Trên nguyên tắc, một khi trọng tài đã đưa ra phán quyết thì phán quyết đó là
chung thẩm, không thể kháng cáo trước bất kỳ một Toà án hay tổ chức nào
khác. Do đó, phán quyết trọng tài phải được thi hành một cách tự nguyện
trong một thời hạn nhất định. Trên thực tế, sẽ có thể xảy ra các trường hợp
sau:
Trường hợp 1: Cả hai bên đều tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài.
Có thể vì họ thấy thoả mãn với phán quyết hay do họ muốn duy trì quan hệ
làm ăn lâu dài hoặc đơn giản vì họ thấy rằng việc phản đối phán quyết là phi thực tế hay quá tốn kém về thời gian cũng như chi phí. Nhưng dù sao thì
phán quyết trọng tài cũng sẽ được thi hành mà không cần có sự can thiệp của
pháp luật. Trong trường hợp này phán quyết trọng tài được thi hành tự
nguyện.
Trường hợp 2: Cả hai bên đều phản đối quyết định của trọng tài. Trường
hợp này rất hiếm xảy ra bởi vì trọng tài là do chính các bên lựa chọn, tuy
chế của phán quyết bằng không vì rõ ràng phán quyết sẽ không được thực
hiện
Trường hợp 3: Chỉ có một bên không đồng ý với phán quyết của trọng tài. Bên không đồng ý này là bên thua trong phán quyết trọng tài. Khi đó,
bên thua mong muốn huỷ bỏ phán quyết và sẽ yêu cầu toà án huỷ phán
quyết trọng tài. Trong trường hợp này muốn phán quyết được thi hành thì toà
án nơi thi hành phải công nhận phán quyết để biến phán quyết thành một
quyết định có giá trị pháp lý như là bản án của toà án thì phán quyết sẽ có tính cưỡng chế cao hơn. Nếu tòa án không được phép làm như thế thì rất có
thể trọng tài đưa ra phán quyết nhưng phán quyết không được thi hành và không có một tổ chức nào có thể cưỡng chế việc thi hành phán quyết. Khi đó, bên thắng kiện không thể thi hành được phán quyết và cả hai bên chỉ tốn
kém về thời gian và tiền bạc để thu được một phán quyết không hề có giá trị
gì.
Trường hợp 4: Chúng ta cũng không thể loại trừ khả năng vì một lý do nào đó trọng tài đưa ra một phán quyết không hợp lý. Khi đó bên thua kiện
không có cách gì để có thể thay đổi hay huỷ bỏ phán quyết trọng tài. Kết quả
là quyền lợi của bên thua kiện sẽ bị xâm phạm cho dù cả hai bên đều biết
rằng phán quyết đó là không thoả đáng nhưng lại vẫn phải thi hành phán
quyết vì phán quyết trọng tài mang tính chung thẩm.
Tóm lại Nhà nước phải đóng vai trò nhất định trong quá trình trọng tài.
Để đảm bảo cho quá trình trọng tài hoạt động có hiệu quả, việc công nhận và
cho thi hành phán quyết trọng tài là việc cần thiết phải được qui định trong
các văn bản pháp luật và thực hiện một cách nghiêm túc trên thực tế.
Phán quyết trọng tài được chia làm hai loại: phán quyết trọng tài trong
nước và phán quyết trọng tài ở nước ngoài. Về nguyên tắc, các phán quyết
trọng tài trong nước không liên quan gì đến yếu tố nước ngoài (như tổ chức
xem xét của một quốc gia trong khuôn khổ các vấn đề nội bộ mà các vấn đề đó không thuộc phạm vi xem xét theo luật pháp quốc tế. Trong khi đó phán
quyết trọng tài nước ngoài lại liên quan đến nhiều hơn một nước, liên quan
đến quan hệ giữa các nước đó. Do đó, nếu như phán quyết trọng tài trong
nước chỉ chịu sự điều chỉnh bởi luật quốc gia thì phán quyết trọng tài nước
ngoài lại chịu sự điều chỉnh của không những luật quốc gia mà còn các điều
ước quốc tế, các tập quán, thông lệ quốc tế…Như vậy việc công nhận và thi
hành phán quyết trọng tài trong nước và nước ngoài cũng không giống nhau.