Thực trạng dạy học chương “Sóng cơ và sóng âm”

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dạy học chương sống cơ và sóng âm vật lý 12 chương trình chuẩn theo tinh thần dạy học giải quyết vấn đề (Trang 60 - 62)

8. Đóng góp của luận văn

2.4.Thực trạng dạy học chương “Sóng cơ và sóng âm”

một số TTGDTX TP. Hồ Chí Minh

Qua tìm hiểu ở các TTGDTX trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, tôi nhận thấy:

- Về giảng dạy của giáo viên:

+ Phương pháp dạy học được sử dụng nhiều nhất vẫn là thuyết trình, diễn giảng kết hợp với đàm thoại và có thể làm thí nghiệm minh họa (nếu có). Theo kiểu dạy học này, trung tâm chú ý là nội dung các kiến thức cần dạy. GV trình bày theo thứ tự các nội dung kiến thức của SGK, một số GV cố

gắng đưa thêm các bài tập khó với mong muốn trang bị cho HS càng nhiều kiến thức càng tốt mà ít quan tâm đến việc hình thành cho HS phương pháp nhận thức khoa học vật lý.

+ Đã có nhiều GV tích cực cải tiến phương pháp dạy học nhằm kích thích sự hứng thú của HS. Tuy nhiên, sự hứng thú học tập của HS đang thể hiện ở vẻ bên ngoài mà chưa hứng thú, tích cực trong tư duy. Sở dĩ như vậy là do các phương pháp mà GV đưa ra vẫn chưa thực sự đổi mới, còn nặng về diễn giải, giải thích hơn là kích thích tìm tòi.

+ Với các bài học có thí nghiệm GV rất ít tiến hành thí nghiệm, hầu hết các thí nghiệm được mô tả như trong SGK và từ đó rút ra kết luận. Nếu có thí nghiệm thì chỉ đưa ra dưới dạng minh họa chứ không phải để xây dựng kiến thức mới.

- Về học tập của học sinh:

Hầu hết GV cho biết trong một tiết học chỉ có khoảng sáu đến tám HS tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài và thường tập trung ở số HS tương đối khá của lớp, số còn lại thường thụ động trong giờ học ít tham gia xây dựng kiến thức mới. Những câu hỏi mà GV đưa ra cũng chỉ là những câu hỏi mà HS tái hiện kiến thức đã có hoặc chỉ cần nhìn vào SGK là có thể trả lời được. Câu hỏi đặt ra chưa kích thích được sự hứng thú tìm tòi của HS, chưa theo hệ thống của việc hình thành phương pháp nhận thức khoa học vật lý.

- Về thiết bị dạy học:

Hiện nay hầu hết các trung tâm đã có phòng thí nghiệm, tuy nhiên các thiết bị thí nghiệm không được bảo quản chu đáo, ít được bổ sung thay thế. Các trung tâm không có phòng học bộ môn, do vậy việc triển khai thí nghiệm gặp nhiều khó khăn. Một số trung tâm thiết bị thí nghiệm tương đối đầy đủ nhưng cũng rất ít được sử dụng.

+ Việc dạy học theo phương pháp thuyết trình, diễn giảng đã thành thói quen của đa số GV và từ đó tạo ra tâm lý thụ động trong nhận thức của HS.

+ Bệnh thành tích ảo và áp lực thi cử còn nhiều nặng nề tạo ra tình trạng đối phó của GV và HS. GV chỉ lo nhồi nhét nhiều kiến thức cho HS mà ít quan tâm đến việc rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo cho HS.

+ Cơ sở vật chất, dụng cụ thí nghiệm của nhà trường còn nhiều thiếu thốn chưa đồng bộ, độ chính xác chưa cao dẫn đến việc triển khai các bài học có thí nghiệm đạt hiệu quả chưa cao. Không có phòng học bộ môn nên GV gặp quá nhiều khó khăn khi sử dụng thí nghiệm trong dạy học.

+ Năng lực chuyên môn cũng như nghiệp vụ sư phạm của một số GV chưa đạt yêu cầu, đặc biệt là việc sử dụng các phương tiện dạy học kể cả phương tiện truyền thống lẫn hiện đại còn hạn chế nên kết quả giờ dạy chưa cao.

+ Số HS trong một lớp đông (trên 45 HS) dẫn đến khó khăn trong việc triển khai các bài học có yêu cầu thí nghiệm. Khả năng tiếp thu của khá đông HS còn yếu, thường thụ động chờ đợi mà không tự mình tìm tòi nghiên cứu.

+ Đời sống GV còn gặp nhiều khó khăn nhiều GV chưa thực sự đầu tư về thời gian và công sức trong việc giảng dạy.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dạy học chương sống cơ và sóng âm vật lý 12 chương trình chuẩn theo tinh thần dạy học giải quyết vấn đề (Trang 60 - 62)