thuận không chỉ định toà án như vậy thì yêu cầu toà án tại

án sẽ phải đưa ra lệnh công nhận phán quyết trọng tài trừ khi phán quyết

trọng tài đó bị huỷ bỏ hay sửa đổi (theo các điều 10,11 luật này). Yêu cầu

công nhận phán quyết trọng tài phải được đưa ra trong thời hạn một năm kể

từ ngày phán quyết được tuyên”

Hay điều 2 Nghị định trọng tài Hồng Kông: “một phán quyết trọng tài khi có lệnh của toà án có thể được thi hành như một bản án của toà án và sẽ có

hiệu lực như một bản án”

Ở hầu hết các nước có truyền thống về trọng tài thương mại phi chính

phủ, đều có những quy định tương tự về công nhận và thi hành phán quyết

trọng tài trong nước. Tuy nhiên, ở Việt Nam mãi cho tới Pháp lệnh trọng tài

thương mại 2003 mới có quy định về vấn đề này, còn trước đây, phán quyết

trọng tài trong nước vẫn chưa được công nhận và thi hành trong bất cứ một văn bản pháp luật nào

Một phần của tài liệu Luận văn " GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ GIỮA CÁC THƯƠNG NHÂN BẰNG TRỌNG TÀI VÀ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM " pdf (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)