8. Đóng góp của luận văn
2.5.2. Bài học bài tập vật lý (xem phụ lục 3)
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Để thiết kế một tiến trình dạy học theo định hướng dạy học GQVĐ, ngoài việc xác định mục tiêu dạy học chúng ta cần phải chuyển nội dung dạy học thành những vấn đề nhận thức, các vấn đề đó phải vừa sức với học sinh, một yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của tiết học, đó là chúng ta phải xây dựng các tình huống có vấn đề và dẫn dắt học sinh vào các tình huống đó một cách hợp lý, học sinh tự lực giải quyết vấn đề thông qua các câu hỏi định hướng của giáo viên.
Một số tiến trình dạy học trong chương “Sóng cơ và sóng âm” trong chương 2 đã được thiết kế và xây dựng theo định hướng dạy học GQVĐ, với mục tiêu kế thừa và phát huy những ưu điểm của dạy học truyền thống kết hợp với những ưu việt của DHGQVĐ để phát huy tinh thần tự lực của học sinh trong quá trình học tập, rèn luyện cho học sinh tính chủ động, sáng tạo trong việc tiếp cận và giải quyết vấn đề học tập cũng như các vấn đề trong thực tiễn. Học sinh nhận thức được các vấn đề học tập thông qua các tình huống có thực trong thực tế hoặc các thí nghiệm... Quá trình giải quyết vấn đề
của học sinh được định hướng bằng những câu hỏi vừa sức, đảm bảo cho học sinh quá trình tư duy nhận thức tự lực.
Các giáo án chúng tôi đã soạn thảo:
- Sóng cơ và sự truyền sóng cơ (2 tiết) - Giao thoa sóng (xem phụ lục 2)
- Bài tập sóng cơ và sóng âm (xem phụ lục 3)
Các giáo án đã soạn thảo ở trên đều vận dụng dạy học GQVĐ ở mức độ 2.
Với các tiến trình dạy học chúng tôi đã xây dựng ở trên, khi vận dụng vào thực tiễn dạy học chắc chắn sẽ phát huy được tinh thần tự lực của học sinh trong quá trình học tập, chủ động trong quá trình nhận thức và kết quả là học sinh trở thành những con người năng động, sáng tạo, trong việc giải quyết các vấn đề thực tiễn cũng như các vấn đề mới trong học tập.
Chương 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM