Tiến hành thắng lợi cách mạng tháng Tám

Một phần của tài liệu Sự lựa chọn con đường cứu nước và phát triển xã hội của lịch xử việt nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX trong xu thế thời (Trang 42 - 46)

Cách mạng Tháng Tám diễn ra nhanh chóng và giành thắng lợi trong 15 ngày nhng đó là kết quả của 15 năm đấu tranh cách mạng và trởng thành của Đảng.

Ngay khi ra đời Đảng đã nêu lên mục tiêu của cách mạng dân quyền là: “Độc lập dân tộc” và “Ngời cày có ruộng” (tức nhiệm vụ dân tộc và dân chủ), hai khẩu hiệu đó đã trở thành hai khẩu hiệu chiến lợc của cách mạng Việt Nam. T tởng của Đảng đã bắt nhịp đợc với quần chúng lao động, quần chúng đã tin tởng đi theo ngọn cờ của Đảng. Dới sự lãnh đạo của Đảng, lần đầu tiên công nông đã làm nên một phong trào cách mạng rộng lớn trong cả nớc: phong trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh. Lần đầu tiên giai cấp công nhân và nông dân đã bắt đầu phối hợp đấu tranh với nhau làm nên một khí thế xung thiên đánh đế quốc, phong kiến để tự giải phóng mình.

Từ trong phong trào, khối liên minh công - nông chặt chẽ do giai cấp công nhân lãnh đạo ra đời, là điều kiện cơ bản để bảo vệ vai trò lãnh đạo của Đảng và là cơ sở xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất và lực lợng vũ trang. Công - nông đã sáng tạo một phơng thức giành và bảo vệ chính quyền bằng bạo lực cách mạng, từ đó Đảng đã rút ra đợc những bài học kinh nghiệm trong nghệ thuật giành chính quyền cho Cách mạng Tháng Tám. Phong trào cách mạng 1930 - 1931 là cuộc diễn tập đầu

tiên của Đảng và quần chúng cách mạng, chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa Tháng Tám.

Sang phong trào dân chủ 1936 - 1939, một lần nữa Đảng ta đợc tôi luyện và tr- ởng thành hơn trong nghệ thuật chỉ đạo hai nhiệm vụ chiến lợc cách mạng. Căn cứ vào tình hình thế giới và trong nớc, chủ trơng của Quốc tế Cộng sản tại Đại hội VII, Đảng ta đề ra chủ trơng cách mạng mới, khẳng định nhiệm vụ chiến lợc của cách mạng dân tộc dân chủ Việt Nam không hề thay đổi, tạm gác khẩu hiệu “đánh đổ đế quốc Pháp, giành độc lập dân tộc” và “tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày nghèo”, nêu cao khẩu hiệu “đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hoà bình”, chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh; kẻ thù trớc mắt của nhân dân Đông Dơng là phản động thuộc địa và tay sai của chúng.

Chủ trơng chỉ đạo chiến lợc, sách lợc cách mạng của Đảng trong thời kỳ 1936 - 1939 thể hiện sự trởng thành của Đảng ta trong nghệ thuật chỉ đạo hai nhiệm vụ chiến lợc của cách mạng. Đánh đổ đế quốc và đánh đổ phong kiến là hai nhiệm vụ bất di bất dịch nhng tuỳ vào hoàn cảnh lịch sử mà có mức độ giải quyết khác nhau. Trong điều kiện lịch sử mới là chống chủ nghĩa phát xít - kẻ thù của nhân loại thì hai nhiệm vụ ấy chỉ thực hiện có mức độ là phù hợp.

Từ trong phong trào, Mặt trận dân tộc thống nhất đợc hình thành. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dơng (sau đó là Mặt trận dân chủ Đông Dơng) thu hút đợc đông đảo các giai cấp, các tầng lớp tham gia phong trào đấu tranh chung của dân tộc - đó là sự chuẩn bị ra đời cho lực lợng chính trị trong Cách mạng Tháng Tám.

Bài học mà Đảng đã rút ra từ phong trào 1936 - 1939 là: phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức, phơng pháp cách mạng có thể thực hiện đợc để giành cho đ- ợc mục tiêu cách mạng đã vạch ra. Phong trào cách mạng 1936 - 1939 trở thành cuộc diễn tập lần thứ hai cho thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám.

Qua hai lần diễn tập đấu tranh, cuối cùng cơ hội để giải phóng dân tộc Việt Nam đã xuất hiện từ 1939 - 1945. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, thế giới hình thành hai phe: phát xít, dân chủ. Ngày 22/9/1940, Nhật xâm chiếm Đông Dơng, thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng phát xít Nhật. Nhân dân Việt Nam phải chịu ba tầng áp bức: Nhật, Pháp và phong kiến. Mâu thuẫn xã hội vốn đã gay gắt, nay càng trở nên gay gắt hơn.

Trớc thực tế ấy Đảng ta đã lui vào hoạt động bí mật, chuyển trọng tâm công tác về nông thôn và quyết định chuyển hớng chỉ đạo chiến lợc. Nội dung chuyển h- ớng chỉ đạo chiến lợc của Đảng ta trong thời kỳ 1939 - 1945 đợc thể hiện qua ba Hội nghị Trung ơng VI (1939), VII (1940) và VIII (1941): đặt nhiệm vụ giải phóng dân

tộc lên trên hết và trớc hết. Cuộc cách mạng Đông Dơng hiện thời là cách mạng giải phóng dân tộc bởi nguyện vọng cấp bách của giai cấp công nhân, toàn thể nhân dân và của cả dân tộc chúng ta lúc này là đánh đuổi phát xít Nhật - Pháp, làm cho Đông Dơng hoàn toàn độc lập. Đối với nhân dân Đông Dơng lúc này, nhiệm vụ phản đế nặng nề và cấp bách hơn nhiệm vụ ruộng đất. Lúc này, quyền lợi dân tộc cao hơn hết thảy, quyền lợi của một bộ phận phải phục tùng quyền lợi của toàn thể dân tộc, quyền lợi của một giai cấp phải đứng sau quyền lợi của cả nhân dân “trong lúc này, quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc… Nếu không giải quyết đợc vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi đợc độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc thì chẳng những toàn thể quốc gia, dân tộc còn chịu mãi kiếp trâu ngựa, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại đợc” [2, TI - 53]. Từ đó Đảng ta tạm gác khẩu hiệu “cách mạng điền địa” để giơng cao ngọn cờ độc lập dân tộc.

Đảng ta còn chủ trơng giải quyết vấn đề dân tộc trong phạm vi mỗi nớc Đông Dơng, mỗi nớc cần phải có một Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi. Vấn đề chuẩn bị cho một cuộc khởi nghĩa vũ trang đợc Đảng coi trọng và xem là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân ta trong tình hình hiện tại. Thay khẩu hiệu “thành lập Chính phủ công - nông - binh” bằng khẩu hiệu “thành lập Chính phủ cộng hoà”.

Sự chuyển hớng nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới này thể hiện sự nhạy bén về chính trị của Đảng. Trớc đây chúng ta vẫn nói cuộc cách mạng Đông Dơng là cuộc cách mạng dân chủ t sản kiểu mới. Nay cách mạng Đông Dơng thực chất vẫn là cách mạng dân chủ t sản mà tính chất là phản đế và phản phong. Song nhiệm vụ cấp bách nhất hiện nay là nhiệm vụ giải phóng dân tộc, cho nên cuộc cách mạng ta phải tiến hành trớc mắt là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc - một bớc trong giai đoạn cách mạng dân chủ t sản. Nh vậy, không phải chúng ta thụt lùi, hữu khuynh mà là “b- ớc một bớc ngắn cần thiết để kéo các tầng lớp nhân dân khác bớc theo” [2, TI - 50].

Từ sự chuyển hớng chỉ đạo chiến lợc thời kỳ 1936 - 1939 đến sự chuyển hớng chiến lợc trong thời kỳ này, có thể nói Đảng ta đã làm đúng theo tinh thần của Lênin là mỗi nhiệm vụ cách mạng cụ thể phải đợc đặt đúng trong những điều kiện cách mạng cụ thể.

Chủ trơng chuyển hớng chiến lợc trên đã cho thấy sự nhạy bén chính trị và năng lực lãnh đạo cách mạng đầy sáng tạo của Đảng ta. Nó có ý nghĩa soi đờng về lý luận cho Đảng và nhân dân ta trong quá trình chuẩn bị lực lợng, tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. Có ý nghĩa tiên quyết đối với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám.

