Vấn đề hóa nội dung dạy học của chương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dạy học chương sống cơ và sóng âm vật lý 12 chương trình chuẩn theo tinh thần dạy học giải quyết vấn đề (Trang 59 - 60)

8. Đóng góp của luận văn

2.3.3.2.Vấn đề hóa nội dung dạy học của chương

Trong dạy học giải quyết vấn đề nội dung dạy học của chương, của bài cần phải được sắp xếp thành một chuỗi các vấn đề nhận thức. Để làm được điều đó, giáo viên căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ và yêu cầu của chương trình và sách giáo khoa, tiến hành tổ chức sắp xếp lại nội dung dạy học thành từng vấn đề theo một logic nhất định, đảm bảo nội dung dạy học theo yêu cầu của chương trình vừa phát triển năng lực nhận thức, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Đó gọi là “vấn đề hóa nội dung dạy học”.

Nội dung của chương “Sóng cơ và sóng âm” cần tìm hiểu bao gồm các vấn đề chính sau:

Phát hiện ra sóng cơ và sóng âm đã thúc đẩy sự phát triển nền văn minh nhân loại như thế nào?

Sóng cơ và sóng âm có vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc sống hiện nay?

Nghiên cứu sóng cơ và sóng âm có ý nghĩa như thế nào trong thực tiễn? Để tìm hiểu các vấn đề trên các bài học trong chương được sắp xếp theo trình tự như sau:

Bài 7: Sóng cơ và sự truyền sóng cơ

- Sóng cơ là gì?

- Phân biệt được sóng dọc và sóng ngang như thế nào?

- Một sóng hình sin được đặc trưng bởi các đại lượng nào? Phương trình được viết như thế nào? Các đại lượng đặc trưng cho sóng hình sin có ý nghĩa gì?

Bài 8: Giao thoa sóng

- Hai sóng kết hợp là gì?

- Thế nào là hiện tượng giao thoa của hai sóng mặt nước? - Sự giao thoa của hai sóng cần những điều kiện gì?

- Vị trí của cực đại và cực tiểu giao thoa được viết như thế nào? Bài 9: Sóng dừng

- Sóng dừng là gì?

- Để có sóng dừng trên một sợi dây trong hai trường hợp: có hai đầu cố định, một đầu dây cố định còn đầu kia tự do cần điều kiện gì?

- Thế nào là nút sóng và bụng sóng?

- Công thức xác định vị trí các nút và bụng trên sợi dây trong hai trường hợp: có hai đầu cố định, một đầu dây cố định còn đầu kia tự do?

- Giải thích hiện tượng sóng dừng? Bài 10: Đặc trưng vật lý của âm

- Sóng âm là gì?

- Đặc điểm của âm nghe được (âm thanh), hạ âm, siêu âm?

- Tốc độ truyền âm trong các môi trường rắn, lỏng, khí như thế nào? - Những đặc trưng vật lý của âm là gì?

Bài 11: Đặc trưng sinh lý của âm

-Những đặc trưng sinh lý của âm là gì?

- Mối liên hệ giữa ba đặc trưng sinh lý của âm với ba đặc trưng vật lý của âm tương ứng?

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dạy học chương sống cơ và sóng âm vật lý 12 chương trình chuẩn theo tinh thần dạy học giải quyết vấn đề (Trang 59 - 60)