Thực hiện các chủ trơng trên, toàn Đảng, toàn dân đã chuẩn bị toàn diện cho việc giành chính quyền. Trên cơ sở của lực lợng chính trị và Mặt trận thống nhất giai đoạn 1939 - 1945, mở rộng hơn nữa Mặt trận dân tộc thống nhất, Mặt trận Việt Minh tập hợp tất cả các ngành, các giới, các giai cấp, các đảng phái chính trị, tôn giáo, các lực lợng yêu nớc tiến bộ; nghĩa là những ai tán thành giải phóng dân tộc đều có thể gia nhập. Quân đội chính quy đợc thành lập vào 22/12/1944. Căn cứ địa cách mạng đợc chú ý xây dựng. Đảng ta chủ trơng lấy nông thôn, rừng núi xây dựng căn cứ địa cách mạng rộng lớn, nhen nhóm xây dựng lực lợng. Các căn cứ địa Bắc Sơn - Vũ Nhai, Cao Bằng đợc phát triển mạnh, các chiến khu đợc thành lập, tiến tới thành lập khu giải phóng.

Trên mặt trận văn hoá t tởng, đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục để mọi chủ tr- ơng của Đảng thấm vào quần chúng, nâng cao trình độ giác ngộ cho nhân dân, để phát động phong trào quần chúng có hiệu quả… Có thể nói việc chuẩn bị mọi điều kiện cho cuộc khởi nghĩa vũ trang thắng lợi đợc thực hiện tích cực, khẩn trơng để tạo thời cơ, có tiềm lực đón thời cơ và chớp thời cơ khi nó xuất hiện để phát động toàn dân nổi dậy tự giải phóng mình.

Ngày 9/3/1945, khi Nhật đảo chính Pháp, thời cơ khởi nghĩa vũ trang xuất hiện, Ban Chấp hành Trung ơng đã họp Hội nghị và thông qua văn kiện lịch sử “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, phát động cao trào kháng Nhật cứu nớc trong toàn quốc và chủ trơng ở địa phơng nào có điều kiện thì tiến hành khởi nghĩa từng phần, tiến tới tổng khởi nghĩa dành chính quyền trong cả nớc.

Ngày 14/8/1945, trên chiến trờng chiến tranh thế giới một sự kiện lịch sử đã tác động lớn đến tình hình cách mạng Việt Nam, đó là phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện. Nh vậy, kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta đã ngã gục, tạo nên một “khoảng trống quyền lực” ở Việt Nam. Để chớp thời cơ ngàn năm có một ấy, Đảng đã kịp thời lãnh đạo nhân dân đứng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nớc. Sau 15 ngày (từ 14/8 đến 28/8) cuộc khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn.

Tổng khởi nghĩa Tháng Tám diễn ra nhanh chóng, ít đổ máu, trong đó bạo lực chính trị đã phát huy thế mạnh của mình. Đó là kết quả của mời lăm năm chuẩn bị liên tục, chu đáo qua ba phong trào, ba cuộc tập dợt tiêu biểu: 1930 - 1936, 1936 - 1939, 1939 - 1945. Thời kỳ sau phát huy thành quả của thời kỳ trớc, cứ thế lịch sử Việt Nam giành thắng lợi từng bớc rồi đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Ngày 2/9/1945, nớc Việt Nam Dân chủ cộng hoà ra đời, một kỷ nguyên mới của dân tộc đợc bắt đầu: kỷ nguyên nhân dân làm chủ vận mệnh dân tộc, kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội.

Cách mạng Tháng Tám thắng lợi ở Việt Nam đã khẳng định một chân lý: cách mạng ở thuộc địa có thể giành đợc chính quyền về tay công - nông trớc khi cách mạng chính quốc giành thắng lợi - điều mà Hồ Chí Minh luôn tin tởng “đem sức ta mà giải phóng dân ta”, và khẳng định hùng hồn tính đúng đắn của con đờng đã chọn, vừa đáp ứng đợc yêu cầu của lịch sử dân tộc, vừa hợp với xu thế của thời đại, mở đ- ờng cho lịch sử dân tộc phát triển cao hơn.

Một phần của tài liệu Sự lựa chọn con đường cứu nước và phát triển xã hội của lịch xử việt nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX trong xu thế thời (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w